Kết quả thí nghiệm thiết bị thoát cá con kiểu khung sắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản (Trang 61 - 66)

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1. Thiết bị thoát cá con

1.2. Kết quả thí nghiệm thiết bị thoát cá con

1.2.4. Kết quả thí nghiệm thiết bị thoát cá con kiểu khung sắt

Đề tài đã thí nghiệm được 136 mẻ lưới có sử dụng thiết bị thoát cá con kiểu khung sắt; trong đó có 2 mẻ lưới thiết bị D20 và 4 mẻ lưới thiết bị D30 bị hỏng. Số lượng mẻ lưới đã thí nghiệm với thiết bị khung sắt, có tính đến thời điểm ban ngày và ban đêm như

bảng 25.

Bảng 25: Số lợng mẻ lới thí nghiệm theo ban ngày và ban đêm của các thiết bị Số mẻ l−ới

Thiết bị Ban ngày Ban đêm Bị hỏng Tổng cộng

D12 17 7 0 24

D20 39 7 2 48

D25 22 7 0 29

D30 25 6 4 35

1.2.4.1. Khả năng thoát theo sản lợng qua các thiết bị khung sắt

Để có cơ sở so sánh và đánh giá tính chọn lọc của thiết bị thoát cá con kiểu khung sắt, đề tài đã tổng hợp đ−ợc sản l−ợng khai thác theo các nhóm đối t−ợng trong các mẻ l−ới thí nghiệm của các thiết bị khung sắt theo bảng 7 của Phụ lục IV. Từ các kết quả này

đã tính toán tỷ lệ thoát của các nhóm đối t−ợng khai thác chính theo sản l−ợng. Kết quả

tính toán đ−ợc thể hiện trong bảng 26.

Bảng 26: Tỷ lệ thoát theo sản lợng của các đối tợng khai thác qua thiết bị khung sắt

Đối t−ợng

Thiết bị Tôm Chân đầu Cua-ghẹ

D12 63,91 34,06 24,72 7,24

D20 86,28 47,64 61,15 16,57

D25 68,78 36,79 63,92 21,42

D30 66,84 30,74 57,73 14,87

Từ bảng 26 cho thấy:

- Cá là đối t−ợng có khả năng thoát qua thiết bị khung sắt cao hơn các loài hải sản khác với cùng kích thước khe thoát của thiết bị. Tỷ lệ thoát của cá tính theo sản lượng đạt từ 63,91 - 86,28% sản l−ợng cá trong các mẻ l−ới thí nghiệm. Thiết bị D20 là thiết bị cho tỷ lệ thoát cá cao nhất (86,28) và ít nhất ở thiết bị D12.

- Tỷ lệ thoát của tôm qua các thiết bị khung sắt chiếm từ 30,74 – 47,64%, động vật chân đầu thoát từ 24,72 – 63,92%, nhóm cua - ghẹ đã thoát đ−ợc từ 7,24 – 21,42% sản lượng của các đối tượng kể trên trong các mẻ lưới thí nghiệm.

Đề tài đã tiến hành thí nghiệm các thiết bị khung sắt (D) vào cả ban ngày và ban

đêm để đánh giá khả năng thoát của loài hải sản theo thời gian thí nghiệm. Kết qủa thí nghiệm đ−ợc thể hiện trong bảng 8 và 9 của Phụ lục IV. Đề tài tổng hợp đ−ợc tỷ lệ thoát của các đối t−ợng đánh bắt theo ban ngày và ban đêm nh− bảng 27.

Bảng 27: Tỷ lệ thoát theo sản lợng qua thiết bị khung sắt của ban ngày và ban đêm

Tôm Chân đầu Cua - ghẹ

Đối t−ợng

Thiết bị Ngày Đêm Ngày Đêm Ngày Đêm Ngày Đêm

D12 66,93 56,49 9,33 47,20 24,58 25,26 6,72 13,05 D20 78,01 87,32 41,38 56,59 61,74 55,63 15,98 26,95 D25 72,48 55,09 36,18 37,25 69,05 28,13 22,53 3,54 D30 68,58 58,10 22,24 36,77 60,32 40,29 15,22 9,99 Nhìn chung, theo kết quả thống kê ở bảng 27, khả năng thoát của cá, của động vật chân đầu tính theo sản lượng khi hoạt động ban ngày thường cao hơn ban đêm , riêng tôm khả năng thoát theo sản l−ợng qua các thiết bị khung sắt khi hoạt động ban đêm lại thường lớn hơn ban ngày. Đối với cua - ghẹ khả năng thoát theo sản lượng giữa hoạt động giữa ban ngày và ban đêm không theo quy luật đối với kích thươc khe hở của thiết bị.

