4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo
4.2.1 Protein và năng lượng duy trì
4.2.1.1 Khối lượng cá tiêu hao sau quá trình bỏ đói
Khối lượng cá kèo của 4 nhóm kích cỡ khác nhau (nhóm 1: 3,63g/con; nhóm 2:
5,86g/con; nhóm 3: 14,2g/con; nhóm 4: 20g/con) ở thí nghiệm bỏ đói được thể hiện qua Bảng 4.6.
Bảng 4.6: Khối lượng của các nhóm kích cỡ cá kèo sau thời gian bỏ đói
Nhóm cá Wi (g) Wf (g) Wg (g) DWG
(g/ngày)
SR (%) 1 3,63 ± 0,14 3,21 ± 0,15 -0,42 ± 0,02 -0,02 ± 0,01 92,2±5,08 2 5,86 ± 0,06 4,42 ± 0,05 -1,44 ± 0,10 -0,05 ± 0,01 85,5±6,92 3 14,2 ± 0,06 12,7± 0,06 -1,55 ± 0,02 -0,06 ± 0,01 88,3±7,64 4 20,0 ± 0,15 17,4± 0,31 -2,60 ± 0,17 -0,09 ± 0,01 85,0±5,00
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 85,0–
92,2%; thấp nhất ở kích cỡ cá có khối lượng 20g/con (Nhóm 4) và cao nhất ở cá có kích cỡ 3,63g/con (Nhóm 1); cá càng lớn tỷ lệ sống của cá thấp. Điều này cho thấy sự thích nghi của cá trong điều kiện thí nghiệm đối với cá có kích cỡ nhỏ tốt hơn so với cá có kích cỡ lớn. Ngược lại với tỷ lệ sống, cá có kích cỡ càng lớn thì khối lượng giảm càng nhiều, khối lượng cá giảm dao động trong khoảng 0,42–
2,60g. Khối lượng của cá giảm trên ngày dao động trong khoảng 0,02–0,09 g/ngày; cá có khối lượng giảm cao nhất là 0,09g/ngày ở kích cỡ 20g/con và giảm thấp nhất (0,02g/ngày) ở kích cỡ cá 3,63g/con. Theo NRC (2011) động vật thủy sản thì luôn hoạt động và tốn năng lượng cho quá trình trao đổi chất như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết… kể cả khi cá có thức ăn hoặc khi không có thức ăn; khi không có thức ăn cá sẽ chuyển hóa lipid, protein tích lũy trong cơ thể nhằm cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng cá sẽ giảm dần theo thời gian bỏ đói. Ở một số loài cá khác khi bị bỏ đói thì khối lượng của cá cũng giảm nhanh theo kích cỡ, cá càng lớn
62
khối lượng cá giảm càng nhiều. Cá cam (Seriola lalandi) giảm 0,09–3,75 g/ngày tương ứng với khối lượng cá 39,8–60,1g/con sau 12 ngày cá bị bỏ đói (Mark et al.,2010). Cá vền (D. labrax) với các kích cỡ khối lượng khác nhau cũng cho kết quả cá lớn thì khối lượng giảm cao hơn cá nhỏ 0,09 đến 0,32 g cá/ ngày (Lupatsch et al., 2001).
4.2.1.2 Thành phần hóa học của cá kèo trước và sau bỏ đói
Thành phần hóa học của cá kèo ở 4 nhóm kích cỡ khác nhau (nhóm 1: 3,63g/con;
nhóm 2: 5,86g/con; nhóm 3: 14,2g/con; nhóm 4: 20g/con) sau 28 ngày thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.7.
Bảng 4.7: Thành phần hóa học của cá kèo sau 28 ngàybị bỏ đói Nhóm
cá
Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm (% khối lượng tươi)
Ẩm độ Protein Lipid Tro Năng lượng
(kJ/g) 1 81,4±0,11 12,7±0,14 3,41±0,12 2,28±0,05 4,04±0,32
82,6±0,3d 12,5±0,15a 1,42±0,19a 2,94±0,08a 3,26±0,18a 2 77,8±2,33 13,4±0,06 4,44±0,16 2,43±0,11 5,44±0,12 80,5±0,32c 13,6±0,61b 3,38±0,12b 2,91±0,10a 4,07±0,46b 3 76,6±0,41 13,6±0,50 5,29±0,33 2,49±0,24 6,08±0,13 77,2±0,06b 13,7±0,44b 5,10±0,22c 2,79±0,09a 5,48±0,64c 4 74,2±0,16 13,9±0,25 6,69±0,16 2,59±0,34 7,06±0,05 76,2±0,04a 14,1±0,11b 5,33±0,25c 2,88±0,13a 6,72±0,26d
Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa (p>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Qua kết quả phân tích thành phần hóa học của cá ở 4 nhóm kích cỡ khác nhau trong Bảng 4.8 cho thấy ẩm độ của các nhóm cá sau khi bỏ đói đều tăng lên. Tuy nhiên, hàm lượng lipid và năng lượng của cá giảm đáng kể sau quá trình bỏ đóivà khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm cá (P<0,05), lipid của cá sau thí nghiệm ở các nhóm 1, 2, 3 và 4giảm lần lượt 57,8; 23,9; 3,59 và 20,3% so với cá ban đầu bố trí. Tương tự, năng lượng của cá sau thí nghiệm giảm so với cá ban đầu lần lượt là 19,3; 25,2; 9,87 và 4,82% tương ứng với cá ở nhóm 1, 2, 3 và 4.
