Các mô hình sinh kế giảm nghèo theo hướng phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 45 - 58)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỂN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

2.3. Các mô hình sinh kế giảm nghèo theo hướng phát triển cộng đồng

Xây dựng các mô hình phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững là nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận chính sách, nguồn lực thị trường( thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỷ thuật, công nghệ…) hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững tại cộng đồng, từ đó nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.

Thực hiện quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ V/việc xây dựng Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2013-2015. BCĐ giảm nghèo của huyện Ninh Sơn đã xây dựng và thực hiện dự án với nội dung sau:

● Đánh giá mô hình phát triển cộng đồng giảm nghèo đặc thù và nhân rộng mô hình đạt hiệu quả cao, nâng cao năng lực sản xuất cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo; giúp cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận, học hỏi và áp dụng phương pháp phát triển kinh tế hiệu quả, tiến tới phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.

Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; các hộ sản xuất giỏi vận động để họ tham gia làm nòng cốt giúp đỡ các hộ nghèo về phương pháp sản xuất, kinh doanh có kết quả tốt, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương mình.

● Các chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình phát triển cộng đồng giảm nghèo

41

- Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề; nhân rộng các mô hình khuyến nông - lâm - ngư ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động nghèo; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa;

- Hỗ trợ hộ nghèo và cộng đồng tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình giảm nghèo liên kết giữa hộ nghèo với doanh nghiệp; hỗ trợ kết nối hộ nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

- Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng cho hộ nghèo ở xã biên giới;

- Thực hiện mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ;

- Thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng;

- Thực hiện mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình;

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công do các địa phương, các tổ chức đã thực hiện.

2.3.1. Các mô hình sinh kế giảm nghèo theo hướng PTCĐ đang phát huy hiệu quả tại cộng đồng

● Mô hình “hộ gia đình nuôi bò sinh sản vùng khô hạn”: Đây là mô hình phù hợp với nhu cầu và khả năng của các hộ nghèo của vùng khô hạn của huyện Ninh Sơn, hiện nay mô hình này được đánh giá hiệu quả và đang nhân rộng trong địa phương.Kết quả đạt được trên đây là hoạt động tích cực và hiệu quả của các tác viên cộng đồng (nhân viên CTXH) tại cộng đồng

- Bước đầu vận động tổ chức tập huấn cho các xã với số lượng 70 học viên/ 02 lớp đối tượng là hộ nghèo và cận nghèo. Sau đó tiến hành khảo sát

42

đánh giá từng hộ gia đình, từng địa phương về điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nhân lực, đáp ứng mô hình sinh kế chăn nuôi trâu, bò sinh sản, và sau đó các hộ ký cam kết tham gia mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân phiên, theo số liệu khảo sát 03 năm 2013 – 2015:

- Thôn Lập Lá, xã Lâm Sơn đối tượng là người kinh nghèo với kinh phí hỗ trợ là 540.000.000 đồng bằng 67 con bò sinh sản( 01 con / hộ ).

- Thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn đối tượng là dân tộc Nùng đầu tư đến nay là 82 con với kinh phí hỗ trợ ban đầu 500.000.000 đồng.

- Thôn Trà Nô, Ma Nới xã miền núi Phước Hà, huyện Thuận Nam với 80 con bò giống, tổng kinh phí là 500.000.000 đồng.

- Hai thôn Trà Giang 2 và Trà Giang 4 của xã Lương Sơn với 88 con bò giống, tổng kinh phí hỗ trợ 500 triệu/50 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số.

Mô hình này là hoạt động cộng đồng có sự tham gia của người dân, giúp cho hộ nghèo phát triển chăn nuôi, tạo việc làm cho người dân, cơ hội để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đánh giá kết quả đạt được của mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản và bò thịt có khả năng nhân rộng cho các hộ trên địa bàn toàn tỉnh, phù hợp với thổ nhưỡng và tập quán của người nghèo. Bước đầu đem lại vốn làm ăn cho bà con, giảm thiểu thời gian nhàn rỗi trong sản xuất và tạo thêm nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2015 tổng số đầu tư trong toàn huyện hơn 02 tỷ, kết quả thu hồi vốn và luân chuyển trong huyện được 04 đợt với tổng số 95 hộ/1,06 tỷ đồng.

