1.2. U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN
1.2.2. Một số mốc giải phẫu quan trọng trong u màng não vùng củ yên
Hố yên là phần lõm vào hình cái túi ở phía sau giữa của xương bướm.
Tuyến yên nằm trong hố yên, bao gồm 2 phần chính: thùy trước hay thùy tuyến (adenohypophysis), và thùy sau hay thùy thần kinh (neurohypophysis).
Tuyến yên được giới hạn phía trên bởi hoành yên, hoành yên có một lỗ mở để cuống tuyến yên chui qua, nối với vùng hạ đồi [23],[ 70].
Hình 1.9. Giải phẫu khu vực hố yên và quanh yên trên CHT [59]
Ảnh T1W không tiêm thuốc đối quang từ, 1: thùy trước tuyến yên, 2: thùy sau tuyến yên; 3: cuống tuyến yên; 4: giao thoa thị giác; 5: thành ngoài xoang hang;
6: ĐM cảnh trong; 7: xoang bướm; 8: thể vú.
Tuyến yên rất ít bị ảnh hưởng do UMNVCY vì còn được ngăn cách bởi lớp màng cứng của hoành yên. BN có rối loạn nội tiết do UMNVCY rất hiếm
gặp và nếu có cũng là do chèn ép hoặc tổn thương cuống tuyến yên chứ không phải do chèn ép tuyến yên mà gây ra.
1.2.2.2. Hoành yên
Hoành yên là phần màng não tạo nên trần hố yên và bao phủ trần hố yên.
Ở trung tâm hoành yên có một lỗ mở nhỏ nơi cuống tuyến yên chui qua. Hoành yên có hình tam giác, cong lên trên hoặc hơi lõm xuống dưới, mỏng ở phía trung tâm [23].
Phía trên hoành yên là bể trên yên chứa giao thoa thị giác, đoạn A1 của ĐM não trước và ĐM thông trước.
Hình 1.10. Liên quan màng não vùng yên và trên yên[83]
1.2.2.3. Củ yên
Củ yên là mô ̣t gờ xương nhỏ ở sát ngay mă ̣t trước trên của hố yên. Củ
yên được giới ha ̣n mă ̣t trước bởi rìa xương bướm và rãnh giao thoa thị giác,
giớ i ha ̣n ở hai bên bởi hai mỏm yên trước và đô ̣ng ma ̣ch cảnh trong hai bên, giớ i ha ̣n phía sau bởi hố yên. Màng não vùng củ yên liên tiếp với màng não của hoành yên.
1.2.2.4.Rãnh giao thoa - rìa xương bướm
Rãnh giao thoa thị giác (chiasmatic sulcus) được định nghĩa là phần của xương bướm nơi bị giao thoa thị gối lên, nó được giới hạn phía trước bởi rìa xương bướm, phía sau bởi củ yên.
Rìa xương bướm (limbus sphenodale) là một gờ xương chạy ngang, nằm giữa và nối hai mỏm yên trước của hố yên. Phía trước nó được giới hạn bởi phần ngang xương bướm (planum sphenodale), phía sau nó được giới hạn bởi rãnh giao thoa thị giác (chiasmatic sulcus) [19].
Trên thực tế, rất khó phân định rõ ràng ranh giới giữa hai cấu trúc này bởi trong phần lớn các trường hợp giao thoa thị giác (mốc giải phẫu để xác định rãnh giao thoa thị) đã bị đẩy lệch đi bởi khối u.
1.2.2.5. Giao thoa thị giác và dây thần kinh thị
Dây thần kinh thị giác từ các tế bào nón và que ở võng mạc tập trung lại thành hai dây thị. Từ sau nhãn cầu dây đi qua lớp mỡ ở phần sau ổ mắt, chui vào ống thị giác ra ở lỗ thị, ở trên yên hai dây phải trái bắt chéo nhau tạo thành giao thoa thị giác rồi lại tách ra làm hai dải thị chạy vòng quanh cuống đại não để đến thể gối ngoài và lồi não trên [72],[ 95].
Giao thoa thị giác tiếp xúc gián tiếp với dịch não tủy qua khoang dưới nhện ở phía trước và não thất ba ở phía sau. Phía dưới, giao thoa thị giác nằm gối lên thân xương bướm, thường ở ngay phía trên hoành yên và trong một số ít các trường hợp có thể nằm lệch về phía trước ở trên rãnh giao thoa [72],[ 95].
A
B
Hình 1.11. Sơ đồ màng não vùng củ yên trên ảnh CHT trước và sau tiêm thuốc đối quang từ [24]
A. Trước tiêm thuốc đối quang từ (hình trên): 1: mào gà; 2: mảnh sàng; 3:
mấu sàng xương bướm; 4: phần ngang xương bướm; 5: rãnh giao thoa thị giác; 6:
củ yên; 7: hố yên; 8: mỏm yên sau; 9: thùy sau tuyến yên; EM: niêm mạc xương sàng;
SM: niêm mạc xương bướm.
B. Sau tiêm thuốc đối quang từ (hình dưới) đôi khi có thể thấy hình giảm tín hiệu của màng não (D: dural): D1: ở mảnh sàng; D2: ở phần ngang xương bướm;
D3: ở rãnh giao thoa thị giác; D4: ở hoành yên; D5 ở sàn hố yên; D6: ở mặt dốc xương bướm.
UMNVCY lớn đa số u đẩy dây thị sang bên và chéo thị ra sau xuống dưới và làm căng, giãn, gập góc dây thị, giãn giao thoa rồi mới bao bọc dần dây thị và gây ra các triệu chứng rối loạn thị lực.
Hình 1.12. Đường thi ̣ giác[15]