1.2.4.2. Khả năng thoát theo số lợng cá thể qua thiết bị khung sắt

Số l−ợng cá thể theo một số đối t−ợng đánh bắt chính tại đụt trong và đụt ngoài

đ−ợc thể hiện trong bảng 10 của Phụ lục IV. Từ các kết quả này đã tính đ−ợc tỷ lệ thoát theo số l−ợng cá thể của các nhóm đối t−ợng khai thác. Kết quả tính toán đ−ợc thể hiện trong bảng 28.

Bảng 28: Tỷ lệ thoát theo cá thể của các đối tợng khai thác qua thiết bị khung sắt

Đối t−ợng

Thiết bị Tôm Chân đầu Cua-ghẹ

D12 86,61 55,70 53,72 9,20

D20 95,78 57,19 84,65 21,42

D25 79,51 47,07 87,63 21,97

D30 85,90 26,44 71,56 15,04

Cá là đối t−ợng có khả năng thoát qua thiết bị khung sắt cao hơn các loài hải sản khác với cùng kích thước khe thoát của thiết bị. Tỷ lệ thoát của cá tính theo sản lượng đạt từ 79,51- 95,78% sản l−ợng cá trong các mẻ l−ới thí nghiệm. Thiết bị D20 là thiết bị cho cá thoát với tỷ lệ cao (95,78%) và ít nhất ở thiết bị D25. Tỷ lệ thoát của tôm qua các thiết bị khung sắt chiếm từ 26,44 - 57,19%, động vật chân đầu thoát từ 53,72 - 87,63%, nhóm cua - ghẹ đã thoát đ−ợc từ 9,20 - 21,97% sản l−ợng của các đối t−ợng kể trên trong các mẻ l−ới thí nghiệm.

Đề tài đã tiến hành thí nghiệm các thiết bị khung sắt (D) vào cả ban ngày và ban

đêm để đánh giá khả năng thoát của loài hải sản theo thời gian thí nghiệm. Kết qủa thí nghiệm đ−ợc thể hiện trong bảng 11 và 12 của Phụ lục IV. Từ kết quả thí nghiệm, đề tài tổng hợp đ−ợc tỷ lệ thoát của các đối t−ợng đánh bắt theo ban ngày và ban đêm nh−

bảng 29.

Bảng 29: Tỷ lệ thoát theo cá thể qua thiết bị khung sắt của ban ngày và ban đêm

Tôm Chân đầu Cua - ghẹ

Đối t−ợng

Thiết bị Ngày Đêm Ngày Đêm Ngày Đêm Ngày Đêm

D12 92,32 64,91 20,54 63,14 58,68 42,47 9,29 8,16 D20 96,10 93,36 51,86 60,99 86,40 67,63 20,71 29,73 D25 87,65 56,52 36,12 51,09 93,95 28,42 23,31 1,95 D30 87,60 73,09 6,14 42,85 75,53 58,53 15,42 10,53 Nhìn chung, khả năng thoát của cá, của động vật chân đầu tính theo số l−ợng cá thể khi hoạt động ban ngày thường cao hơn ban đêm , riêng tôm khả năng thoát theo sản lượng qua các thiết bị khung sắt khi hoạt động ban đêm lại thường lớn hơn ban ngày. Đối với cua - ghẹ khả năng thoát theo sản l−ợng giữa hoạt động giữa ban ngày và ban đêm không theo quy luật đối với kích thươc khe hở của thiết bị.

1.2.4.3. Khả năng thoát của các đối tợng khai thác qua thiết bị khung sắt

Để đánh giá tính chọn lọc của thiết bị khung sắt đ−ợc đầy đủ hơn, cần phải dựa vào các yếu tố liên quan đến sinh học của đối t−ợng khai thác để so sánh và đánh giá. Đề tài

đã dựa vào chiều dài của cá và kích thước cho phép khai thác của các đối tượng chính để so sánh đánh giá và lựa chọn thiết bị phù hợp.

a. Khả năng thoát của mực ống qua các thiết bị khung săt

Mực ống (Loligo spp) là đối tượng có tần suất bắt gặp nhiều trong các mẻ lưới thí nghiệm. Số l−ợng cá thể theo chiều dài của mực ống đánh bắt đ−ợc tại đụt trong và đụt ngoài đ−ợc tổng hợp trong bảng 1 của Phụ lục V. Từ bảng này, tính đ−ợc khả năng thoát của mực ống theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt theo bảng 30.