Phần trăm protein và tro trong cơ thể cá sau bỏ đói tăng nhẹ so với cá ban đầu (trừ protein của cá ở nhóm 1).Điều này thể hiện quy luật cân bằng giữa các thành phần hóa học trong cơ thể, tuy nhiên các thành phần này trong cơ thể cá sẽ giảm cùng với việc khối lượng cá bị tiêu hao trong quá trình cá bị bỏ đói.Hàm lượng protein của các ở các nhóm 2, 3, 4 khác biệt không có ý thống kê (P>0,05)tuy nhiên so với cá ở nhóm 1 thì chúng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hàm lượng tro thể hiện sự ổn định hơn các thành phần hoá học khác trong cơ thể cá, tro ở các nhóm cá khác nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), Nghiên cứu của Hunget al. (1997) về ảnh hưởng của việc bỏ đói lên thành phần hóa học của cá tầm (Acipenser transmontanus) có khối lượng 30g/con. Kết quả nghiên cứu cho thấy ẩm độ trong cơ thể cá tầm tăng theo thời gian bỏ đói (từ
63
79,4 đến 83,8%) ngược lại hàm lượng lipid giảm mạnh (từ 3,2% còn 1,8%), hàm lượng protein giảm không đáng kể sau 28 ngày cá bị bỏ đói. Điều này cũng khẳng định được khi cá không được cung cấp thức ăn thì lipid trong cơ thể được xem là nguồn cung cấp năng lượng chính phục vụ cho hoạt động trao đổi chất cơ sở của cá. Tuy nhiên, khi thời gian bỏ đói kéo dài hơn thì hàm lượng protein trong cơ thể vẫn phải chuyển hóa thành năng lượng để duy trì sự sống của loài.
Cụ thể, ở cá hồi (Oncorhynchus mykiss) có khối lượng 2,1g/con trong nghiên cứu của Reinitz (1983) thì hàm lượng lipid và protein trong cơ thể giảm lần lượt là 93% và 60% sau 12 tuần cá không được cho ăn. Nghiên cứu của Salam et al.
(2000) trên cá catla catla cho thấy rằng hàm lượng nước tăng nhanh, hàm lượng lipid và protein thì giảm sau khi cá bị bỏ đói 45 ngày.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc cá bị bỏ đói sẽ ảnh hưởng đến thành phần hóa học trong cơ thể, tiêu hao protein hay lipid trong quá trình trao đổi chất khi bị bỏ đói tùy thuộc vào loài. Dựa trên sự tổng hợp tài liệu của Salam et al.
(2000) cho thấy một số loài cá sử dụng protein trong cơ thể như là nguyên liệu chính cung cấp năng lượng trong quá trình bỏ đói như cá chình Anguilla anguilla (Larsson and Lewander, 1973), cá Diếc Carassius aurantus (Storer, 1967), cá Pleuronectes platessa (Renaud and Moon, 1980) và một số loài cá sử dụng lipid như cá Esox lucius (Salam, 1983), cá Rutilus rutilus (Mendez and Wieser, 1993).
4.2.1.3 Protein của tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói
Protein của cá ở 4 nhóm kích cỡ tiêu hao sau quá trình bỏ đói được thể hiện ở Hình 4.4.
Hình 4.4: Mối quan hệ giữa protein tiêu hao (g/cá) và khối lượng cá (g) Mối quan hệ giữa protein tiêu hao và khối lượng cơ thể được thể hiện dưới dạng phương trình y = a*BW (kg)b (Lupatsch and Kissil, 2005). Đối với cá kèo thì
y = 0,0259x0,8308 R² = 0,7727
000 000 000 000 000 000 000 000 000
0 5 10 15 20 25
Protein tiêuhao (g/cá)
Khối lượng cá (g)
64
mối quan hệ này được thể hiện thông qua phương trình sau:Y= 0,03 X 0,83 (R2= 0,77) (Phương trình 7).
