Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 31 - 39)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỂN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Ninh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Bác Ái, phía Đông giáp và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía Đông Nam giáp huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam,phía Tây giáp huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, và phía Tây Nam giáp huyện Đức Trọng. Tổng diện tích tự nhiên 77.194 ha, chiếm 22,95%

tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Toàn huyện có 07 xã và 01 thị trấn với 61 thôn, khu phố; Có 2 xã Hoà Sơn và Ma Nới (thuộc xã khu vực III); và 04 xã Lâm Sơn, Lương Sơn, Quảng Sơn và Mỹ Sơn (thuộc xã khu vực II). Có 24 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn

Hình 2.1: BẢN ĐỒ HUYỆN NINH SƠN

27

+ Địa hình Ninh sơn chia cắt khá mạnh ,thấp dần từ phía Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, có nhiều bậc thềm địa hình và tạo nên nhiều kiểu địa hình đa dạng: gò đồi, vùng trũng và núi cao xen kẽ nhau khá phức tạp.

Trong đó mỗi bậc là địa hình đồi núi bao quanh tạo thành những thung lũng hẹp.

+ Về thời tiết khí hậu: Ninh Sơn nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu mang tính đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khắc nghiệt nắng và gió, với đặc trưng mưa ít ,nắng nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.000 -1.200 mm, nên thường xuyên bị khô hạn thiếu nước cho sản xuất nông, lâm nghiệp

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Ninh Sơn

Huyện Ninh Sơn có 08 đơn vị hành chính cấp xã. Thị trấn Tân Sơn và 7 xã trong đó: Có 6 xã thuộc diện xã khó khăn và 2 xã và 12 thôn thuộc diện ĐBKK của chương trình 135 tỉnh Ninh thuận. Nguồn thu nhập chủ yếu của huyện dựa vào Nông- Lâm nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Ninh Sơn trong những năm qua đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần cải thiện đời sống hướng đến xóa nghèo bền vững. Tuy nhiên hiệu quả chưa tương xứng với suất đầu tư.

● Dân số, lao động

Dân số huyện Ninh Sơn là 20.338 hộ/83.568 khẩu, trong đó 4.219 hộ/18.636 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 20,8%. Tỷ lệ tăng dân số chung toàn huyện 2,62%/năm, trong đó tăng tự nhiên là 1,82% . Hiện nay số hộ nghèo trong toàn huyện là 3.253 hộ/ 12.849 khẩu, chiếm tỷ lệ 15,99% , hộ cận nghèo 2.292 hộ/ 9.614 khẩu, chiếm tỷ lệ 11,27%.

Nguồn lao động trong độ tuổi trong huyện Ninh Sơn khoảng 60.986 người, chiếm 73,3% dân số, trong đó số lao động có nhu cầu đào tạo nghề 6.965 người, cơ cấu lao động đơn giản chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp,

28

0.00 500.00 1000.00 1500.00 2000.00 2500.00

2010 826.28 269.70 265.4 1361.38

2011 1226.57 433.70 330.2 1990.46

2012 1359.08 519.5 383.03 2261.61

 Nông –Lâm  nghiệp - Thủy 

 Công nghiệp-  xây dựng

Thương mại-

dịch vụ Tổng 

chiếm 86,17%; dịch vụ chiếm 12,25%; các ngành nghề công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ rất thấp, do chưa phát triển và thường chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình như xây dựng, thợ mộc, thợ may, đan lát.

● Về kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ

Tình hình kinh tế của huyện Ninh Sơn phát triển theo cơ cấu nông-lâm nghiệp là chính, chiếm 57,4%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 20,7%, thương mại-dịch vụ 21,9%;

Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện Ninh Sơn (Đơn vị tính : tỷ đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ninh Sơn năm 2012

+ Nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 6 - 7%/năm, nâng cao giá trị sử dụng đất, phấn đấu đến năm 2015 đạt giá trị sản xuất 55 - 60 triệu đồng/ha

+ Chăn nuôi: Tập trung nâng cao chất lượng đàn gia súc, phát triển hình thức chăn nuôi heo theo trang trại quy mô lớn ( 1000 – 1200 con heo thịt/ trại ) chăn nuôi tập trung vào thị trấn Tân Sơn, Quảng Sơn với hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm CP. Đối với mô hình chăn nuôi dê, bò, cừu trang trại theo từng hộ gia đình, hiện nay quy mô tổng đàn của toàn huyện đang phát triển ổn định: đàn dê, cừu theo hướng chăn nuôi quy mô lớn, trong đó tập

29

trung cải tạo giống cừu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu với Tập đoàn Nông súc sản TP Hồ Chí Minh, riêng đàn bò tiêu thụ trong nước.

+ Về sản xuất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 83,13 % diện tích đất tự nhiên trong đó là đất rừng phòng hộ và đất rừng sản suất. Đến nay huyện Ninh Sơn đã phát huy dự án “ Giao rừng khoán quản ” có sự tham gia của người dân ( PRA ).

