Năm 1916 Cushing là người đầu tiên mô tả mổ lấy toàn bộ UMNVCY . Năm 1938 Cushing và Eisenhardt đã mổ được 27 ca UMNVCY và đưa ra phân độ (4 độ) dựa trên kích thước của u. Độ I, II là u còn nhỏ chưa gây ra triệu chứng; độ III, IV là những u lớn có gây triệu chứng về thị lực. Với cách phân độ này không chỉ ra được vị trí và nguồn gốc u nên gây lẫn lộn u tuyến yên, u sọ hầu, chordoma.v.v… với u màng não. Kết quả sau mổ chỉ có 10 BN sống sót với 5 BN có cải thiện về thị lực [56].
Sau những nghiên cứu đầu tiên đã có rất nhiều các nghiên cứu và báo cáo về các loại u vùng hố yên và trên yên nhưng những nghiên cứu về UMNVCY thì không nhiều vì tần suất hiếm và mức độ phức tạp của PT lấy u.
Fahlbusch và cs (2002) đã báo cáo 47 ca UMNVCY được PT từ 1983 đến 1998. Tất cả các BN được mổ theo đường thóp trước bên, lấy hết toàn bộ u với tỉ lệ biến chứng thấp. Không có ca nào tử vong sau mổ. Tỉ lệ hồi phục thị lực là 80% [40].
Jallo và cs (2002) ở New York – Mỹ, đã báo cáo 23 ca UMNVCY được PT từ 1983 đến 2001, 20 BN được lấy hết hoàn toàn u, 3 BN lấy bán phần u.
Thị lực cải thiện 55%, không đổi 26%, xấu hơn ở 19%. 2 BN lớn tuổi đã tử vong sau mổ chiếm tỉ lệ 8,7% [54].
Tháng 7/2003, tại Hội nghị Ngoại thần kinh Châu Á tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản), Võ Văn Nho đã báo cáo PT 26 trường hợp UMNVCY trong thời gian 6 năm (1997 – 2003). 26 ca trong báo cáo đã được mổ qua đường trán một bên và tất cả đều được lấy hết u. Một trường hợp đã phải mổ lần hai mới lấy được toàn bộ u do u xâm lấn nhiều vào hố yên và xoang hang. Không có biến chứng trong, sau mổ và không có trường hợp nào tử vong [80]. Đây là báo cáo
đầu tiên của tác giả Việt Nam ở nước ngoài về tình hình PT loại u này tại thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam.
Đối với chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, trước kia trên thế giới có rất ít các nghiên cứu về đă ̣c điểm hình ảnh cũng như ý nghĩa trong vấn đề tiên lượng của hình ảnh UMNVCY trên CHT. Tuy nhiên trong những năm gần đây vấ n đề này đã được quan tâm tới nhiều hơn đi cùng với các tiến bô ̣ trong kỹ
thuật phẫu thuâ ̣t loa ̣i u này. Mới đây, Liu và cs (2014) đã đưa ra phân loa ̣i của mình cho các khố i UMN vùng trên yên trong đó có UMNVCY dựa trên tương quan của khố i u với chéo thi ̣ giác và cuố ng tuyến yên. Tác giả kết luâ ̣n các khố i u nhó m I có tỉ lê ̣ phẫu thuâ ̣t thành công và ít tái phát nhất, nhóm III có thể coi như yếu tố tiên lượng đô ̣c lâ ̣p cho nguy cơ không phẫu thuâ ̣t lấy hết u cũng như tình tra ̣ng rố i loa ̣n tru ̣c ha ̣ đồ i – tuyến yên và thiếu hu ̣t thi ̣ trường sau mổ [67].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Từ 7/1996 –12/2000 Nguyễn Phong và cộng sự hồi cứu 2830 trường hợp u não trong đó u màng não chiếm 22,3%. Các dấu hiệu và các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân này khá nhiều và nặng nề, đa số bệnh nhân nhập viện muộn [8].
Từ 7/1996 – 12/1998 Nguyễn Phong và cộng sự hồi cứu trên 679 bệnh nhân u não được PT có 129 trường hợp u màng não chiếm tỉ lệ 19%. Trong nghiên cứu này UMNVCY chiếm tỉ lệ 4,6% [9].
Từ 8/2001 – 8/2002: Võ Văn Nho và cộng sự đã PT 24 trường hợp u màng não khổng lồ trong sọ, ghi nhận có 03 trường hợp UMNVCY có kích thước u lớn hơn 4 cm, các trường hợp này u đã lớn chèn ép vào dây thị và giao thoa thị giác làm giảm thị lực cả hai mắt, một ca trong đó đã mù hoàn toàn một mắt [10].
Năm 2002 Phạm Ngọc Hoa nghiên cứu 189 trường hợp UMN trong sọ, trong đó có 13% ở vùng củ yên. Với UMNVCY , phù quanh u thấy trên chụp CLVT chiếm tỉ lệ thấp nhất so với các vị trí khác [3].
Tháng 11 năm 2003, Võ Văn Nho đã báo cáo tổng kết 35 ca UMNVCY được PT tại khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy từ 1997 đến 2003. Tất cả các BN đều được mổ qua đường dưới trán một bên (bên phải), lấy toàn bộ u một lần ở 34 ca, một ca phải mổ lần hai mới lấy được hết hoàn toàn u. Kết quả tốt trong tất cả các BN [7].
Qua tham khảo y văn, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều tác giả báo cáo về mổ UMNVCY ở các nước với những số liệu, kinh nghiệm và kết quả khác nhau. Tại Viê ̣t Nam, mới chỉ có hai nghiên cứu năm 2003 của Võ Văn Nho và
năm 2011 của Nguyễn Ngo ̣c Khang được công bố với số liê ̣u tương đối lớn, tuy nhiên hai tác giả nói trên chỉ nghiên cứu tâ ̣p trung về lĩnh vực điều tri ̣ ngoa ̣i khoa.
Tại Viê ̣t Nam chúng tôi không tìm được nghiên cứu nào về vấn đề này trong chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh.