Tháng 1-1994, Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng ta đã chỉ ra bốn thách thức
II- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
3. Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam với lý luận Mác - Lênin và phong trào cộng sản quốc
Trước khi Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thấy những sai lầm trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV năm 1979, Đảng ta đã nêu ra một số chủ trương quan trọng nhằm giải phóng các năng lực sản xuất, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới. Toàn Đảng tập trung tâm lực, trí lực tìm đường đổi mới và những mục tiêu của dân tộc và thời đại.
Ngay từ khi Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một vẫn kiên trì đẩy mạnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực với các đảng cầm quyền như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cuba, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Lao động Triều Tiên và các Đảng Cộng sản - Công nhân trên thế giới. Việc xem xét một cách thận trọng trên quan điểm mácxít các vấn đề lý luận đối chiếu với các diễn biến thực
tế của lịch sử thế giới để điều chỉnh, để bổ sung trên con đường phát triển. Các vấn đề lớn như lý luận về thời kỳ quá độ, bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn cầu hoá với hội nhập... được đặt ra và luận giải.
Nhiều cuộc hội thảo khoa học giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chủ đề khác nhau đã được tiến hành. Điển hình là ba cuộc hội thảo:
Cuộc hội thảo thứ nhất diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10 đến ngày 11-11-2000 về chủ đề "Chủ nghĩa xã hội - Kinh nghiệm của Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc"6. Giáo sư Nguyễn Đức Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn đại biểu khoa học xã hội và công tác lý luận Việt Nam đọc báo cáo với tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giáo sư Lý Thiết Ánh - Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn đại biểu khoa học xã hội và công tác lý luận Trung Quốc đọc báo cáo với tiêu đề: Trung Quốc và thế giới trong đầu thế kỷ XXI - Cơ hội và thách thức. Tại Hội thảo, đoàn đại biểu Việt Nam và đoàn đại biểu Trung Quốc đã trình bày nhiều báo cáo khoa học về chủ đề của cuộc Hội thảo này, thiết thực khảo cứu các vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi bởi toàn cầu hoá và khoa học - công nghệ.
Cuộc hội thảo lần thứ hai diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 8 đến ngày 9-10-2003 với chủ đề: Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường - Kinh nghiệm của Việt Nam. Đoàn đại biểu Việt Nam do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã đọc báo cáo đề dẫn với các nội dung chính: "Một là, vì sao Việt Nam chọn mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hai là, bản chất, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ba là, làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam"7. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Lưu Vân Sơn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương làm Trưởng đoàn. Các tham luận của đại biểu hai đoàn đã trình bày những nội dung sâu sắc về chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường. Hai đảng đã đồng thuận trong chủ trương tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thông qua nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đặc biệt khắc phục nhận thức xơ cứng, ấu trĩ tồn tại nhiều năm trước đây coi kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hội thảo thứ ba diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến ngày 18-2-2004 với chủ đề: Xây dựng đảng cầm quyền - Kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc8. Tại Hội thảo, lãnh đạo và đông đảo cán bộ nghiên cứu lý luận, đại diện các ban, ngành của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trình bày nhiều nội dung làm cho kinh nghiệm về Đảng Cộng sản cầm quyền thêm phong phú. Hội thảo nhất trí cải cách, mở cửa ở Trung Quốc hay đổi mới của Việt Nam chỉ có thể thắng lợi khi có sự lãnh đạo của Đảng được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tuy nhiên những năm gầy đây, công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đứng trước những khó khăn mới, do ảnh hưởng của vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, vấn đề điều chỉnh chiến lược các nước lớn do chủ nghĩa khủng bố tác động đến và công cuộc cải cách, đổi mới đi vào chiều sâu, làm bộc lộ những mặt non yếu đã tồn tại từ các giai đoạn trước. Trên lĩnh vực lý luận, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn có một số vấn đề chưa được luận chứng thật rõ ràng. Nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh nhưng hướng giải quyết chưa rõ. Mặc dù vậy, trong mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn phát triển về nhiều mặt, góp phần làm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, vượt qua thời
điểm khó khăn nhất, trụ lại đang tiến lên và vẫn là một lực lượng có ảnh hưởng về nhiều mặt trong cộng đồng quốc tế.
Hoạt động quốc tế của Đảng tiếp tục được duy trì với các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Hiện tại, hoạt động của phong trào cộng sản gặp không ít khó khăn. Vốn đã nhỏ bé, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng, một bộ phận các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản không tránh khỏi hoang mang, dao động thậm chí mất phương hướng. Đã có không ít Đảng Cộng sản tìm đến giải pháp của xã hội dân chủ. Qua tác động từ thực tiễn cải tổ, cải cách, mở cửa và đổi mới, phong trào cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Ở tất cả các nước đã tái lập lại Đảng Cộng sản, phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ do đường lối cải tổ ở Đông Âu và Liên Xô để điều chỉnh cương lĩnh, đường lối chính sách. Hơn nữa, các Đảng Cộng sản đều mong muốn tập hợp lại phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Nhiều cuộc gặp gỡ của Đảng Cộng sản trong khu vực đã diễn ra ở Aten (Hy Lạp) ở Béclin (Cộng hoà liên bang Đức) và ở Diễn đàn Sao Paolô - Braxin để bàn thảo các vấn đề của chủ nghĩa Mác - Lênin và thời đại. Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia các cuộc gặp quốc tế trên, đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề nhận thức lý luận Mác - Lênin, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại mặt trái của toàn cầu hoá, chống lại sự áp đặt của các nước lớn...
Qua các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp chung với những người cộng sản toàn thế giới tìm ra nhiều điểm tương đồng trong quan hệ, đường lối, chính sách cũng như trong việc đánh giá, nhận định tình hình thế giới và khu vực, góp phần vào việc khôi phục phong trào cộng sản quốc tế, chống tư bản lũng đoạn, chống lại sự áp đặt các quan hệ kinh tế bất bình đẳng của chủ nghĩa đế quốc thông qua quá trình toàn cầu hoá, vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Các Đảng Cộng sản đánh giá cao công tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm của Đảng ta trong việc tổ chức và lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất của Việt Nam, kinh nghiệm đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và quá trình tìm tòi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, đặc biệt là lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với hoạt động chung của phong trào cộng sản quốc tế. Lịch sử 80 năm qua chứng minh Đảng ta đã có những đóng góp to lớn vào xây dựng, củng cố phong trào cộng sản, bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, chứng minh sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trên con đường phát triển của dân tộc và của nhân loại. Việc giữ vững ổn định chính trị, giữ vững định hướng tư tưởng trung thành với lý tưởng Mác - Lênin, không chệch hướng và “miễn dịch” với các tư tưởng độc hại của chủ nghĩa đế quốc trong “diễn biến hoà bình”, khẳng định những đóng góp của Đảng ta với chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào cộng sản quốc tế trên hành trình đi đến độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc của dân tộc và nhân loại.
---
* Nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
1, 2, 3, 4, 5. Biên bản Hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Mátxcơva, 1932, tiếng Nga, tr.34, 437, 72, 438.
6. Thông tin những vấn đề lý luận, số 22, tháng 11-2000, tr.1.
7. Báo Nhân dân, ngày 12-11-2003.
8. Báo Nhân dân, ngày 19-2-2004.