Một số mối quan hệ cụ thể

Một phần của tài liệu Lịch sử đảng 80 năm XD PT của đảng CSVN (Trang 593 - 599)

Tháng 1-1994, Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng ta đã chỉ ra bốn thách thức

II- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

2. Một số mối quan hệ cụ thể

Tuy cùng biểu hiện chiều hướng vận động chung của quan hệ giữa các đảng trong phong trào cộng sản ở một số nước EU và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng từng mối quan hệ song phương lại có những nét đặc thù. Tính đặc thù này được quy định bởi hàng loạt nhân tố liên quan đến quy mô, cấp độ và lịch sử phát triển của mỗi mối quan hệ, đến quan hệ ngoại giao nhà nước của Việt Nam với các nước mà các đảng của phong trào hoạt động. Có thể thấy rõ điều này qua một số mối quan hệ cụ thể:

- Trong phong trào cộng sản ở một số nước EU, Đảng Cộng sản Pháp (PCF) có mối quan hệ mật thiết sớm nhất với Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của mối quan hệ này được đặt nền móng từ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong phong trào cộng sản, công nhân Pháp những thập niên đầu thế kỷ XX. Quan hệ giữa hai đảng cũng sớm trở thành một biểu tượng sinh động của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Tiếp nối truyền thống hữu nghị, quan hệ giữa hai đảng thời kỳ sau Chiến tranh lạnh vẫn được củng cố, phát triển. PCF đánh giá cao công cuộc đổi mới ở Việt Nam, coi đây là kinh nghiệm độc đáo và quý báu đối với cách mạng thế giới, đồng thời khẳng định quan hệ với Đảng ta là quan hệ truyền thống mang tính đặc thù, thể hiện rõ ở sự đoàn kết, hợp tác tin cậy lẫn nhau.

Do chịu ảnh hưởng từ những biến động bất lợi của chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế từ sau năm 1991, nên quan hệ giữa hai đảng cũng trải qua một số thời điểm khó khăn nhất định. Song, với bề dày truyền thống tốt đẹp, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng, quan hệ giữa hai đảng đã vượt qua những thử thách thời cuộc, thể hiện rõ sự sâu nặng nghĩa tình, thủy chung và hữu nghị. Hai bên tiếp tục dành cho nhau sự quan tâm, chia sẻ chân tình thông qua các chuyến thăm, các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn ở các cấp. Lãnh đạo cao nhất của PCF là Tổng Bí thư G.Mácse năm 1993 và Chủ tịch Hội đồng toàn quốc Rôbe Uy năm 1999 đã sang thăm Việt Nam. Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo PCF bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai đảng, coi thành tựu đổi mới mà Đảng và nhân dân ta giành được là “đóng góp quan trọng trong việc tìm tòi con đường mới đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Việt Nam”1. Tuy hoạt động ở một nước tư bản phát triển, song PCF cũng nhấn mạnh rằng, việc tham khảo kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam là bổ ích, thiết thực. PCF đặc biệt quan tâm đến đổi mới kinh tế gắn với ổn định chính trị, phát huy dân chủ cơ sở, khắc phục phân hoá giàu nghèo và mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, đến đặc điểm đổi mới kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam những năm tới, v.v.. PCF có một số công ty hợp tác với Việt Nam trong dự án xử lý chất thải bệnh viện của năm tỉnh, thành phố là Nam Định, Thái Bình, Hoà Bình, Quảng Bình, Đắk Lắk.

Tình cảm tốt đẹp và mối quan tâm của PCF đối với Đảng ta còn được thể hiện qua sự tham dự thường xuyên của đại biểu PCF tại các đại hội Đảng ta với những lời chào mừmg nồng nhiệt. Phát biểu tại Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Giăngpôn Manhông, Trưởng đoàn đại biểu PCF cho rằng: “Ngày nay, hai nước chúng ta Việt Nam và Pháp và hai đảng chúng ta đang đối đầu với những thách thức mới của thiên niên kỷ thứ ba và những người cộng sản Pháp rất quan tâm những nỗ lực mà Việt Nam thực hiện từ sau thắng lợi năm 1975, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, khẳng định vị thế của mình trong thế giới ngày nay”.