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu Nông- Lâm - thủy sản huyện Ninh Sơn

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ tăng BQ (%/năm) SL (tỷ

đồng) Tỷ

lệ

%

SL (tỷ đồng)

Tỷ lệ

%

SL (tỷ đồng)

Tỷ lệ

% I Nông

Nghiệp 805,56 97,5 1.204,05 98,2 1.317,64 97,0 29,5 1 Trồng trọt 489,78 60,8 721,37 59,9 757,89 57,5 26,2 2 Chăn nuôi 204,79 25,4 284,68 23,6 381,69 29 36,5 3 Dịch vụ 110,99 13,8 198,01 16,4 178,06 13,5 34,2 II Lâm

Nhgiệp 13,3 1,6 15,56 1,23 33,01 2,4 64,6 III Thủy Sản 7,43 0,9 6,96 0,57 8,44 0,6 7,5

Tổng 826,28 1.226,57 1.359,08 29,6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ninh Sơn năm 2014

+ Phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ: Ninh Sơn tập trung phát triển các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ sản xuất-tiêu dùng, thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo

30

+ Dịch vụ thương mại: phát triển các ngành dịch vụ, thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo lấy thị trấn Tân Sơn làm trung tâm phát triển rộng mạng lưới thương nghiệp nông thôn, đảm bảo cung cấp kịp thời các công cụ và vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

● Lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội

+ Hệ thống y tế: Ninh Sơn có bệnh viện đa khoa khu vực của tỉnh 200 giường bệnh, Trung tâm y tế dự phòng huyện trực thuộc Sở Y tế, phòng y tế thuộc UBND huyện có nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trong huyện như vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng khám ngoài giờ của BS và các cửa hàng thuốc chửa bệnh ( Đông y,Tây y ) các trạm y tế xã, đội ngũ cán bộ y tế trong huyện hiện có 342 người trong đó có 65 y, bác sỹ, 194 y tá, 35 nữ hộ sinh.

+ Hệ thống giáo dục: Ninh Sơn có hệ giáo dục phổ thông hoàn chỉnh từ các lớp mẫu giáo, mầm non đến PTTH. Mẫu giáo, mầm non các xã, thị trấn trong huyện đều có cơ sở Mẫu giáo, mầm non. Hệ tiểu học: Mỗi xã có từ 5 - 6 trường, các phòng tương đối khang trang cho 35-40 em/ phòng. Đến nay trên toàn huyện có 16/21 trường đạt chuẩn quốc gia.

Trung học cơ sở ( PTCS ): Hiện nay mỗi xã thị trấn đều có 01 trường, cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng ngu cầu học tập của học sinh, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% , trên toàn huyện có 4/7 trường đạt chuẩn quốc gia.

Trung học phổ thông ( PTTH ) Ninh Sơn có 3 trường và 1 trường nội trú cho học sinh dân tộc trong tỉnh, hầu như các trường cấp III trong huyện được đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ giáo viên.

+ Hệ thống nhà văn hóa, nhà cộng đồng – điểm bưu điện các thôn:

Tại trung tâm huyện có các công trình văn hóa: Trung tâm thể dục thể thao huyện, Trung tâm văn hóa thanh thiếu niên huyện, Cung thiếu niên

31

huyện do Đoàn thanh niên quản lý, Công Viên văn hóa các dân tộc, sân bóng đá huyện

2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực và vốn tài sản xã hội tại cộng đồng

Phát triển nguồn nhân lực tại cộng đồng:

Đánh giá phát triển nguồn nhân lực là giải pháp có tính quyết định trong công tác xã hội về hoạt động phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững nhằm thúc đẫy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Sơn, trong tiến trình xóa đói giảm nghèo bền vửng tại Ninh Sơn. Đầu tiên là đẩy mạnh xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực về công tác ở các xã vùng cao ( Hòa Sơn, Lâm Sơn ) vùng dân tộc đặc biệt khó khăn(ĐBKK) dân tộc Răc Lây xã Ma Nới, thôn Mỹ Hiệp xã Mỹ Sơn, thôn Trà Giang xã Lương Sơn, thôn Gòng, Tầm Ngân xã Lâm Sơn, dân tộc Chăm thôn Lương Tri xã Nhơn Sơn, dân tộc Nùng thôn Thạnh Mỷ xã Mỷ Sơn. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực tại cộng đồng lực lượng lao động có chất lượng, có năng suất kỷ năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, hướng đến mục tiêu cụ thể của huyện Ninh Sơn.

Bằng phương pháp thực hành CTXH với người nghèo, nắm bắt nguồn nhân lực của từng địa phương, từng nhóm cộng đồng về những cá nhân có uy tín, có tay nghề cao, có kỷ năng và nhiều đóng góp cho cộng đồng. Tác viên cộng đồng tiến hành xây dựng các nhóm và kết nối vận động tham gia hoạt động tại cộng đồng:

- Những cá nhân, nhóm có kinh nghiệm trong làm ăn

- Những cá nhân, nhóm có kỹ năng, tay nghề cao trong cộng đồng - Nhóm giáo viên được người dân tin yêu và có đóng góp tích cực trong giáo dục tại cộng đồng.