Bảng 30: Tỷ lệ thoát của mực ống theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt Nhóm c. dài (cm)

Thiết bị 1 - 5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 Tổng

Số cá thể (con) 3.558 937 126 140 4.761

D12 Tỷ lệ thoát (%) 86,76 36,71 0,79 0,00 72,09

Số cá thể (con) 12.324 821 101 6 13.252

D20 Tỷ lệ thoát (%) 97,30 88,06 83,17 50,00 96,60

Số cá thể (con) 6.778 1.078 138 2 7.996

D25 Tỷ lệ thoát (%) 86,12 88,68 65,94 100,00 86,12

Số cá thể (con) 5.407 659 54 3 6.123

D30 Tỷ lệ thoát (%) 80,65 57,97 79,63 100,00 78,21

Kết quả cho thấy mực ống có kích th−ớc chiều dài từ 1 - 5 cm thoát qua các thiết bị khung sắt từ 80,65 - 97,30% tổng số mực ống ở nhóm chiều dài này bị đánh bắt, đối với nhóm chiều dài từ 6 - 10 cm mực ống thoát qua các thiết bị khung sắt từ 36,71 - 88,68%.

Nh− vậy, mực ống có kích nhỏ thoát khá tốt qua các thiết bị khung sắt.

Dựa vào Thông t− số 01/2000/TT-BTS ngày 28/02/2000 của Bộ Thuỷ sản quy định kích thước cho phép khai thác của mực ống beka (Loligo beka) là 6 cm để đánh giá khả

năng làm việc của các thiết bị. Đề tài chọn chiều dài cho phép khai thác của mực ống

beka làm cơ sở cho các đánh giá là vì có khá nhiều loài mực ống cùng sống chung trong một vùng biển, kích th−ớc cho phép khai thác của các loài khác nhau là khác nhau, chúng ta không thể tách rời từng loài, để có kích thước thiết bị phù hợp cho mỗi loài

được. Do đó đề tài đã dựa vào kích thước cho phép khai thác của loài mực có kích thước nhỏ nhất để đánh giá và lựa chọn thiết bị phù hợp. Vì thế, có thể nói sử dụng thiết bị khung sắt D20 vừa đảm bảo tính chọn lọc đối với mực ống, vì thiết bị này đã cho mực ống có chiều dài nhỏ hơn 5cm thoát đến 97,30% số cá thể mực ống ở nhóm kích thước này bị đánh bắt trong các mẻ lưới, tức là nhóm mực ống có kích thước nhỏ hơn 6 cm như

quy định đã thoát ra khỏi lưới qua các thiết bị khá tốt.

b. Khả năng thoát của mực nang qua các thiết bị khung săt

Số l−ợng cá thể của mực nang (Sepia spp) theo chiều dài trong các mẻ l−ới thí nghiệm thiết bị khung sắt đ−ợc thể hiện trong bảng 2 của Phụ luc V. Từ bảng này, tính

đ−ợc khả năng thoát của mực nang theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt theo bảng 31.

Bảng 31: Tỷ lệ thoát của mực nang theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt Nhóm c. dài (cm)

Thiết bị 1 - 5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 Tổng

Số cá thể (con) 1.366 265 15 10 1.656

D12 Tỷ lệ thoát (%) 26,43 12,83 0,00 0,00 23,85

Số cá thể (con) 2.962 543 41 1 3.547

D20 Tỷ lệ thoát (%) 76,20 28,36 0,00 0,00 67,97

Số cá thể (con) 1.296 252 26 1 1.575

D25 Tỷ lệ thoát (%) 63,35 38,10 0,00 0,00 58,22

Số cá thể (con) 1.768 259 26 1 2.054

D30 Tỷ lệ thoát (%) 47,51 58,30 11,54 0,00 48,39

Nh− vây, mực nang thoát qua các thiết bị khung sắt từ 23,85 - 67,97% tổng số cá

thể mực nang có trong các mẻ l−ới. Riêng nhóm chiều dài từ 1 - 5 cm, thoát qua thiết bị khung sắt đạt từ 26,43 - 76,20% tổng số mực nang ở nhóm kích thước này trong các mẻ l−ới thí nghiệm. Nhóm chiều dài từ 6 - 10 cm thoát qua các thiết bị khung sắt từ 12,83 - 58,30% tổng số mực nang khai thác đ−ợc ở nhóm chiều dài này. Mực nang có chiều dài lớn hơn 10 cm gần nh− không có khả năng thoát qua các thiết bị khung sắt.