Về phía Đảng ta, nhiều đoàn đại biểu cũng đã sang dự các đại hội và trao đổi với PCF. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ hai nước và hai đảng là chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu theo lời mời của Tổng thống G.Sirắc (5-2000). Một ấn tượng sâu sắc đối với đoàn của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là buổi thăm thành phố Môngtơrơi, nơi mà chính quyền và nhân dân luôn hướng về Việt Nam với tình cảm trân trọng và sự ủng hộ to lớn qua nhiều thời kỳ. Tại đây, đúng vào ngày kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khánh thành “Không gian Hồ Chí Minh” trong Bảo tàng Lịch sử thành phố. Thị trưởng Môngtơrơi, nghị sĩ Quốc hội, đảng viên PCF, Giăng Piêbra coi “đây là một nghĩa cử tỏ lòng biết ơn, cảm phục của nhân dân Môngtơrơi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam anh em”2.

Những năm gần đây, PCF đứng trước nhiều khó khăn do các diễn biến phức tạp nội bộ và sự tấn công từ phía cánh hữu. Trong bối cảnh đó, Đảng ta luôn chủ trương tăng cường các cuộc tiếp xúc, trao đổi cả về lý luận và thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau, củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai đảng phù hợp với tình hình mới. Sự có mặt của đoàn đại biểu Đảng ta tại Đại hội XXXII của PCF (4-2003) và Đại hội XXXIII (2006) thêm một lần nữa khẳng định tình đoàn kết gắn bó mật thiết giữa hai đảng.

Tuy nhiên, quan hệ hai đảng, bên cạnh sự nhất trí cao về nhiều vấn đề, nhất là mục tiêu đấu tranh và vai trò của Đảng Cộng sản, sự phối hợp hành động của các lực lượng cộng sản, cũng tồn tại một số điểm cần tiếp tục trao đổi làm rõ nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. Chẳng hạn, tuy ủng hộ đổi mới, nhưng PCF không khỏi băn khoăn về đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, hoặc về vấn đề bảo đảm tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Trong khi đó, đường lối “chuyển biến vượt qua chủ nghĩa tư bản” và quan điểm “chủ nghĩa tư bản siêu việt” của PCF đối với Đảng ta còn không ít vấn đề chưa rõ ràng. Sự lý giải nguyên nhân sa sút nghiêm trọng về lực lượng và ảnh hưởng của PCF những năm qua tỏ ra chưa thấu đáo và thuyết phục, v.v.. Mặc dù vậy, vượt lên trên những khác biệt trong cách tiếp cận đối với một số vấn đề, quan hệ hai đảng vẫn có bước củng cố nhất định, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đảng ta luôn trân trọng sự kiếm tìm hướng đi và phương thức hoạt động thích hợp của PCF, coi trọng thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống vì mục tiêu chiến lược của hai đảng và lợi ích tối cao của nhân dân hai nước.

- Vốn có bề dày truyền thống cách mạng và ảnh hưởng rộng rãi trong phong trào cộng sản quốc tế, Đảng Cộng sản Italia sớm xác lập mối quan hệ gắn bó với Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử quan hệ giữa hai đảng đã từng ghi nhận tình đoàn kết hữu nghị, sự ủng hộ lẫn nhau một cách vô tư giữa những người cộng sản hai nước. Đặc biệt, trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng và nhân dân ta luôn nhận được sự động viên, cổ vũ nhiệt tình của Đảng Cộng sản Italia. Phong trào chống chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam mà nòng cốt là những người cộng sản, từng diễn ra với quy mô rộng lớn tại Thủ đô Rôma và nhiều thành phố lớn đã tạo điều kiện củng cố khối đoàn kết

nội bộ Đảng Cộng sản Italia, góp phần cải thiện uy tín của Đảng trong xã hội. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự kiên định con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần củng cố niềm tin và là sự khích lệ to lớn đối với những người cộng sản Italia trên con đường đấu tranh cách mạng.

Từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay, tuy Đảng Cộng sản Italia đã bị phân liệt về tổ chức, song các lực lượng cộng sản tập hợp trong Đảng Cộng sản tái lập Italia và Đảng của những người cộng sản Italia vẫn tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiên trì lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Đảng Cộng sản tái lập Italia (PRC) coi trọng củng cố quan hệ với các Đảng Cộng sản, nhất là các đảng cầm quyền tại các nước xã hội chủ nghĩa. PRC đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam, bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai đảng, hai nước. Theo hướng này, đoàn đại biểu PRC do đồng chí G. Phavarô, Uỷ viên Bộ Chính trị dẫn đầu thăm Việt Nam hai lần vào năm 1994 và 1995. Các đồng chí O. Đilibéctô và Máccô Cônsolô, Uỷ viên Ban lãnh đạo sang dự Đại hội VIII và IX của Đảng ta. Trong lời chào mừng tại Đại hội IX, đồng chí Máccô Cônsolô nhấn mạnh: “Trong quá khứ, nhân dân Italia luôn đoàn kết với nhân dân Việt Nam anh hùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chống chủ nghĩa đế quốc, và giờ đây, tiếp tục theo dõi với một sự quan tâm sâu sắc công cuộc đổi mới của Việt Nam. Chúng tôi cho rằng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, điều quan trọng là phải tập hợp cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá, chính trị và xã hội nhằm chống lại toàn cầu hoá của chủ nghĩa tư bản mới. Vì lẽ đó, chúng tôi nhìn vào Việt Nam không chỉ với lòng kính trọng và tình đoàn kết mà còn coi Việt Nam là đài quan sát quan trọng để có thể hiểu được bản chất của đối phương đang đứng trước mặt tất cả chúng ta. Đó là chủ nghĩa tư bản mới”3.

Thủy chung tình đồng chí, Đảng ta chủ động thúc đẩy quan hệ với PRC ngay từ khi đảng này mới thành lập. Nhiều đoàn đại biểu của Đảng ta đã sang thăm và dự các đại hội của PRC. Tại buổi tiếp đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Khả Phiêu, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng dẫn đầu sang tham dự Đại hội II của PRC tại Rôma (1-1994), Chủ tịch A.Côsuta và lãnh đạo PRC đánh giá cao thành tựu đổi mới mà Việt Nam đạt được, khẳng định tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Lê Khả Phiêu khi thăm chính thức Italia theo lời mời của Tổng thống Italia tháng 5-2000, đã có cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư PRC Béctinôti, hai bên trao đổi tình hình, bàn biện pháp tăng cường quan hệ, phối hợp hoạt động giữa hai đảng. Tháng 4-2002, Đảng ta đã cử đoàn sang dự Đại hội lần thứ V của PRC…

Đảng của những người cộng sản Italia (PDCI) được thành lập năm 1997 do tách ra từ PRC cũng tuyên bố kế thừa quan hệ quốc tế của Đảng Cộng sản Italia trước đây với Đảng ta. PDCI mời Đảng ta sang dự Đại hội lần thứ I (4-1999). Tháng 5-2000, khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Italia cũng đã tiếp xúc với Tổng Bí thư PDCI Đilibéctô. Năm 2001, nhận lời mời của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đồng chí Đilibéctô sang thăm Việt Nam. Đảng ta cũng cử đoàn cấp uỷ viên Trung ương sang dự Đại hội lần thứ II của PDCI (12-2001).

Trong các cuộc trao đổi, Đảng ta đồng tình và chia sẻ một số quan điểm của PRC và PDCI về bản chất không thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện đại, về tính hai mặt của xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là tác động tiêu cực của nó cũng như việc các thế lực đế quốc ra sức lợi dụng toàn cầu hoá để áp đặt chính trị, mở rộng bóc lột kinh tế trên quy mô toàn cầu, về yêu cầu đoàn kết giai cấp công nhân thế giới và phong trào cộng sản quốc tế hiện nay... Đảng ta cũng chủ động bày tỏ rõ lập trường trước những băn khoăn của hai đảng, nhất là của PDCI về một số chủ trương đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà các đảng này chưa hiểu thật thấu đáo.

- Quan hệ của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (PCE) với Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức được thiết lập từ cuối những năm 50 thế kỷ XX, song trên thực tế hai đảng đã có mối liên hệ từ trước đó khá lâu.

