4.2.1.1. Triê ̣u chứ ng lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi triê ̣u chứng cơ năng phổ biến nhất khiến BN nhập viê ̣n là giảm/mất thi ̣ lực với tỉ lê ̣ 87,2%, kế đến là đau đầu 57,6%. Tuy nhiên đây chỉ là số liệu về triệu chứng cơ năng, thực tế khi được khám lâm sàng và làm xét nghiệm tỉ lệ giảm/mất thị lực lên tới 94,9%. Các BN có thể giảm thị lực một mắt hoă ̣c hai mắt hoă ̣c mất thị lực từng mắt hoàn toàn.
Giảm thị lực và đau đầu là hai triệu chứng được hầu hết các báo cáo đề cập đến trong đó giảm thị lực là dấu hiệu sớm và quan trọng nhất, đó là nguyên nhân làm người bệnh đi khám và điều trị. Trong 47 BN UMNVCY được nghiên cứu của Fahlbusch R. (2002) triệu chứng giảm thị lực là triệu chứng đầu tiên được ghi nhận và chiếm tới 96% còn đau đầu thì chỉ có 10 BN (21%) [40].
Theo Nguyễn Ngọc Khang (2011), tỉ lê ̣ giảm thi ̣ lực và đau đầu lần lượt là
100% và 73,8% [4].
Các triê ̣u chứng khác như co giật động kinh, yếu liệt chi hay rố i loa ̣n nô ̣i tiết có biểu hiê ̣n lâm sàng trong nghiên cứu chúng tôi có tỉ lê ̣ rất thấp dưới 3%.
Kết quả này cũng phù hợp với các báo cáo của các tác giả nước ngoài như Fahlbush (2002) hay Jallo (2002) [40],[ 54]. Kết quả cũng hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ngo ̣c Khang (2011), tỉ lê ̣ động kinh là 2/107 ca, rối loạn nội tiết là 3/107 ca [4].
4.2.1.2. Thời gian xuất hiê ̣n triê ̣u chứng
Phầ n lớ n các BN đều đi khám muô ̣n, thời gian trung bình từ khi xuất hiê ̣n triệu chứng cơ năng cho tới khi đến viê ̣n là 15,5±17,9 tháng. Có 44,9% số
trường hợp đi khám sau triê ̣u chứng khởi phát tới trên 12 tháng, tỉ lê ̣ đi khám dướ i 6 tháng sau khởi phát chỉ chiếm 26,9%.
Theo Nguyễn Ngọc Khang (2011), thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đến lúc nhập viện là 8,8 tháng, nhập viện dưới 6 tháng sau khởi phát chiếm 37,4%, 31,8% kéo dài trên 12 tháng [4].
So sánh với một số UMN ở các vị trí thường gặp khác như ở vùng rãnh khứu, bán cầu đại não hay ở cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm não, thì UMNVCY trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lê ̣ đến viê ̣n muô ̣n lớn hơn (xem bảng 4.3).
UMNVCY là u lành tính, các triệu chứng của bê ̣nh như giảm thi ̣ lực thường diễn biến châ ̣m và nghèo nàn, nếu không chú ý sẽ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý của mắt gây giảm thị lực. Ở miền Nam, BN thường có thói quen đi khá m ở các phòng ma ̣ch và được điều tri ̣ thử mô ̣t đợt về bê ̣nh lý của mắt, nếu không tiến triển hoặc bê ̣nh nă ̣ng hơn thì mới đi khám ở các BV lớn có trang
thiết bi ̣ hiện đa ̣i và được chẩn đoán xác đi ̣nh. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tớ i tình tra ̣ng BN vào viê ̣n muô ̣n khi u đã lớn.
Bảng 4.3. Tỉ lệ nhâ ̣p viê ̣n muô ̣n (>12 tháng sau khởi phát) so sánh với các kết quả nghiên cứu khác
Vị trí Tỉ lệ (%)
U màng não ở bán cầu đại não.
Trần Huy Hoàn Bảo (2003) [1]
8,5
U màng não ca ̣nh xoang tĩnh ma ̣ch do ̣c trên và liềm đa ̣i não.
Phan Trung Đông (2000) [2]
9,6
U màng não vùng cánh bé xương bướm.