Theo quy định về kích thước cho phép khai thác của mực nang (Sepia pharaonis) là 10 cm. Có thể kết luận D20 là thiết bị có tính chọn lọc tốt, thiết bị này cho mực nang có kích thước từ 1 - 5cm thoát đến 76,20% số cá thể mực nang ở nhóm kích thước này bị

đánh bắt trong các mẻ lưới, đồng thời thiết bị D20 còn có tính kinh tế đối với mực nang vì nó không cho mực nang ở nhóm kích th−ớc cho phép khai thác (10 cm) thoát ra ngoài

đụt lưới

c. Khả năng thoát của cá đù qua các thiết bị khung săt

Cá đù khai thác đ−ợc tập trung chủ yếu ở nhóm chiều dài 1 - 5 cm, chiếm đến 99,26% tổng số cá đù khai thác đ−ợc khi thí nghiệm thiết bị khung sắt. Số l−ợng cá thể của cá đù (Pennahia spp) theo từng nhóm chiều dài trong các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị khung sắt đ−ợc thể hiện trong bảng 3 của Phụ luc V. Từ bảng này, tính đ−ợc khả năng thoát của cá đù theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt theo bảng 32.

Bảng 32: Tỷ lệ thoát của cá đù theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt Nhóm c. dài (cm)

Thiết bị 1 - 5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 Tổng

Số cá thể (con) 41.245 225 22 1 41.493 D12 Tỷ lệ thoát (%) 72,33 69,78 0,00 0,00 72,28 Số cá thể (con) 191.025 946 128 0 192.099 D20 Tỷ lệ thoát (%) 94,97 84,25 75,78 0,00 94,90 Số cá thể (con) 59.779 212 98 3 60.092 D25 Tỷ lệ thoát (%) 53,24 65,57 93,88 100,00 53,35 Số cá thể (con) 20.046 585 101 3 20.735 D30 Tỷ lệ thoát (%) 81,20 43,76 88,12 66,67 80,18

Tỷ lệ thoát của cá đù qua các thiết bị khung sắt từ 53,35 - 94,90% tổng số cá đù bắt gặp trong các mẻ l−ới thí nghiệm. Riêng nhóm có chiều dài từ 1 - 5 cm thoát qua các thiết bị 53,24 đến 94,97% tổng số cá đù ở nhóm kích thước này có trong các mẻ lưới thí nghiệm. Nhóm cá đù có chiều dài từ 6 - 10 cm thoát qua thiết bị D20 là 84,25%, còn thoát qua thiết bị khác từ 43,76% đến 69,78% tổng số cá đù ở nhóm kích thước này có trong các mẻ l−ới thí nghiệm. Các nhóm kích khác xem bảng32.

Xét về góc độ bảo vệ nguồn thì D20 là thiết bị có tính chọn lọc tốt đối với nhóm cá

đù, thiết bị này cho cá đù có kích thước từ 1 - 5 cm thoát đến 94,97% và từ 6 - 10 cm thoát đến 84,25%, tức là chỉ giữ lại từ 5,03 -15,75% số lượng cá đù nhỏ trong đụt lưới.

d. Khả năng thoát của cá mối qua các thiết bị khung sắt

Dựa vào kết quả thí nghiệm các thiết bị khung sắt đã tổng hợp đ−ợc số l−ợng cá thể theo chiều dài của cá mối (Saurida spp) tại đụt trong và đụt ngoài nh− bảng 4 của Phụ lục V. Từ đó tính toán đ−ợc khả năng thoát của cá mối theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt (D) theo bảng 33.