+ Tiến trình thực hiện mô hình chăn nuôi bò vùng khô hạn

Thực hiện chương trình MTQG về giảm nghèo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận chủ trì, huyện Ninh Sơn thực hiện: Dự án mô hình “Hộ gia đình nuôi bò sản xuất” tiến trình triển khai mô hình, phát huy tốt

43

vai trò tác viên cộng đồng, cán bộ kỷ thuật, cán bộ thôn bản thực hiện đúng quy trình, tiến độ đề ra:

- Bước 1: Năm 2013, để thực hiện mô hình, bước đầu tiên huyện Ninh Sơn triển khai xuống các địa phương, yêu cầu thị trấn và các xã tổ chức họp, lấy ý kiến người dân về việc trển khai mô hình. Qua đó, đánh giá nhu cầu hiện tại của người dân, mong muốn của người dân để mô hình khi triển khai sẽ đạt được nhiều hiệu quả và chất lượng lâu dài. Sau đó, huyện tổ chức họp cùng thị trấn, các xã để nắm lại các thông tin, theo đó người dân đều ủng hộ việc thực hiện mô hình.

- Bước 2: Huyện Ninh Sơn triển khai xuống thị trấn, các xã thực hiện việc lựa chọn người tham gia lớp tập huấn có các tiêu chí sau: Là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong nhiều năm, ưu tiên những gia đình vừa mới xảy ra các biến cố đau thương; có người trong độ tuổi lao động; có nguồn đất nhưng chưa có vốn để trồng trọt, chăn nuôi; là hội viên tích cực của hội nông dân, hội phụ nữ; có tiếng nói, uy tín trong người dân (để sau này có thể triển khai lại mô hình với các hộ gia đình khác); chịu khó học hỏi, cần cù và siêng năng.

- Bước 3: Huyện Ninh Sơn thực hiện kế hoạch mở hai lớp tập huấn, mỗi lớp 5 ngày triển khai nội dung “Lập kế hoạch phát triển kinh tế gia đình”

cho các xã, thị trấn với số lượng 70 người dân một lớp.

- Bước 4: Huyện Ninh Sơn thành lập đoàn khảo sát gồm 5 người, trưởng đoàn là Phó chủ tịch huyện phụ trách văn hóa xã hội tiến hành đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nhân lực tại cộng đồng. Tham khảo mô hình sinh kế chăn nuôi bò sinh sản tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

44

- Bước 5: Tiến hành tuyên truyền về mô hình và tổ chức đăng ký tham gia mô hình, tổ chức họp dân, bình xét lại, mỗi xã chọn 20 hộ tham gia mô hình, và gửi danh sách lên huyện tổng hợp.

- Bước 6: Tháng 1 năm 2014, hỗ trợ con giống, phí làm chuồng và vốn ban đầu để trồng cỏ chăn nuôi bò; mỗi hộ gia đình được hỗ trợ trọn gói 30.000.000 đồng. Thực hiện cam kết giữa người dân với địa phương; mỗi tháng người dân phải thực hiện việc trả vốn, không lãi suất để vốn được xoay đầu cho các hộ nghèo khác.

- Bước 7: Huyện thành lập đoàn kiểm tra mô hình gồm 6 thành viên, phối hợp cùng thị trấn, các xã giám sát mô hình hàng quý, và có báo cáo đề xuất.

- Bước 8: Tổ chức họp đánh giá kết quả năm về triển khai mô hình cuối năm 2014; tiếp tục xoay nguồn vốn cho hộ gia đình nghèo và cận nghèo khác.

+ Đánh giá kết quả thực hiện mô hình: Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành các phương pháp quan sát, giả điền và tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ và nhân dân vùng dự án, với mốt số kết quả khả quan sau:

- Các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo nắm được các kiến thức chăm sóc cho bò, biết kết nối tốt với hộ nông dân khi có nhu cầu cần hỗ trợ thông qua lớp tập huấn. Ông Chamaléa Đấm (1967), gia đình ông thuộc hộ gia đình nghèo, ông đang nuôi 4 người con đang đi học, qua việc được chọn là hộ dân thí điểm thực hiện mô hình, ông đã có những chia sẻ như sau, “Trước giờ gia đình tôi ăn bắp thì nhiều, ăn cơm thì chỉ có nhờ gạo nhà nước. Con tui đi học cũng nhờ nhà nước lo, không thì chỉ có ở nhà đi làm rẫy thôi. Nhờ được cán bộ quan tâm, nhà tui được cho con bò với tiền làm chuồng, bò nhà tui bây giờ có chửa, sắp có con bò nhỏ rồi; còn con bò đực kia tui nuôi cũng tốt lắm, có bệnh thì nhờ mấy anh cán bộ xuống khám, sắp bán được thịt. Có tiền tui sẽ trả

45

lại cho nhà nước, để các hộ gia đình khác trong thôn cũng có bò như nhà tui.”.

