Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN NINH SƠN, TỈNH
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả Phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
3.1.1. Giải pháp đối với người nghèo: Phát huy lợi thế tự nhiên, tăng cường và đa dạng các mô hình sinh kế, hỗ trợ tín dụng, học nghề và tìm việc làm
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác PTCĐ giảm nghèo bền vững huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, trước tiên tăng cường hoạt động truyền thông, nội dung và hình thức đa dạng phù hợp với tâm lý, tập quán nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sức lan rộng trong dân cư, thúc đẩy và khuyến khích ý chí vươn lên, góp sức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.
Xã hội hoá công tác giảm nghèo, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát động tinh thần tương thân, tương ái chia sẻ với hộ nghèo, tạo điều kiện cho họ tự làm, nếu khó khăn không làm được thì hỗ trợ, hướng dẫn đảm bảo tính bền vững lâu dài. Đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư khai thác phát triển thế mạnh tại địa phương.
● Phát huy lợi thế tự nhiên:
Tập trung nguồn lực thực hiện phát huy lợi thế tự nhiên và đa dạng hóa các phương thức huy động các nguồn lực từ nhân dân, tổ chức, nhà nước và quốc tế; trước hết và chủ yếu là chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ. Đồng thời, tập trung nguồn lực cho các mục tiêu trọng điểm, trong đó ưu tiên những nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao và các thôn đặc biệt khó khăn.
64
Ninh Sơn hiện nay, các cộng đồng nghèo nhất là những cộng đồng tại miền núi Ma Nới, thôn Gòng, thôn Tầm Ngân xã Lâm Sơn và một số thôn thuộc xã Hòa Sơn, tuy nhiên về mặt tự nhiên, đều có những lợi thế nhất định về như diện tích đồi rừng lớn.. phù hợp cho phát triển ngành lâm nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi gia súc … Cần khai thác các thế mạnh của người dân bản địa như các đặc sản truyền thống như rượu cần, thổ cẩm, các loại thuốc quý trên rừng như : Sa nhân, Thạch học, Mã tiền, và các loái sâm tại địa phương đang trồng rất phù hợp thổ nhưỡng. Từ đó tạo cơ sở để phát huy thế mạnh của địa phương tạo đà phát triển du lịch cộng đồng bền vững.
● Tăng cường đa dạng các mô hình sinh kế theo hướng PTCĐ giảm nghèo
Đa dạng hóa sinh kế là chiến lược trọng tâm để thoát nghèo của các hộ gia đình nghèo. Các yếu tố đã phân tích ở trên cũng nhằm hướng đến mục tiêu đa dạng hóa sinh kế hộ gia đình một cách hiệu quả. Chiến lược sinh kế đa dạng của các hộ gia đình thường bắt đầu từ việc đảm bảo an ninh lương thực dựa trên cây lương thực,hoa màu ngắn ngày và làm thuê gần nhà. Ngoài ra còn kết hợp giữa cây lương thực ngắn ngày và dài ngày, thâm canh tăng năng suất.
Qua thực hiện các dự án mô hình đặc thù phát triển rõ rệt, hộ nghèo có thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập. Ngoài ra các mô hình giảm nghèo của các xã như cá nước ngọt thôn Tân Lập xã Lương Sơn, mô hình nuôi heo kết hợp với trồng sâm núi ở thôn Gòng, Tầm Ngân xã Lâm Sơn, mô hình trồng lúa nước của các hộ nghèo dân tộc Rắc Lây thôn Gia Hoa xã Ma Nới. Hiệu quả nhất và đang nhân rộng mô hình của các xã trung du: thâm canh cây lúa nước và cây bắp lai xen đậu Quảng Sơn. Nhơn Sơn, Mỹ Sơn, Tân Sơn.
Tổ chức cho các hộ nghèo tham gia học tập các mô hình hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương. Đồng thời, tạo mối liên kết giữa các hộ nghèo
65
với các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho người nghèo và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
● Hỗ trợ tín dụng đối với hộ nghèo
Gắn vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu vay vốn ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng hộ.
Ninh sơn đang đẩy mạnh các hoạt động vay vốn ưu đãi như quỹ tín dụng của các hội đoàn thể, chính sách tín dụng phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ - TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 32/2007/QĐ-TTg
Một trong những lý do quan trọng làm cho các hộ gia đình nghèo khó thoát nghèo là do khó khăn về nguồn vốn để đầu tư và phát triển sản xuất.
Mặc dù, nhiều hộ nghèo đã được tiếp cận với nguồn tín dụng; chính quyền địa phương cũng có những chính sách về tín dụng cho hộ nghèo. Nhưng thực tế, do nhận thức thấp, nên nhiều hộ nghèo chưa biết cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích. Mặt khác, sự rườm rà và phức tạp về thủ tục của một số nguồn tín dụng đã cản trở việc tiếp cận vốn đầu tư của hộ nghèo.
Tăng cường hiệu quả chính sách tín dụng thông qua các công tác như:
thực hiện tốt việc bình xét đối tượng được vay vốn đảm bảo công bằng, chính xác và đúng đối tượng; đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ để người nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn; nâng cao vai trò của cấp chính quyền cơ sở (cấp xã) trong phối hợp với tổ chức tín dụng quản lý, thu hồi vốn vay.
