Kết quả nghiên cứu phát triển cộng đồng giảm nghèo huyện Ninh Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 39 - 45)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỂN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

2.2. Kết quả nghiên cứu phát triển cộng đồng giảm nghèo huyện Ninh Sơn

2.2.1. Thực trạng nghèo tại huyện Ninh Sơn

Ninh Sơn là một huyện miền núi, thuộc diện nghèo của tỉnh luôn được ưu tiên nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 77193,9ha; dân số đến năm 2011 là 71.773 người, mật độ dân số 93 người/km2. Với diện tích đất rộng và mật độ dân số thưa, Ninh Sơn có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tiềm lực về nông nghiệp. Tuy nhiên là huyện nằm ở vùng đặc biệt khô hạn của miền Duyên Hải cực Nam Trung bộ thường xuyên bị hạn hán phải cứu đói giáp hạt.

Điều kiện tự nhiên của huyện rất khó khăn, khí hậu thời tiết hết sức khắc nghiệt, nằm trong vùng khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình so với khu vực thấp, không đều, hằng năm chịu nhiều đợt thiên tai lủ quét xảy ra

35

Nguồn lực lao động chất lượng thấp, công tác đào tạo nghề còn hạn chế, trình độ dân trí của các xã vùng sâu, vùng xa (Ma Nới) vùng rẻo cao (Hòa Sơn, Lâm Sơn) còn thấp ảnh hưởng phong tục tập quán trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất

2.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ xã hội đối với cộng đồng nghèo + Chính sách vay vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm do phòng LĐTB- XH thực hiện: Trường nghề mở các lớp nghề cho lao động nông thôn ở 08 xã, thị trấn và tổ chức 4 lớp tập huấn cho Trưởng thôn và cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các xã với 240 học viên.

+ Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo do Ngân hàng Chính Sách Xã Hội ( NHCSXH ): Thực hiện dự án Quốc gia vay vốn giải quyết việc làm cho người nghèo, huyện giải quyết 4.327 lượt người nghèo/ 616,01 tỷ đồng. Trong đó có 1.526 hộ vay vốn / 10 tỷ, sinh viên nghèo được vay vốn 1.172 lượt người/ 18,00 tỷ đồng.

+ Chính sách BHYT hỗ trợ khám sức khỏe cho người nghèo

Hàng năm đã cấp trên 26.336 thẻ khám chữa bệnh ( KCB) cho người nghèo. Mỗi năm có trên 10.000 lượt người nghèo được KCB miễn giảm phí tại cơ sở y tế và gần 8.000 lượt người được KCB miễn giảm phí ở các tuyến y tế.

+ Chính sách hỗ trợ người nghèo trong giáo dục

Hàng năm, số trẻ em nghèo vùng khó khăn đi học được hỗ trợ sách giáo khoa. Các em học sinh Mầm non,THCS, THPT con hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn bán trú, đã hỗ trợ cho 6.685 lượt HS/ 6.737,8 triệu đồng. Có 2.126 lượt sinh viên thuộc nghèo đang học tại các trường chuyên nghiệp được vay vốn sinh viên với số tiền 43 tỷ đồng.

+ Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo

36

Thực hiện chương trình 167 của Chính phủ đã làm 709 nhà/ 5 tỷ, vay làm nhà 3.3tỷ, hỗ trợ xây nhà vệ sinh cho 2.758 hộ/ 2.7 tỷ, nước sinh hoạt 2.275 hộ/ 1.5tỷ, nước sinh hoạt tập trung cho 256 hộ / 1.2tỷ

+ Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Trung tâm trợ giúp pháp lý hàng năm đã tư vấn miễn phí, trợ giúp pháp lý cho hàng nghìn lượt người nghèo, người dân tộc vùng khó khăn.

+ Chính sách xuất khẩu lao động do Trung tâm dịch vụ việc làm: Đã giới thiệu các công ty tư vấn XKLĐ tại 8 xã, thị trấn. Trong 5 năm qua đã tuyển được 120 lao động đi XKLĐ có hợp đồng ở nước ngoài, giải quyết việc làm mới trên 3.000 lao động.

+ Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT ) chương trình 134 - 135 của Phòng Dân tộc:

Thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo CT- 135 năm 2015, thôn bản ĐBKK được 20 công trình nâng cấp, bê tông hóa các tuyến đường giao thông tại các thôn, công trình nước sinh hoạt tập trung.