Trần Minh Trí (2004) [12]
25,0
U màng não vùng rãnh khứu.
Nguyễn Văn Tấn (2005) [11]
28,1
U màng não vùng củ yên.
Nguyễn Ngọc Khang (2011) [4]
31,8
U màng não vùng củ yên (Nghiên cứu này, 2015)
44,9
4.2.2. Đặc điểm xét nghiê ̣m thi ̣ lực, thi ̣ trường
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tình trạng về thị lực của bệnh nhân trước mổ rất nặng có tới 61,6% BN bị tổn thương thị lực/thị trường hai mắt ở các mức độ khác nhau, chỉ có 5,1% số BN không có tổn thương thị lực/thị trường.
Có 48/78 BN được làm và lưu kết quả xét nghiệm soi đáy mắt trong bệnh án. Trong số số 96 mắt được đánh giá, tỉ lệ teo gai lên tới 58,3%.
Có 51/78 BN được làm và lưu kết quả xét nghiệm đo thị trường trong bệnh án. Trong số 102 mắt được đánh giá đa số có tổn thương thị trường: tỉ lệ mất thị trường 49,1%, tỉ lệ thu hẹp thị trường 33,3%, chỉ có 15,7% số mắt không gặp rối loạn.
Theo nghiên cứu của Rosentein và Symon (1984) tình trạng của gai thị ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hồi phục thị lực sau mổ, tuy nhiên hai ông không đưa ra số liệu cụ thể [96].
Theo Nguyễn Ngọc Khang (2011), trong lô nghiên cứu của tác giả có 44 trường hợp sau mổ UMNVCY không thấy cải thiện thị lực hoặc thị lực xấu đi.
Tất cả những ca này đều là những ca đã mù một mắt hoặc cả hai mắt trước mổ và hầu hết có teo gai thị [4].
Theo Puchner và cs (1998) phẫu thuâ ̣t UMNVCY theo dõi trong 5 năm thấ y tỉ lê ̣ hồi phu ̣c sau mổ là 67%, không đổi 9 % và xấu đi 23% [92]. Theo báo cáo của De Divitiis và cs (2008) trong 44 ca UMNVCY đã mổ chỉ có 61,4% hồi phục sau mổ, 25% không đổi và 13,6% thị lực còn xấu đi so với trước mổ. Có rất nhiều yếu tố liên quan tới khả năng hồi phục thị lực sau mổ nhưng nếu đến mổ sớm thì khả năng hồi phục thị lực sau mổ sẽ tốt hơn [36]. Theo Bulters và cs (2009), một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng hồi phục thị lực sau mổ là tình trạng tổn thương thị lực trước mổ, tổn thương càng nặng thì càng khó hồi phục và ngược lại [21]. Galal và cs (2010) thì cho rằng để dự đoán khả năng hồi phục thị lực sau PT thì cần quan tâm đến thời gian kéo dài của triệu chứng, kích thước u cũng như liên quan của u với các mạch máu lân cận [43].
4.2.3. Đặc điểm xét nghiê ̣m nô ̣i tiết
Có 34 BN được làm mô ̣t hoă ̣c nhiều xét nghiê ̣m nô ̣i tiết để kiểm tra.
Trong đó tỉ lê ̣ có biến đổi bất thường trên ít nhất 1 xét nghiê ̣m lên tới 70,6%.
Không có trường hợp nào có biến đổi về nồ ng đô ̣ fT3, fT4, Progesteron, ACTH và Vasopressin.
Các nô ̣i tiết tố có tỉ lê ̣ rố i loa ̣n cao nhất là LH (73,3%), FSH (50%), Prolactin (26,1%) và cortisol (19,2%). TSH, GH cũng gă ̣p rố i loa ̣n nhưng với tỉ lê ̣ thấp lần lượt 9,6% và 11,1%.
Theo nghiên cứ u của Kwancharoen và cs (2013), trong đó tỉ lệ tăng tiết prolactin là 36,36% (8/22 BN được làm xét nghiệm), tỉ lệ suy thượng thận là 6,25% (1/16 BN), tỉ lệ suy giáp trung ương là 6,25% (1/16 BN) [63].