Hay như chị Chamaléa Thị Nghém (1980 ) “Gia đình cũng muốn thoát nghèo, thoát khổ, mà chỉ biết đi làm rẫy ở trên núi, ông trời cho nước thì mình mới làm được nên không hết nghèo được. Nhờ cán bộ quan tâm, gia đình được cho bò, cho tiền nên bây giờ cũng thấy phấn khởi lắm, nhà nước lo cho bò nhà mình lắm, có bệnh gì cũng nhờ cán bộ xuống xem được. Cũng mong là những người khác như mình được cho bò để nuôi như gì.”.

- Đời sống được cải thiện qua việc được hỗ trợ con giống và nguồn vốn ban đầu.

- Giúp người dân bắt đầu tự chủ về kinh tế, không trông chờ, ỷ lại vào các hoạt động hỗ trợ về vật chất của Nhà nước, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân.

● Mô hình “ trồng lúa nước của xã Ma Nới DTTS Răc Lây ”: Mô hình sản xuất thâm canh cây lúa nước do Tỉnh đoàn phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giúp các hộ gia đình dân tộc thay đổi tập quán sản xuất. Tiến trình này được thực hiện các bước cụ thể sau:

- Quy hoạch vùng đất trồng lúa nước đảm bảo phù hợp thổ nhưỡng, thâm canh cay lúa nước, mô hình triển khai thâm canh trên 17,5ha lúa nước tại thôn Ma Rớ với 70 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số tham gia

- Phối hợp với Hội Nông dân tổ chức cho bà con dân tộc đi tham quan học tập canh tác lúa nước, hướng dẫn đắp bờ, cải tạo đất, ngâm ủ giống và xuống giống; theo dõi phát triển cây lúa, nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc, thu hoạch; tổ chức hội thảo đầu bờ cho các hộ nông dân. Hướng dẩn cho bà con sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu có hiệu quả và cách thức sử dụng nước tưới nước tiết kiệm, cách ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp...

- Mô hình bắt đầu thực hiện năm 2012, Nhân viên công tác xã hội tại địa bàn vận động thực hiện mô hình đi vào hoạt động tương đối thuận lợi nhờ

46

vào sự quan tâm của chính quyền và đoàn thể tại địa phương. Đến vụ đông xuân 2014 -2015 bà con đã tự chủ các công việc và có hiệu quả rất phấn khởi.

Đầu năm 2015 mô hình thâm canh lúa nước được nghiệm thu và đánh giá cao với năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha. đây là mô hình hiệu quả được nhân rộng toàn xã, thay đổi tập quán trong sản xuất lúa rẩy truyền thống, rất dể bị khô hạn và bà con dân tộc được các cán bộ kỷ thuật, các hộ kinh doanh BVTV, thuốc trừ sâu, phân bón,chuyển giao kỷ thuật tại đồng cho người dân tộc Răc Lay. Đến nay Sở Nông nghiêp PTNT đầu tư dự án trồng lúa nước nhân rộng đại trà với sự tham gia của 273 hộ (hộ nghèo và cận nghèo), tổng kinh phí thực hiện mô hình 1.063.989.500 đồng. Năng suất bình quân đạt 50 - 55 tạ/ha, sau khi trừ chi phí người dân thu được 14-16 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn so với trồng lúa rẩy 6 tháng truyền thống.

Trước đây, các hộ dân thuộc thôn Tà Nôi, xã Ma Nới trồng lúa nước luôn dựa vào nguồn nước tự nhiên, sản xuất không theo một quy trình, nay biết cách sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để cây lúa được tốt hơn. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn đã quyết định áp dụng mô hình thâm canh trồng lúa nước mới cho các hộ dân tại thôn Tà Nôi, xã Ma Nới.

+ Các bước thực hiện mô hình:

- Bước 1: Thành lập BCĐ do Sở Nông Lâm chủ đạo, Đoàn công tác có trách nhiệm triển khai, giám sát mô hình và thống nhất thí điểm tại thôn Tà Nôi, xã Ma Nới ( vùng DTTS Rắc Lây) với diện tích thí điểm 17,5 ha.