Trong đó: Y = Protein tiêu hao (g/cá); X= khối lượng cá (g)
Theo kết quả thí nghiệm thì mối quan hệ giữa protein tiêu hao và khối lượng cá cho thấy cá kèo có số mũ trao đổi chất là 0,83. Số mũ này tương tự như ở một số loài cá khác như cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là 0,83; cá rô phi (O.
niloticus) là 0,85 (Trung et al., 2011). Tuy nhiên, số mũ trao đổi protein của 3 loài cá này cao hơn so với các loài ăn động vật như cá vền Dicentrarchus labrax là 0,70; cá chẽm Châu Âu là 0,70; cá mú Epinephelus aeneus là 0,70 (Lupatsch, 2003; Lupatsch et al., 2001; Lupatsch et al., 2003) và cá chẽm Châu Á là 0,70 (Glencross, 2008). Sự khác biệt này có thể do đặc tính ăn của loài; cá vền, cá chẽm, cá mú là các loài cá ăn thiên về động vật còn cá tra, cá kèo, cá rô phi là những loài cá ăn tạp (Glencross et al., 2010; Trung et al., 2011).
Protein của cá tiêu hao cho quá trình duy trì, tiêu hao từ lớp da, từ ruột, từ oxy hóa và sự chuyển hóa acid amin từ nguồn protein. Tuy nhiên giữa các loài cá khác nhau thì việc tiêu hao protein phục vụ cho duy trì cũng khác nhau (Lupatsch, 2003). Lượng protein tiêu hao đi ở cá kèo được ước lượng là 0,03 g protein/khối lượng cá (g)0,83 (Phương trình 7). Hàm lượng protein của cá kèo tiêu hao đi thấp hơn so với cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong nghiên cứu của Glencross et al. (2010) (0,06g protein/khối lượng cá (g)0,83). Đối với cá rô phi (O. niloticus) sau quá trình bỏ đói thì hàm lượng protein tiêu hao 0,06 g protein/khối lượng cá (g)0,85 (Trung et al., 2011). Một số loài cá ăn động vật như cá hồi Oncorhynchus mykiss, thì hàm lượng protein tiêu hao trong quá trình bỏ đói là 0,53 g protein/khối lượng cá (kg)0,739/ngày (Beck, 1987).Ở cá tráp (Sparus aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú chấm đen (Epinephelus aeneus) lượng protein tiêu hao lần lượt là 0,40g/khối lượng cá (kg)0,70/ngày; 0,39 g/khối lượng cá (kg)0,69/ngày và 0,34 g/khối lượng cá (kg)0,70/ngày (Lupatsch et al., 2003).
65
4.2.1.4 Năng lượng tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói
Tương tự như protein tiêu hao thì việc xác định năng lượng tiêu hao đi của cá kèo ở 4 nhóm kích cỡ sau 28 ngày bị bỏ đói được trình bày ở Hình 4.5.
Hình 4.5: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hao (KJ/cá) và khối lượng cá (g) Qua hình 4.6 cho ta thấy giữa năng lượng tiêu hao và khối lượng cá kèo được thể hiện bằng phương trình số mũ như sau: Y= 0,02 X 0,81 (R2= 0,73) (Phương trình 8) với Y = Năng lượng tiêu hao (kJ/cá); X: khối lượng cá (g)
Theo phương trình (8) thì cá kèo có năng lượng tiêu hao là 0,02 kJ/khối lượng cá (g)0,81 và số mũ năng lượng trao đổi chất của cơ thể được xác định là 0,81.
Khi so sánh tương tự như hàm lượng protein tiêu hao thì năng lượng của cá kèo tiêu hao đi trong nghiên cứu thấp hơn so với một số loài cá khác. Chẳng hạn như ở cá tra (Pangasianodon hypopthalamus) năng lượng bị tiêu hao khi bị bỏ đói là 0,03 kJ/khối lượng cá (kg)0,84 (Glencross et al.,2010). Sau quá trình bị bỏ đói thì năng lượng của cá rô phi (O. niloticus) bị tiêu hao là 3,15 kJ/khối lượng cá (g)0,85 (Trung et al., 2011). Đối với cá tráp (Sparus aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú trắng (Epinephelus aeneus) thì năng lượng của cá tiêu hao sau khi bị bỏ đói lần lượt là 41,5 kJ/khối lượng cá (kg)0,82/ngày, 35,3 kJ/khối lượng cá (kg)0,80/ngày và 24,5 kJ/ khối lượng cá (kg)0,79/ngày (Lupatsch et al., 2003).
Số mũ năng lượng trao đổi chất của cá kèo trong thí nghiệm là 0,81. Kết quả số mũ này có giá trị tương đương với một số loài cá ở một số kết quả khác như nghiên cứu của Glencross et al. (2010) trên cá tra (Pangasius hypopthalamus) là 0,84; Trung et al. (2011) trên cá rô phi (O. niloticus) là 0,85; Mark et al. (2010) trên cá cam (Seriola lalandi) là 0,86; Lupatsch et al. (2003) trên cá tráp (Sparus aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú (Epinephelus aeneus) lần lượt
y = 0,0214x0,8085 R² = 0,729
000 000 000 000 000 000 000 000
0 5 10 15 20 25
Nănglượng tiêu hao (kJ/cá)
66
là 0,82, 0,80, 0,79; Cho and Kaushik (1990) trên cá hồi là 0,83. Số mũ trao đổi chất của hầu hết các loài cá trung bình là 0,8 (NRC, 2011).