● Hỗ trợ hộ nghèo học nghề và tìm kiếm việc làm
66
Thiếu tay nghề, kỹ thuật sản xuất là một trong các lý do cản trở người dân thoát nghèo. Thông thường các hỗ trợ từ trước tới nay đều hướng tới hỗ trợ trước mắt trực tiếp mà ít đánh giá hiệu quả lâu dài. mà các hộ nghèo trong mẫu khảo sát đang làm là những nghề lao.
Đa dạng hóa các tổ chức triển khai dạy nghề, bao gồm cả các trung tâm dạy nghề, cơ quan khuyến nông, các đoàn thể, doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ mạnh hơn cho doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình, các nghệ nhân…) đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động là người địa phương.
Hiện nay huyện Ninh Sơn đang tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động nghèo có nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính Phủ). Người nghèo đi học nghề được miễn tiền học phí, hỗ trợ tiền ăn, đi lại và giới thiệu tìm việc làm theo quy định hiện hành. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề.
3.1.2. Các giải pháp đối với cộng đồng và chính quyền
● Các giải pháp đối với cộng đồng
Sự tham gia của người nghèo cũng như người dân trong cộng đồng là yếu tố quyết định thành công của phương pháp phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững, việc phát triển tập trung vào con người và phát triển con người bảo đảm tối đa sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển nhằm hướng tới cải thiện cuộc sống của cộng đồng qua đó tạo sự chuyển biến trong cộng đồng.
Củng cố các thiết chế xã hội trong cộng đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng, trong đó yêu cầu các thành viên của cộng đồng muốn tham gia vào chương trình phải có sự hiểu biết nhất định
67
các chinh sách thông qua tuyên truyền, tập huấn. Tiến hành triển khai theo nhóm nòng cốt tạo cơ sở hình thành những hạt nhân, những kênh tiên phong trong cộng đồng. Một trong những biện pháp tạo hiệu ứng tích cực thu hút sự tham gia của thành viên trong cộng đồng đó là tính lan tỏa từ người tiên phong trong cộng đồng. Hoạt động này diễn ra ở hầu hết các “điểm sáng”giảm nghèo.
Vai trò quan trọng của nhóm nòng cốt thôn bản trở nên quan trọng, các nhóm nòng cốt nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm, lắng nghe tiếng nói của người dân, huy động được người dân thực hiện các sáng kiến cộng đồng và tham gia vào các chương trình – dự án. Thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng một cách tích cực vào việc ra quyết định liên quan đến chính đời sống của họ. Bên cạnh đó cần đổi mới cách thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả hơn về các chính sách giảm nghèo. Các thông điệp truyền thông cần gắn liền quyền lợi với trách nhiệm của người nghèo. Chú trọng công tác truyền thông đến người nghèo qua các kênh thiết chế cộng đồng ở từng thôn bản (dòng họ, người có uy tín, tổ nhóm cộng đồng
● Các giải pháp đối với chính quyền
Tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ xã nhằm xây dựng và duy trì năng lực lập kế hoạch cho địa phương. Năng lực lập kế hoạch không đồng đều giữa xã thuận lợi và xã khó khăn, giữa xã vùng thấp và xã vùng cao DTTS. Ngay trong một xã, sự chênh lệch về năng lực giữa các thành viên tổ công tác LKH, các ban ngành đoàn thể xã hay giữa các thôn ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng LKH. Trên thực tế, tổ công tác lập kế hoạch thôn thường huy động người dân đến tham gia buổi họp thu thập thông tin tại cấp thôn và thảo luận về danh mục các đề xuất ưu tiên, chưa có khả năng hướng dẫn thảo luận và điền thông tin đầy đủ vào các biểu mẫu theo logic LKH (vấn đề-nguyên nhân-giải pháp-hoạt động).
68
Ngoài ra chính quyền cấp xã cần thực hiện các kết quả thu được trong sử dụng công cụ ABCD và PRA hình thành nên các tiểu dự án nông nghiệp nhằm tận dụng các thế mạnh địa phương, cải thiện đời sống người dân. Bên cạnh đó một số công trình được triển khai dưới hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã chứng tỏ được năng lực của cán bộ cấp xã đã được thử nghiệm thành công tại một số địa phương
Tổ chức đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người nghèo, người dân tại cộng đồng một cách cầu thị, trân trọng lắng nghe để hoàn thiện các chương trình tại địa phương (tại hội trường UBND xã)
Tổ chức các cuộc khảo sát học tập kinh nghiệm cho cán bộ và một số tác viên cộng đồng, hộ nghèo có thành tích, tại các huyện,tỉnh bạn về kinh nghiệm công tác giảm nghèo.
Tổ chức kiểm tra, giám sát theo chuyên đề việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng, việc triển khai thực hiện và công tác quản lý Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo các cấp và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ theo quy định.
3.1.3. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực và kiến thức nhân viên xã hội
Công tác xã hội (CTXH) có những nhiệm vụ cơ bản: Phục hồi tiềm năng sẵn có hoặc chức năng đã bị thương tổn của khách hàng; Nối kết khách hàng với tài nguyên trong xã hội; Phòng ngừa xảy ra vấn nạn cho cá nhân và xã hội; Đóng góp vào sự hình thành và cải tiến các chính sách xã hội. Nhân viên CTXH là tác nhân thay đổi/change agent. Dù làm việc với cá nhân, hay gia đình, nhóm, hay cộng đồng, mục tiêu của nhân viên CTXH luôn luôn là sự thay đổi từ trạng thái xấu đến trạng thái tốt hơn cho khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, nhân viên CTXH phải có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.
69