- Bước 2: Huyện Ninh Sơn chọn thôn Tà Nôi, xã Ma Nới triển khai mô hình, Tác viên cộng đồng vận động cùng cán bộ kỷ thuật nông nghiệp, cán bộ thôn đến các hộ gia đình, lấy ý kiến người dân về việc thí điểm mô hình, họp hướng dẩn, giải thích và bình chọn các hộ thí điểm đợt đầu tiên trong tôn. Thí điểm cho 70 hộ gia đình; tiêu chí hộ gia đình được chọn: Là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trong nhiều năm, có người lao động; có ruộng trồng lúa;

47

chăm chỉ cần cù, siêng năng. Bà Pinăng Thị May (1986): “Trước giờ mình đi làm rẫy trên núi, có nước ông trời cho thì năm đó bán được lúa, có tiền để lo cho gia đình, còn năm nào ông trời không cho nước thì cũng đành chịu. Qua lớp tập huấn này, mình biết thêm nhiều kiến thức, trồng lúa không chỉ là bỏ hột xuống cho nó mọc lên là được, phải biết lựa giống, thời gian, chăm sóc thật kỹ thì cây lúa mới khỏe.”

- Bước 3: Mở lớp tập huấn về kỹ năng trồng lúa thâm canh mới, có áp dụng phương pháp, quy trình mới, tiến bộ hơn. Lớp tập huấn diễn ra trong vòng 5 ngày.

- Bước 4: Huyện Ninh Sơn thành lập đoàn khảo sát để tiến hành đánh giá về điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nhân lực tại thôn.

- Bước 5: Tổ chức họp các hộ gia đình, lấy ý kiến lần cuối về việc tham gia thí điểm mô hình. Cam kết giữa người dân và chính quyền địa phương.

- Bước 6: Hỗ trợ giống lúa, chi phí mua thuốc trừ sâu, diệt cỏ…; mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 20.000.000 đồng.

- Bước 7: Huyện thành lập đoàn kiểm tra mô hình và phối hợp cùng thôn, xã đến giám sát mô hình hàng quý, và có báo cáo cụ thể, cũng như có những đề xuất để thay đổi phù hợp.

- Bước 8: Tháng 03/2016, tổ chức họp đánh giá kết quả năm về triển khai mô hình; tiếp tục xoay nguồn vốn cho hộ gia đình nghèo và cận nghèo khác.

+ Kết quả triển khai mô hình qua gặp mặt các hộ nghèo tiến hành phỏng vấn sâu:

- Các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo nắm được các kiến thức về thâm canh lúa nước, biết kết nối tốt với hộ nông dân khi có nhu cầu cần hỗ trợ thông qua lớp tập huấn.

48

- Đời sống được cải thiện qua việc được hỗ trợ giống và nguồn vốn ban đầu.

- Giúp người dân tự chủ về nguồn kinh tế, có nguồn thu nhập ổn định để gia đình có thể thoát nghèo bền vững.

2.3.2. Mô hình phát triển cộng đồng, hỗ trợ hộ nghèo tham gia liên kết gia công chế biến hàng xuất khẩu tại xã Quảng Sơn

Đây là mô hình do Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với Lâm trường Ninh Sơn, HTX Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Quảng Thuận chuyên sản xuất mây - tre đan xuất khẩu, các sản phẩm được làm từ mây tre. Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức dạy nghề, tập huấn cho gần 80 chị / 02 khóa ( mỗi khóa 20 ngày ) Hiện nay, có 4 tổ đang hoạt động làm ra các sản phẩm như mành trúc, giỏ xách, giỏ đựng hoa... Lâm trường Ninh Sơn cung ứng vật tư, HTX Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Quảng Thuận tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Tích cực của mô hình này là kỹ thuật đơn giản lại phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng trong gia đình, giúp tăng thêm thu nhập và tạo công ăn việc làm cho chị em trong thời gian nhàn rỗi. Ngoài ra giải quyết việc làm cho người nghèo các xã miền núi ven rừng tranh thủ trong những ngày nông nhàn thu hoạch mây tre thuận tiện và có thu nhập, công việc không phải đi xa nhà, chủ động công việc, hạn chế của mô hình thủ công mỹ nghệ thu nhập không cao, giá thành công lao động thấp, chưa thuyết phục cho người lao động.

2.3.3. Mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng cho các hộ nghèo ở vùng đồi núi giáp ranh giửa các tỉnh lân cạnh (Lâm đồng, Bình Thuận)

Đây là mô hình do BCH QS Tỉnh là đơn vị đầu mối thực hiện dự án sinh kế tại các xã giáp ranh theo đề án phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của Tỉnh. Mô hình này được giao cho các tác viện cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện về kỷ thuật, lực lượng quân sự bảo vệ và hổ

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)