Cột mốc Đại hội X với việc tổng kết 20 năm đổi mới và đề ra quyết sách đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010

Một phần của tài liệu Lịch sử đảng 80 năm XD PT của đảng CSVN (Trang 342 - 368)

Đại hội X của Đảng (4-2006) là đại hội lần thứ năm của thời kỳ đổi mới, một mốc son đánh dấu chặng đường phát triển rạng rỡ của 20 năm đổi mới và 15 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới (1986-2005), Đảng ta chỉ rõ:

“Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”4.

Đại hội X còn khẳng định:

“Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn;

hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”5.

Để minh chứng, Đại hội đã khẳng định lại có sự bổ sung và phát triển một số nội dung trong Cương lĩnh trên cả hai mặt: đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng và những phương hướng để đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cụ thể như sau:

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”6.

Và: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”7.

Đại hội X kết luận: “Qua tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội”8.

Với chủ đề Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, Đại hội X đã nêu lên nhiều quyết sách có tính chiến lược để thực hiện vượt mức Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, tức là đưa nước ta vượt qua cái ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp và trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người trên 950 USD/năm) sớm hơn khoảng một năm. Về xây dựng Đảng, cái mới lớn nhất là Đại hội X đã làm sáng tỏ bản chất của Đảng và đưa ra cách diễn đạt mới về Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”. Đảng cũng quyết định cho đảng viên làm kinh tế tư nhân nhưng phải gương mẫu chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

Năm năm sau Đại hội X là 5 năm phấn đấu quyết liệt để thực hiện mục tiêu đổi mới do Đại hội thông qua. Thành tựu đạt được trong hai năm đầu, 2006 và 2007, là đặc biệt có ấn tượng. Nhưng trong hai năm tiếp theo, 2008 và 2009, do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nhất là do sự tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát cao và tiếp đó là suy giảm kinh tế trầm trọng. Đường lối đổi mới của Đảng vốn ra đời từ những năm tháng khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX, sau đó không ngừng được xác lập và phát triển liên tục trong 20 năm, nay lại phải đối mặt với việc giải quyết rất nhiều vấn đề mới do thực tiễn đặt ra. Trong quá trình chuẩn bị tiến tới Đại hội XI của Đảng (sẽ họp vào nửa đầu tháng 1-2011), Đảng ta đang tập trung nhiều cố gắng vào việc tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 nhằm hoàn thiện hơn nữa đường lối đổi mới của Đảng trong thời kỳ mới.

*

* *

Lược qua các chặng đường đổi mới nêu trên, chúng ta càng thấy rõ: Đường lối đổi mới của Đảng ta không phải tự nhiên mà có. Đó là một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, thông qua đấu tranh gian khổ về tư duy và đòi hỏi quyết tâm cao, tinh thần quả cảm và trí sáng tạo khoa học.

Đây là quá trình Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, coi cách mạng và đổi mới là sự nghiệp của nhân dân và vì lợi ích của nhân dân, kiên quyết dựa vào nhân dân, lấy ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân làm cơ sở quan trọng cho mọi quyết sách.

Đây cũng là quá trình Đảng xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý, thông qua thực tiễn mà phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển, khắc phục mọi biểu hiện nóng vội, duy ý chí cũng như bảo thủ, trì trệ, từng bước hoàn thiện đường lối và chiến lược, không ngừng đưa cách mạng tiến lên phù hợp với quy luật khách quan và tiến trình lịch sử.

---

* Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.698.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.224.

3. Xem Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.14-15.

4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Sđd, tr.67-68, 68.

6, 7, 8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Sđd, tr.68, 69, 72- 73.

Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta Ngày 28/12/2011. Cập nhật lúc 10h 25'

PGS, TS. TRẦN SỸ PHÁN*

Một trong những điểm khác nhau căn bản giữa con người và con vật không phải ở nhận thức mà ở năng lực tư duy. Bởi lẽ - như Ph.Ăngghen nói - con vật cũng có nhận thức, cho dù nhận thức ấy không có gì là tối cao cả1, nhưng con vật không có năng lực tư duy. Về thực chất, tư duy là giai đoạn, là trình độ cao của quá trình nhận thức hiện thực khách quan của con người. Đó là quá trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực khách quan một cách gián tiếp thông qua các khái niệm, phán đoán, suy luận lôgíc. Nhờ có tư duy mà con người có thể nhận thức được quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, qua đó mà cải biến giới tự nhiên theo mục đích của mình.

Sự hình thành và phát triển tư duy của loài người là một quá trình lâu dài, phức tạp. Trong nhiều triệu năm của xã hội cộng sản nguyên thủy, tư duy của con người từng bước hình thành, phát triển. “Con người bản năng, người man rợ” chưa tự tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chỉ “người có ý thức” mới tự tách mình “khỏi giới tự nhiên”2. Đây cũng chính là lúc tư duy con người mới thực sự hình thành và từng bước phát triển.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi mà con người còn hoàn toàn sống dựa vào tự nhiên, hiểu biết của họ về giới tự nhiên còn hết sức ít ỏi..., thì tư duy của họ chỉ có thể hình thành được một hệ thống kinh nghiệm về một số lĩnh vực nào đó có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ mà thôi.

