Các yếu tố ảnh hưởng đến cộng đồng đối với người nghèo

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 27 - 31)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cộng đồng đối với người nghèo

+ Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo:

Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận hằng năm tổ chức cho các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi. Gắn vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu vay vốn ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng hộ.

+ Chính sách hỗ trợ về nhà ở, điện, nước sinh hoạt:

Hỗ trợ nhà đại đoàn kết của UBMTTQ tỉnh vận động giúp cho các hộ nghèo xây dựng và sửa chữa (bị nhà sập, hư hỏng do lũ lụt, thiên tai) sập hoàn toàn 5 triệu đồng/ căn, nhà hư hỏng nặng 2 triệu đồng/ căn.

+ Chính sách đầu tư về CSHT và hỗ trợ về điện, nước sinh hoạt cho cộng đồng: Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo với mức là 30.000 đồng/hộ/tháng theo Quyết định số 268 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chính sách hổ trợ dân tộc ĐBKK:

Đây là chính sách của Nhà nước dành riêng cho đồng bào dân tộc Răc Lây các thôn Mỹ Hiệp xã Mỹ Sơn, Trà Giang xã Lương Sơn, Gòng, Tầm Ngân xã Lâm Sơn, Lương Giang xã Quảng Sơn và xã Ma Nới. Dân tộc Chăm thôn Lương Tri xã Nhơn Sơn huyện Ninh Sơn nhằm cải thiện đời sống và hổ trợ vốn để phát triển sản xuất

+ Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:

23

Tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo có nhu cầu về các lĩnh vực như đất đai, nhà ở, thừa kế, hộ khẩu, hộ tịch, hôn nhân gia đình và các chế độ chính sách khác của Nhà nước tại Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh.

1.5.2. Các chính sách đối với người nghèo + Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:

Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, các cấp cùng với các hội đoàn thể vận động, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo đến trường.

+ Chính sách hỗ trợ về y tế:

Mua và cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua quỹ khám chữa bệnh Tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường đội ngũ y, bác sỹ, các trang thiết bị y tế về cơ sở.

+ Chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động:

Tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động nghèo có nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính Phủ). Người nghèo đi học nghề được miễn tiền học phí, hỗ trợ tiền ăn, đi lại và giới thiệu tìm việc làm theo quy định hiện hành

+ Các dự án và các chương trình mục tiêu quốc gia: Như dự án hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo.

24 1.5.3. Nguồn lực – Kết nối nguồn lực

Trên cơ sở các dự án, các CTMTQG, các chương trình đầu tư sinh kế, các chương trình lồng ghép của Nhà nước của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp đang hoạt động tại cộng đồng Từ đó tác viên cộng đồng giúp cho người dân quản lý và khai thác tốt, phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Kết nối nguồn lực và quản trị tốt tài sản, tài nguyên của cộng đồng từ các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án của các tổ chức tài trợ về đầu tư cơ sở hạ tầng tại cộng đồng.

Tiểu kết chương 1

Nội dung của chương này là trình bày lý luận về phát triển cộng đồng đối với người nghèo. Những vấn đề được đề cập tới bao gồm một số khái niệm liên quan đến đối tượng đang nghiên cứu của đề tài, cụ thể các quan niệm về công tác xã hội cũng như vài trò của công tác xã hội trong lĩnh vực giảm nghèo. Các quan niệm nghèo trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các đặc điểm cũng như tiêu chí phân loại nghèo. Chúng tôi đề cập thêm về cách tiếp cận nghèo mới của các tổ chức quốc tế đang thực hiện và hiện nay nước ta đang áp dụng: Đó là cách tiếp cận nghèo đa chiều nhằm làm rõ hơn quan niệm nghèo theo thu nhập hiện nay. Một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong chương này chính là quan niệm về phát triển cộng đồng, những nguyên lý của phát triển cộng đồng, các mục tiêu của phát triển cộng đồng hướng đến, vị trí của phát triển cộng đồng trong công tác xã hội cũng như hoạt động giảm nghèo.

Đồng thời đề tài nghiên cứu cũng trình bày môt số phương pháp chính thường được sử dụng trong phát triển cộng đồng, đó là phương pháp phát

25

triển cộng đồng dựa vào nội lực – ABCD; phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia – PRA; những công cụ phổ biến được sử dụng trong.

Phân tích kỷ năng, phẩm chất đạo đức và vai trò của tác viên trong phát triển cộng đồng những yếu tố cần thiết để tác viên sử dụng thúc đẩy cộng đồng thay đổi. Những cách tiếp cận và xu hướng lựa chọn ứng dụng mô hình phát triển tại nước ta trước và sau đổi mới, cũng như cách tiếp cận hiện nay cũng được đề cập đến.

Phần cuối của chương này, tập trung phân tích và giới thiệu các chính sách của nhà nước, các chính sách đối với người nghèo đang thụ hưởng tại địa phương, Cách vận dụng kỷ năng quản trị và điều hành các nguồn lực cộng đồng, kết nối nguồn lực cộng đồng nhằm phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại huyện Ninh Sơn.

26 Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)