- Nhóm thầy thuốc YHDT:

32

- Những cá nhân có kinh nghiệm trong lãnh đạo: Là những già làng, trưởng bản, số cán bộ lảo thành uy tín.

Thông qua các nhóm nòng cốt tại địa phương nhằm khuyến khích lao động sản xuất, vận động con cháu, người trong gia đình, dòng họ, nhân dân trong thôn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

● Nguồn vốn tài sản xã hội tại cộng đồng:

Các hội đoàn, tôn giáo và những phong tục tập quán lành mạnh, môi trường chính sách

- Hội Chữ thập đỏ tích cực trong các hoạt động vận động làm công tác từ thiện như quyên góp tai nạn, quyên góp lũ lụt, tổ chức ủng hộ các cháu thiếu nhi trong các dịp lể hội.

- Hội Cựu chiến binh với các hoạt động gương mẫu, vận động đi đầu trong các phong trào hoạt động: nghĩa vụ công dân, thăm hỏi, động viên.

- Hội Người Cao tuổi với phương châm “ trẻ xông pha già mẩu mực ” Hội đã vận động toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa ở trong khu dân cư.

- Hội Nông dân thường xuyên kết hợp với hội khuyến nông của huyện đã hướng dẫn bà con dân làng áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng công nghệ cao.

- Hội Phụ nữ phát động phong trào kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, chống suy sinh dưỡng ở trẻ em.

- Hội khuyến học hằng năm trao học bổng cho những em có gia đình hoàn cảnh khó khăn vận động các em đi họctốt hơn, Hội thường xuyên động viên học sinh ra đúng lớp đúng tuổi, chống bỏ học, chống thôi học.

- Đoàn Thanh niên có nhiều hoạt động thiết thực như: Duy trì phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên tham gia phát triển kinh tế giảm nghèo,

33

vận động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, Phân công các tổ chức Đoàn đở đầu trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK

- Tôn giáo tại huyện Ninh Sơn hiện có 5 tôn giáo đang hoạt động gồm:

Phật giáo là tôn giáo có nhiều đạo hửu nhất với 6 Chùa sư ông và 3 Chùa sư nử - Thiên chúa giáo có 9 giáo xứ 9 Nhà thờ và 2 nhà nguyện – Tinh Lành 2 Nhà thờ và đạo Bà La Môn của người Chăm, Đạo Tổ Tiên của người Nùng.

- Những phong tục tập quán phong phú của người dân:

Đặc biệt xã Ma Nới đa số người dân tộc Răc Lây, trong cộng đồng này không có tôn giáo, có phong tục tập quán riêng: Phong tục lễ hội Làng là lễ hội được tổ chức tại đây như: tục ma chay, lễ mừng lúa mới,riêng dân tộc Răc Lây có các lễ cúng, lễ hội truyền thống, lễ đầu mùa của người Răc Lây được tổ chức long trọng nhất, đông vui nhất.

2.1.4. Vốn tài nguyên thiên nhiên: Đất đai, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên khoán san, tài nguyên rừng, tiềm năng du lịch , cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi

+ Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của huyện 77.194 ha chiếm tỷ lệ 23 % tổng diện tích đất tư nhiên của tỉnh Ninh Thuận, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 17.725,6 ha chiếm tỷ lệ 23% tổng diện tích đất tự nhiên ,đất nuôi trồng thủy sản 149,8 ha chiếm tỷ lệ 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên ,đất lâm nghiệp 35.512,3 ha chiếm tỷ lệ 46% ,đất phi nông nghiệp 4356,3 ha và đất chưa sử dụng 19.450 ha chiếm tỷ lệ 25,2%. Bình quân diện tích đất sản xuất Nông nghiệp trên đầu hộ là 11.682 m2.

+ Tài nguyên nước: có hai con sông lớn chảy ra biển, nước ngầm phong phú đã khai thác du lịch, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, hệ thống nước tự chảy ở các thôn DTTS xã Lâm Sơn, xã Ma Nới và hệ thống cấp nước và thoát nước của các xã trung du, đồng bằng tương đối hoàn thiện.

34

+ Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông của huyện Ninh chủ yếu bằng đường bộ và rất hoàn chỉnh. Ninh Sơn là huyện nghèo nên được đầu tư trực tiếp của Nhà nước như các chương trình ( 30a – 135 ), các chương trình mục tiêu quốc gia, NTM ( nông thôn mới ) và nhiều dự án tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

+ Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi của huyện rất thuận lợi và hiệu quả cao, xuất phát từ nguồn nước chính là thủy điện Đa Nhim được đưa về huyện và 2 huyện liền kề ( Ninh Hải, Thuận Bắc ) bằng 2 kênh chính Kênh Đông và Kênh Tây. Lượng nước của hồ chứa Đa Nhim cung cấp đầy đũ cả năm sinh hoạt dân sinh và tưới tiêu nông nghiệp cho toàn huyện và một số xã của huyện bạn.

+ Hệ thống điện lưới quốc gia: Đến nay trên địa bàn huyện 100% số xã trong toàn huyện đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)