Người nguyên thủy chưa có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa những sự vật, hiện tượng riêng lẻ để xây dựng nên hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học. Điều đó chỉ được diễn ra khi mà lực lượng sản xuất (trước hết là công cụ lao động) đã có những cải tiến nhất định, năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, sản phẩm xã hội đã có dư thừa, phân công lao động xuất hiện. Xã hội hình thành lớp người chuyên lao động trí óc, v.v.. Lúc này tư duy loài người đạt đến một trình độ cao hơn về chất so với xã hội cộng sản nguyên thủy: tư duy lý luận, tư duy khoa học ra đời.

Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức.

So với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận đóng một vai trò hết sức to lớn trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nhờ có tư duy lý luận mà con người mới phát hiện ra được các quy luật vận động và phát triển của hiện thực khách quan. Hướng sự vận động đó vào phục vụ lợi ích của con người.

Ph.Ăngghen từng nói rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”3.

Tư duy lý luận chính trị khoa học là tư duy lý luận chính trị mácxít. Về thực chất, đó là tư duy biện chứng duy vật khoa học (cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội) - một hình thái tư duy được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những tri thức khoa học mà loài người đã đạt được từ xưa cho đến nay và luôn luôn được vận dụng một cách tiện lợi vào thực tiễn sinh động, phong phú để không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển.

Nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta lấy đổi mới tư duy lý luận làm khâu “đột phá” cho toàn bộ sự nghiệp đổi mới của mình.

Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội của đất nước vào thập niên 80 của thế kỷ trước; xuất phát từ những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội của Đảng, xuất phát từ bản chất cách mạng và khoa học của lý luận Mác - Lênin, đứng trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới cũng

như tác động của “cải cách, mở cửa” hay “cải tổ” đang diễn ra ở một số nước xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy”. Đó là đòi hỏi bức thiết của đất nước và cũng là đặc tính của cách mạng, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác - Lênin, là xu thế tất yếu của thời đại4. Đổi mới trên cơ sở kế thừa, kế thừa trên cơ sở đổi mới. Đó là biện chứng của sự phát triển nói chung, của tư duy lý luận nói riêng. Với ý nghĩa đó, đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được Đảng ta xác định và dân tộc ta, nhân dân ta lựa chọn. Trái lại, đổi mới tư duy chính là bổ sung và phát triển những thành tựu lý luận đã đạt được, làm cho lý luận đó thâm nhập vào hoạt động thực tiễn của quần chúng, dấy lên phong trào cách mạng to lớn, rộng khắp trong nhân dân. Về nguyên tắc, đổi mới không làm thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả hơn.

Muốn đổi mới tư duy, đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản tinh thần quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu những thành tựu lý luận, những kinh nghiệm mà các đảng cộng sản anh em đạt được.

Trong đó việc vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật mácxít có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì đó là cơ sở lý luận, là nền tảng cho đổi mới tư duy lý luận. Bởi lẽ - như C.Mác nhận xét - “Trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái để hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng”5.

Tính “phê phán” và “cách mạng” trong phép biện chứng duy vật mácxít đòi hỏi chúng ta không được tự bằng lòng với tất cả những gì đã có. Nó đòi hỏi tư duy của chúng ta phải biến đổi, phản ánh sự vận động thường xuyên của thế giới hiện thực. Nghĩa là nó đòi hỏi tư duy của chúng ta phải linh hoạt, mềm dẻo, luôn luôn được mài sắc. Mọi giáo điều, xơ cứng trong tư duy lý luận đều trái với bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác. Lênin thường nhắc nhở những người cộng sản rằng:

“Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”6. Để đổi mới tư duy một cách có hiệu quả, Đảng ta cho rằng cần phải tạo ra những điều kiện xã hội thuận lợi cho quá trình đổi mới đó. Trước hết là bầu không khí dân chủ trong xã hội, nhất là trong sinh hoạt Đảng, trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; phải tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý theo tinh thần: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật; phải tiến hành tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên và nghiêm túc... Có như vậy chúng ta mới khắc phục được những yếu kém, tính chất trì trệ, bảo thủ, lạc hậu về tư duy lý luận. Thực tiễn sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta đã chứng minh điều đó.

Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta bao quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội. Do đó cần phải có bước đi thích hợp, biết lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Vận dụng đặc trưng cơ bản đó của quan điểm toàn diện, Đảng ta cho rằng, trong đổi mới tư duy thì “đổi mới tư duy kinh tế” được coi là khâu “đột phá”. Tại Đại hội lần thứ VI (12-1986), Đảng ta khẳng định: “Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới

Một phần của tài liệu Lịch sử đảng 80 năm XD PT của đảng CSVN (Trang 342 - 368)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(612 trang)
w