Một số kiến nghị trong tiến trình nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 74 - 79)

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN NINH SƠN, TỈNH

3.2. Một số kiến nghị trong tiến trình nghiên cứu đề tài

Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp;

Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các cấp; Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo, cụ thể:

- Cần tiếp tục quan tâm và đầu tư các chương trình chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo khó khăn đặc biệt là huyện Ninh sơn

- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng

- Thủy lợi tập trung đầu tư các công trình thủy lợi để tăng tưới tiêu diện tích đất nông nghiệp

- Theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững từng địa bàn cụ thể, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả cho các địa phương trong tỉnh Đánh giá thường xuyên các dự án, các chính sách giảm nghèo và đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm bổ xung kịp thời, phù hợp.

- Tăng cường vốn đầu tư hàng năm cho chương trình MTQG giảm nghèo, như vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư nên tập trung, không giàn trải.Bổ sung các nguồn vốn vay như vốn vay GQVL, vay hỗ trợ sản xuất, vay xuất khẩu lao động.

3.2.2. Đối với UBND huyện Ninh sơn

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá các nội dung hoạt động và các chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm của cộng đồng thôn DTTS sống tách rời các xã người Kinh (thôn Răc Lây, Nùng xã Mỹ Sơn; Chăm xã Nhơn Sơn, Tầm Ngân, Gòng

70

xã Lâm Sơn). Kiểm tra, đánh giá các dự án chính sách, mức độ tiếp cận của người nghèo, hộ nghèo thụ hưởng chính sách trên địa bàn huyện Ninh Sơn.

- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, thôn, bản và đội ngũ cộng tác viên về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

- Giám sát chặt chẻ quy trình rà xét họ nghèo, cận nghèo của các thôn, xã trong đợt điều tra hộ nghèo đa chiều (2016)

- Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân nghèo của hộ nghèo; cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo; tổ chức đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ, tổng kết về công tác giảm nghèo trên địa bàn cấp huyện.

- Tập trung công tác giảm nghèo ở các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Trong đó chú trọng tăng cường năng lực cho người dân tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế, bảo đảm người dân tiếp cận được các dịch vụ cơ bản.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cường, bảo tồn và phát triển các giống cây trồng bản địa nhằm bảo tồn nguồn gen cây dược liệu quý hiếm và các văn hóa phi vật thể của địa phương;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng để thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa tại các địa bàn vùng sâu vùng xa.

71

3.2.3. Một số đề xuất nhằm phát huy vai trò tác viên cộng đồng trong kết nối nguồn lực thúc đẩy đổi mới nhận thức, phát huy tiềm năng, nội lực cộng đồng trong công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Ninh Sơn

Nhằm thực hiện tiến trình đổi mới nhận thức cho cộng đồng và thúc đẩy phát huy nội lực phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững tại địa phương

- Phát huy vai trò của người dân trong hoạt động của cộng đồng. Sự tham gia của người dân trong triển khai tổ chức rà soát hộ nghèo (PRA), hộ cận nghèo định kỳ cuối năm trên địa bàn; công nhận danh sách hộ nghèo cấp xã; lập sổ bộ theo dõi hộ nghèo tại địa phương; cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và kết quả thực hiện giảm nghèo tại cộng đồng.

- Quan tâm đào tạo và cử cán bộ thôn, khu phố tham gia các lớp tuập huấn về giảm nghèo do các cấp tổ chức, các chuyên đề nâng cao năng lực giám sát các tiểu dự án phúc lợi công cộng (đối tượng thụ hưởng) vai trò cùng tham gia của người dân.

- Dự án phát triển nhân rộng mô hình quản lý rừng :“ Chăm sóc quản lý thu hoạch diện tích nhóm cây thuốc quý Sa nhân - Thạch học – Mã tiền” Của đồng bào dân tộc Răc Lây xã Ma Nới. Đây là dự án đang có hiệu quả, ổn định đầu ra do Tỉnh Hội Đông Y thu mua.

- Đề án 1956 về dạy nghề nông thôn giữa phòng Lao động Thương Binh Xã Hội và Công ty Dệt May Quãng Phú ( tại thị trấn TânSơn ), riêng trong năm 2015 từ nguồn vốn hỗ trợ đề án 1956 Cty đã dạy nghề và tuyển dụng trên 150 công nhân tại các xã Tân Sơn, Quảng Sơn, Mỹ Sơn, Lâm Sơn.

- Các đề án phát triển nông nghiệp trên địa bàn: Thông qua các ngồn vốn vay của NHCS, NHNN và Quỷ tín dụng nhân dân và ngồn vay đầu tư trồng cây công nghiệp ngắn ngày (mía – mỳ), nguồn vốn của doanh nghiệp cho nông dân vay lãi xuất thấp thời hạn theo vụ mùa. Thủ tục đơn giản được

72

nhân viên nhà máy hướng dẫn, thời hạn thanh lý hợp đồng tiền vay, sau khi nhà máy thu mua hết sản phẩm cho người dân. Đây là mô hình giải quyết việc làm cho người lao động tại cộng đồng (chặt mía, nhổ mỳ, dọn đồng, bốc vác, vận chuyển,chăm sóc…) Hằng năm diện tích sản xuất cây mía đường, mỳ cao sản tại các xã Tân Sơn, Quảng Sơn, Hòa Sơn phát triển, đời sống của người dân được nâng lên.

- Tăng cường kết nối phát triển kinh tế liên vùng theo Chương trình hợp tác toàn diện của tỉnh với các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng.

Liên kết với thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trong việc phát triển các khu du lịch chất lượng cao, khu đô thị mới quy mô lớn, chung cư, biệt thự cao cấp, cao ốc cho thuê văn phòng ở các khu vực giáp ranh. Phối hợp với các huyện trong và ngoài tỉnh thực hiện các chương trình quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch, di tích lịch sử, nét đặc sắc văn hóa góp phần giải quyết việc làm cho người dân sở tại, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Tiểu kết chương 3

Phát triển cộng đồng (PTCĐ) là dự án hướng vào cộng đồng, với mục đích nhằm tạo ra những chuyển biến xã hội tích cực tại cộng đồng dựa trên nhu cầu của người dân. Dự án PTCĐ cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng vì mục tiêu phát triển, huy động các nguồn tài nguyên, nguồn lực sẳn có của địa phương, thông qua đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để tạo ra sự thay đổi bộ mặt cộng đồng.

Trên cơ sở kết quả phân tích của luận văn, Chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu giảm nghèo tại cộng đồng. Người nghèo tiếp tục khai thác những thế mạnh sẵn như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng cũng như các giá trị bản địa như văn hóa, đặc sản. Đa dạng hóa mô hình sinh kế cũng là một giải pháp. Ngoài ra người nghèo cũng quan tâm đến các

73

giải pháp hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm… để có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh đó một số giải pháp giảm nghèo như thay đổi cách tiếp cận, đa dạng hóa mô hình sinh kế….một số đề xuất với cấp quản lý lồng ghép các chính sách hỗ trợ người nghèo, thay đổi cách tiếp cận và định hướng chính sách giảm nghèo, ban hành chính sách, chương trình – dự án giảm nghèo phù hợp. Ngoài ra trong chương này chúng tôi cũng trình bày một số Kiến nghị đến các cấp, các ngành chức năng với mong muốn góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo – giảm nghèo bền vững của quê hương Ninh Thuận.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)