Tình hình nuôi cá kèo thương phẩm ở Đồng Bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) (Trang 47 - 50)

Mô hình nuôi cá kèo được phát triển từ năm 2001–2002 ở khu vực ĐBSCL, diện tích nuôi cá kèo tăng liên tục khoảng 45% từ 352 ha năm 2006 lên 787 ha năm 2007, cá kèo được nuôi tập trung ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh trong đó Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi cá kèo nhiều nhất (Trương Hoàng Minh, 2009). Tình hình nuôi cá kèo thương phẩm ở Bạc Liêu từ năm 2009 đến năm 2013 được trình bày ở Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Tình hình nuôi cá kèo ở Bạc Liêu từ năm 2009 đến năm 2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Diện tích nuôi (ha) 242,3 381,5 289 294 463

Sản lượng (tấn) 1.665 2.571 2.718 1.345 2.592

Năng suất (tấn/ha) 5–10 5–10 5–10 8–10 10–15

30

Mật độ (con/m2) 50–100 50–110 80–120 80–120 80–100

Thời gian nuôi (tháng) 4–6 4–6 4–6 4–6 4–6

Kích cỡ cá thu hoạch (con/kg)

40–50 40–50 40–50 40–50 40–50 Giá cá thương phẩm

(nghìn đồng/kg)

60–65 50–55 50–60 70–80 50–55 Tổng thu (triệu đồng/ha) 330–400 320–370 300–350 300–350 700–750 Tổng chi (triệu đồng/ha) 180–220 170–200 150–200 150–200 600–650 Lợi nhuận (triệu

đồng/ha)

40–160 20–150 80–120 80–120 80–100 Nguồn: Báo cáo của Chi cục NTTS tỉnh Bạc Liêu (2014)

Theo số liệu thống kê của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc Liêu về tình hình nuôi cá kèo giai đoạn 2009 đến 2013 cho thấy diện tích nuôi cá kèo tăng giảm theo từng giai đoạn, diện tích thả nuôi năm 2010 là 381,5 ha tăng 57,4% so với năm 2009 là 242,3 ha (Chi cục nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, 2014). Giá cả thị trường không ổn định làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế của người nuôi nên diện tích nuôi cá kèo trong năm 2011 và 2012 thấp hơn so với năm 2010.

Tuy nhiên diện tích nuôi cá kèo tăng lên trong năm 2013, tăng 57,5% so với diện tích nuôi năm 2012. Diện tích nuôi cá kèo ở Bạc Liêu tập trung ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh như thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Đông Hải. Nguồn giống cá kèo nuôi hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Mật độ thả nuôi cá kèo thâm canh dao động từ 50–120 con/m2, thời gian nuôi từ 4–6 tháng, năng suất thu hoạch từ 5–10 tấn/ ha, cá biệt có hộ thu hoạch đạt năng suất hơn 20 tấn/ha, lãi từ 20–150 triệu đồng/ha.

Theo thông tin từ cán bộ thủy sản của Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Vĩnh Châu – Sóc Trăng vào những năm 2000, trên địa bàn mới có vài hộ nuôi cá kèo thì đến nay, diện tích thả nuôi cá kèo đã tăng và ổn định ở mức trên dưới 350 ha/năm và được rải đều tại các xã, phường. Trung bình mỗi công người dân thả nuôi từ 5 đến 6 kg giống (mỗi kg con giống có giá gần 7 triệu đồng) với gần 3.000 con. Sau 4 tháng nuôi, người nuôi có thể thu được trên 4 tấn cá thương phẩm/công. Do giá cá kèo thương phẩm luôn giữ ở mức trung bình từ 48.000- 60.000 đồng/kg, nên người nuôi luôn đảm bảo có lời. Trong năm 2012, nông dân trên địa bàn toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 160 ha và đại đa số hộ nuôi đều có lời từ mô hình nuôi cá kèo thâm canh.

Ngoài việc nuôi cá kèo thâm canh trong ao đất, cá kèo còn được nuôi trong ao lót bạt đây là mô hình nuôi được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh hỗ trợ cho nông dân ở Duyên Hải (Cổng thông tin điện tử Tỉnh Trà Vinh).

Nhìn chung, mô hình nuôi cá kèo khá đơn giản, ít rủi ro, lợi nhuận cao... Mùa vụ nuôi cá kèo được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12 (dl), nguồn giống phụ thuộc

31

hoàn toàn vào tự nhiên, mỗi vụ nuôi cá kèo trung bình 4 tháng, mực nước lúc thả giống trung bình 15–20 cm sau đó tăng dần ở các tháng nuôi tiếp theo, mật độ nuôi cá kèo phụ thuộc vào nguồn vốn của nông hộ (mật độ nuôi trung bình hiện nay khoảng 100 con/m2), cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (FCR trung bình từ 1,4–1,7). Theo kết quả khảo sát của Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương, (2011) cho thấy năng suất cá nuôi đạt bình quân 6,4 tấn/ha (mật độ cá nuôi 95,7 con/m2), chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi cá kèo chuyên canh với mật độ này lần lượt là 143,5 triệu và 211 triệu đồng/ha.

Mô hình nuôi cá kèo cũng có thể phát triển dưới dạng nuôi luân canh với tôm sú để mang lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế cũng như giảm thiểu rủi ro về môi trường, mùa vụ nuôi tôm sú kéo dài 4 tháng, độ mặn dao động từ 20-30‰. Mùa vụ nuôi cá kèo từ tháng 5 đến tháng 9, độ mặn giảm từ 10-5‰. Mật độ và năng suất nuôi đạt 12,8 con/m2 và 4,2 tấn/ha (tôm sú); và 102 con/m2 và 6,9 tấn/ha (cá kèo). FCR trung bình là 1,5 (tôm sú), và 1,4 (cá kèo). Tổng chi phí bình quân của vụ tôm sú là 197,8 tr.đ/ha và cá kèo là 235,8 tr.đ/ha. Trong đó, tỷ lệ chi phí thức ăn và con giống chiếm 80,7% và 3,5% (tôm sú); và 48% và 44,6% (cá kèo). Giá thành sản xuất là 47,7 ngàn đ/kg tôm sú và 33,5 ngàn đ./kg cá kèo. Giá bán bình quân là 118,8 ngàn đ./kg (tôm sú) và 59,9 ngàn đ/kg (cá kèo). Lợi nhuận bình quân đạt 305,8 tr.đ/ha đối với tôm sú và 196,4 tr/ha đối với cá kèo (Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thị Mỹ Xuyên, 2010). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., (2008) thì mật độ nuôi cá kèo luân canh với tôm sú trong ao đất ở mật độ từ 40-70 con/m² có thể được xem là tối ưu về năng suất và hiệu quả kinh tế, đặc biệt là vốn đầu thấp và ít rủi ro.

32

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)