Bảng 33: Tỷ lệ thoát của cá mối theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt Nhóm c. dài (cm)

Thiết bị 1 - 5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 Tổng

Số cá thể (con) 0 7 13 1 21

D12 Tỷ lệ thoát (%) 0,00 57,14 18,18 0,00 28,57 Số cá thể (con) 35 227 88 19 369 D20 Tỷ lệ thoát (%) 97,14 81,94 70,45 84,21 80,76

Số cá thể (con) 8 70 8 4 90

D25 Tỷ lệ thoát (%) 75,00 78,57 100,00 50,00 78,89 Số cá thể (con) 43 171 24 4 242 D30 Tỷ lệ thoát (%) 93,02 74,85 66,67 50,00 76,86

Cá mối thoát ra qua các thiết bị khung sắt có tỷ lệ từ 28,57 - 80,76% tổng số l−ợng cá mối bắt gặp. Nếu xét theo từng nhóm chiều dài thấy rằng nhóm chiều dài từ 1 - 5 cm có 97,14% tổng số cá mối ở nhóm kích th−ớc này có trong các mẻ l−ới thí nghiệm thoát qua thiết bị D20, với một số thiết bị khác cũng cho nhóm cá mối có kích này thoát khá

tốt. Nhóm cá mối có chiều dài từ 6 - 10 cm thoát qua thiết bị từ 57,14 - 81,94% tổng số cá mối ở nhóm kích th−ớc này có trong các mẻ l−ới thí nghiệm thoát qua các thiết bị khung sắt. Tuy nhiên với các thiết bị khung sắt đã cho nhóm cá mối có kích thước lớn, chiều dài cá thể từ 16 - 20 cm thoát với tỷ lệ tương đối lớn.

Nh− vậy, có thể kết luận thiết bị D20 là thiết bị có tính chọn lọc tốt, thiết bị này đã

cho cá mối có kích thước từ 1 - 5 cm thoát ra ngoài đến 97,14%, cá mối có kích thước từ 6 - 10 cm thoát ra ngoài đến 81,94%, nghĩa là cá mối có kích thước nhỏ chỉ bị đánh bắt từ 2,86% đến 18,06%.

e. Khả năng thoát của cá chỉ vàng qua các thiết bị khung sắt

Hầu hết cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis) khai thác đ−ợc khi thí nghiệm thiết bị khung sắt tập trung ở nhóm chiều dài 1 -5 cm, nhóm chiều dài này chiếm 95,66% tổng số cá chỉ vàng khai thác đ−ợc. Số l−ợng cá thể của cá chỉ vàng theo chiều dài đánh bắt đ−ợc trong các mẻ l−ới thí nghiệm các thiết bị khung sắt đ−ợc thể hiện ở bảng 5 của Phụ luc V.

Từ đó tính toán đ−ợc khả năng thoát của cá chỉ vàng theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt (D) theo bảng 34.

Bảng 34: Tỷ lệ thoát của cá chỉ vàng theo nhóm chiều dài qua các thiết bị khung sắt Nhóm c. dài (cm)

Thiết bị 1 - 5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 Tổng

Số cá thể (con) 1.133 44 0 0 1.177 D12 Tỷ lệ thoát (%) 64,43 50,00 0,00 0,00 63,89 Số cá thể (con) 1.780 339 8 0 2.127 D20 Tỷ lệ thoát (%) 94,16 82,00 75,00 0,00 92,15 Số cá thể (con) 7.766 100 0 0 7.866 D25 Tỷ lệ thoát (%) 92,16 94,00 0,00 0,00 92,18 Số cá thể (con) 3.042 125 6 0 3.173 D30 Tỷ lệ thoát (%) 83,10 47,20 0,00 0,00 81,53

Khả năng thoát của cá chỉ vàng qua thiết bị khung sắt cũng khá cao, đạt từ 63,89 - 92,18% tổng số cá chỉ vàng trong thí nghiệm thiết bị khung sắt. Riêng nhóm chiều dài từ 1 - 5 cm thoát qua các thiết bị khung sắt từ 64,43 - 94,16% tổng số cá chỉ vàng của nhóm cá này có trong các mẻ l−ới, cá chỉ vàng có chiều dài từ 1 - 5 cm thoát qua thiết bị D20 là 94,16%, nhóm chiều dài từ 6 - 10 cm cũng cho thoát ra ngoài đến 82,00% và cá có kích th−ớc nhỏ thoát qua các thiết bị khác cũng khá tốt.

Như vậy, dựa vào quy định về kích thước cho phép khai thác của cá chỉ vàng chọn D20 là thiết bị có tính chọn lọc tốt vì thiết bị này đã cho cá chỉ vàng có kích thước từ 1 - 5 cm thoát ra ngoài đến 94,16%, cá chỉ vàng có kích thước từ 6 - 10 cm thoát ra ngoài

đến 82,00%, nghĩa là cá chỉ vàng có kích thước nhỏ thoát gần hết ra ngoài qua thiết bị khung sắt D20.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)