Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.4. Các phương pháp chính sử dụng trong phát triển cộng đồng
ABCD là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm kiếm, khám phá và làm rõ những mặt mạnh trong cộng đồng. Nó như là một phương tiện cho sự phát triển bền vững. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là cách tiếp cận nhắm vào năng lực, có khả năng hay chắc chắn tăng năng lực cho cộng đồng, thúc đẩy người dân tạo ra sự thay đổi đầy ý nghĩa và tích cực từ bên trong cộng đồng.
Đào Thế Tuấn (2008): “PTCĐ dựa vào tiềm năng cộng đồng là một cách tiếp cận giảm nghèo khá hiệu quả bằng cách tạo hành động tập thể của
19
cộng đồng và cho họ kiểm tra các sự can thiệp, lấy các tổ chức cộng đồng làm động lực phát triển”.
ABCD là một quá trình tự vận động và tự tổ chức để thay đổi. Quá trình này đã xảy ra một cách tự phát ở nhiều cộng đồng. Thách thức đối với một số tổ chức ngoài cộng đồng. Có nhiều phương pháp có thể được vận dụng trong cách tiếp cận này, điều quan trọng là không có một khuôn mẫu duy nhất. Dưới đây chỉ là một số nguyên tắc chỉ đạo cần được vận dụng một cách sáng tạo để đạt được thành công trong phát triển cộng đồng:
+ Thu thập những câu chuyện thành công trong cộng đồng;
+ Tổ chức những nhóm nòng cốt;
+ Vẽ bản đồ tiềm năng và tài sản của các cá thể, tổ chức và đoàn thể tại địa phương;
+ Xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng;
+ Huy động và nối kết các tài sản vật chất và phi vật chất trong cộng đồng để phục vụ cho phát triển kinh tế;
+ Khuyến khích những hoạt động, những đầu tư và những nguồn lực từ bên ngoài cộng đồng để hỗ trợ sự phát triển dựa trên tiềm lực địa phương.
1.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA
● Khái niệm: PRA là cụm từ viết tắt của Participatory Rural Appraisal được hiểu là phương pháp đánh giá nông thôn nhanh có sự tham gia trong đó
● Nguyên tắc trong PRA
- Trong phương pháp có sự tham gia, mọi phương pháp, kỹ thuật đều phải hướng đến việc tăng cường cơ hội, điều kiện để người dân có thể tham gia nhiều nhất vào hoạt động tìm hiểu và giải quyết các vấn đề của cộng đồng;
- Tôn trọng người dân (ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, lý giải vấn đề, kinh nghiệm và kiến thức của họ) vì họ là người biết nhiều nhất về cộng đồng của họ cần tránh phê bình, bình luận, chê bai người dân;
20
- Cần lắng nghe ý kiến của người dân và tất cả những người tham gia PRA đặc biệt chú ý đến nhóm thiệt thòi trong cộng đồng;
- Tăng cường tối đa cơ hội cho người dân tham gia hoạt động;
- Mọi người cùng hiểu nhau và giúp nhau cùng phát triển;Hạn chế tối đa hiện tượng áp đảo; Phải mềm dẻo và linh hoạt trong điều hành buổi làm việc và xử lý tình huống;
- PRA là sáng tạo, người làm PRA có thể sáng tạo thêm các kỹ thuật theo đúng cách đề cập tăng cường cơ hội cho người dân tham gia quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đềcộng đồng.
● Các bước tiến hành đánh giá nhu cầu cộng đồng PRA
Bảng 1.1: Các bước tiến hành đánh giá nhu cầu cộng đồng PRA
Chuẩn bị:
Xây dựng mục tiêu đợt PRA
Xác định các thông tin cần thu thập, phương pháp, nguồn thông tin
Xây dựng các bộ công cụ thu thập thông tin
Lập kế hoạch thực địa, chuẩn bị hậu cần, nhân lực (tập huấn PRA nếu cần thiết)
Triển khai PRA:
Tiến hành PRA tại thực địa Phân tích và viết báo cáo Phản hồi kết quả PRA 1.4.3. Vai trò của tác viên cộng đồng
Nhân viên xã hội làm việc với cộng đồng để thực hiện một dự án phát triển có nhiều tên gọi khác nhau: Tác viên đổi mới (the change agent), nhà tổ chức cộng đồng (communit yor ganizer), tác viên cộng đồng, tác viên phát triển (develop ment worker), nhân viên phát triển nông thôn, nhân viên cộng đồng (community worker), hoặc tác viên phát triển cộng đồng (community development worker). Một cán bộ khuyến nông (extension worker) hoặc cán
21
bộ lâm nghiệp của nhà nước cũng chính là một tác viên phát triển, nếu họ làm việc với người dân theo phương thức phát triển cộng đồng. Trong PTCĐ tác viên cộng đồng thể hiện vai trò như sau:
+ Người xúc tác: Nhiệm vụ đầu tiên của tác viên là tập hợp người dân trong cộng đồng vào nhóm để chia sẻ với họ những thông tin cuộc sống mới.
Tác viên cộng đồng còn là người tạo bầu không khí thân tình cởi mở và đối thoại, khuyến khích sự tham gia của người dân vào tiến trình trưởng thành và phát triển của họ và cộng đồng
+ Người biện hộ : Tác viên với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của nhóm, cộng đồng đề đạt đến các cơ quan có thẩm quyền những vấn đề bức xúc. Tác viên cũng sẽ hỗ trợ tích cực biện hộ cho phụ nữ bị bạo hành, trẻ em bị xâm hại tình dục…
+ Người nghiên cứu: Tác viên là người cùng với những người nòng cốt trong cộng đồng thu thập, tìm hiểu, và phân tích các thế mạnh,thế yếu,vấn đề,tiềm năng sẵn có trong cộng đồng.Tác viên giúp cộng đồng chuyển những phân tích đó thành chương trình hành động cụ thể.
+ Người huấn luyện: Nhiệm vụ trước tiên là bồi dưỡng các nhóm cộng đồng hiểu biết về mục đích, chiến lược phát triển của dự án, chương trình hành động. Bên cạnh đó là bồi dưỡng kỹ năng làm việc chung trong nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý. Đặc biệt chú ý đến bồi dưỡng những giá trị, thái độ hợp tác và tôn trọng sự tham gia, quyền tự quyết của người dân.
+ Người lập kế hoạch: Trong vai trò này tác viên sẽ tham mưu, phối hợp để cộng đồng xây dựng kế hoạch chương trình phát triển cộng đồng, giúp người dân xây dựng kế hoạch các chương trình hànhvà có chỉ báo để đo lường được những mục đích mong muốn.
22
+ Yêu cầu phẩm chất với tác viên cộng đồng: Tác viên cộng đồng phải được huấn luyện, có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện tốt vai trò của mình, và có đũ phẩm chất như: Hòa đồng, kiên trì nhẫn nại, tính khiêm tốn…