Trong hàng ngũ tình nguyện quân quốc tế chiến đấu tại Tây Ban Nha thời kỳ Cộng hoà (1936-1939) có các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Mặc dù hoạt động bí mật, nhưng PCE vẫn luôn ủng hộ và bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết của các đại hội PCE trong thập niên 60 đầu thập niên 70 thế kỷ XX đều coi đoàn kết với Việt Nam là “hòn đá thử vàng của chủ nghĩa quốc tế vô sản” và tại các cuộc tiếp xúc cũng như trên diễn đàn quốc tế, PCE đánh giá cao vị trí, vai trò của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phong trào cộng sản quốc tế. Năm 1974, đoàn cấp cao của PCE do Tổng Bí thư Carilô dẫn đầu thăm Việt Nam, khẳng định lập trường nhất quán ủng hộ hoàn toàn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Đáp lại, Đảng ta lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của PCE chống chế độ độc tài. Từ cuối thập niên 70 thế kỷ XX, quan hệ giữa hai đảng bị giảm sút do sự khác nhau về lập trường, quan điểm và đường lối khi PCE là một trong những Đảng Cộng sản khởi xướng và đi theo trào lưu “chủ nghĩa cộng sản châu Âu”, trong lúc Đảng ta phê phán trào lưu này. Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, PCE ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam, nhưng đồng thời lại không tán thành việc Việt Nam đưa quân đội sang giúp Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng.

Mấy năm gần đây, quan hệ giữa hai đảng chuyển biến tích cực, nhiều cuộc tiếp xúc được tổ chức nhân các đại hội của hai đảng. Đảng ta cũng thường xuyên cử đại diện tham dự ngày hội Đảng và hội báo Mundo Obrero (Thế giới công nhân) của PCE vào tháng 9 hằng năm. Đoàn cấp uỷ viên Trung ương của Đảng ta đã sang dự Đại hội XIV (12-1995) và đại diện Đảng ta tham dự Đại hội XV (12-1998), XVI (3-2002) của PCE. Đảng ta mời bạn dự Đại hội IX và có kế hoạch mời một đoàn đại biểu của PCE thăm Việt Nam nhưng do khó khăn khách quan, đặc biệt là vấn đề tài chính nên chưa thực hiện đ- ược.

Ngoài PCE, Đảng ta còn có quan hệ với Đảng Cộng sản các dân tộc Tây Ban Nha (PCPE), một đảng đ ược thành lập từ sự phân liệt PCE (1984). Trước đây, Đảng ta cử đại diện dự một số lần hội báo Con đường của chúng ta của PCPE. Tuy nhiên, từ khi một bộ phận lớn đảng viên PCPE gia nhập trở lại PCE, Đảng ta chủ trương quan hệ với PCE là chính, cho nên nhiều năm qua, quan hệ chính thức giữa hai đảng hầu như không còn, mặc dù đại diện Đảng ta vẫn tiếp xúc với đại diện PCPE nhân dịp đại hội hoặc gặp gỡ quốc tế. Đại diện báo Nhân dân vẫn tham dự hội báo Avant của Đảng Cộng sản Catalunha.

- Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha (PCP) luôn chú trọng phát triển quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh tình đoàn kết, phối hợp hành động quốc tế, phấn đấu củng cố phong trào cộng sản quốc tế.

Trước đây, khi còn hoạt động bí mật, PCP đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Sau này, PCP lại ủng hộ lập trường nhất quán của Đảng ta về vấn đề Campuchia. PCP đánh giá cao thành tựu của đổi mới, chia sẻ quan điểm với Đảng ta về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, đồng thời rất quan tâm đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhất là cách thức xử lý những khó khăn, thách thức do kinh tế thị trường và bối cảnh quốc tế phức tạp đặt ra hiện nay. Đảng ta bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của PCP cho rằng, mặc dù sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại tạo ra bước tiến lớn và những biến đổi sâu sắc về nhiều mặt đối với đời sống và tư duy con người, song không làm thay đổi bản chất chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Hai đảng một mặt phê phán gay gắt, bác bỏ những luận điệu như: “thắng lợi của chủ nghĩa tư bản”, “sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản”, “sự trùng hợp lợi ích giữa lao động và tư bản”...; mặt khác, từ bài học thành

Một phần của tài liệu Lịch sử đảng 80 năm XD PT của đảng CSVN (Trang 593 - 599)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(612 trang)
w