+ Chính sách an sinh xã hội - ưu đãi người có công

Thực hiện chính sách Thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công cách mạng kịp thời. Tổng kinh phí cấp cho đối tượng người có công trong 5 năm qua trên 60 tỷ đồng.

+ Chính sách dạy nghề cho người nghèo

Trong giai đoạn (2010-2015), đã mở 59 lớp/1.915 học viên. Trong đó nhóm đối tượng 1 (người nghèo, dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác, diện ưu đãi CSNCC CM, người tàn tật) là 1.518 người, đối tượng 2 (hộ cận nghèo) 95 người và đối tượng 3 (lao động nông thôn khác) là 302 người.

Tỷ lệ gắn với việc làm và có việc làm sau khi học nghề trên địa bàn huyện đạt trên 70%. Lao động sau khi học nghề tìm được việc làm thu nhập ổn định (lao động tìm được việc làm theo đúng ngành nghề sau khi học: 1.384

37

người, trong đó lao động tự tìm việc làm 872 người, lao động được doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng 557 người)

Công tác dạy nghề cho người nghèo đã tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn huyện.

Hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên, người học nghề đã tiếp cận được kiến thức mới về ngành nghề được học, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, chính sách cho người lao động học nghề đã được công khai minh bạch, người lao động được hỗ trợ học nghề miễn phí, các đối tượng ưu tiên được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo chính sách của nhà nước.

+ Các dịch vụ xã hội hổ trợ cho người nghèo tại cộng đồng:

Ninh Sơn là huyện có nhiều xã và thôn là người dân tộc (Răc Lây, Chăm, Nùng) thuộc khu vực ĐBKK nên được hưởng các dịch vụ công được nhà nước bao cấp:

- Dịch vụ vay vốn dành cho người nghèo từ Ngân hàng chính sách, - Dịch vụ dạy nghề nông thôn và tìm việc làm cho những người nghèo thu nhập thấp, thiếu kỷ năng lao động có việc làm, tăng thu nhập đang hoạt động có hiệu quả:

- Dịch vụ trợ giúp pháp lý như giấy khai sinh, hộ khẩu, hồ sơ lao động xuất khẩu và tiếp cận thuận lợi trong hòa giải dân sự,biện hộ cho các vấn đề xã hội

Dịch vụ xã hội là hoạt động nhằm hướng đến cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng, khẳng định quyền con người được hòa nhập cộng đồng và tham gia thị trường lao động cũng như các hoạt động xã hội. Góp

38

Hộ nghèo Tổ TK&VV

UBND cấp xã NHCSXH

Tổ chức CTXH cấp xã (7)

(2) (3)

(4) (8)

(5) (6) (1)

phần thúc đẩy thi đua lao động sản xuất, thực hành tiếc kiệm xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững tại địa phương.

2.2.3. Thực trạng khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ với người nghèo

+ Khả năng tiếp cận vay vốn tín dụng:

Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng với người nghèo nhất là người dân tộc thiểu số. Thông qua nhiều chương trình người dân tiếp cận gần hơn, góp phần cải thiện điều kiện cá nhân và gia đình. Thông qua khảo sát đối tượng hộ nghèo, cận nghèo cho thấy hiện nay khả năng tiếp cận của người nghèo đối với chính sách vay vốn tín dụng thuận lợi, minh bạch

Biểu đồ 2.4 : Qui trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH

+ Khả năng tiếp cận về chính sách hỗ trợ giáo dục

Các chính sách hỗ trợ giáo dục – đào tạo rất phong phú, gồm có các hỗ trợ về chi phí học tập, ăn ở cũng như đầu tư hạ tầng, thu hút giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã phần nào giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu tư cho con em đi học của hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS ở những vùng khó khăn.

+ Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Các chính sách về bảo hiểm y tế (BHTY) ban hành đảm bảo quyền lợi cho người nghèo. Theo Quyết định số 797/2012/QĐ-TTg các hộ cận nghèo tại các huyện thuộc Chương trình 30a được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT,

39

Quyết định số 705/2013/QĐ-TTg các hộ cận nghèo mới thoát nghèo trong vòng 5 năm (tính đến 01/01/2013) được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.

+ Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ sinh kế

Thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững (2011-2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (2012-2015) Gọi tắt là dự án PRPP đã được triển khai năm 2013. Mô hình sinh kế bền vững về nuôi bò sinh sản tại cộng đồng, tính đến tháng 12/2015 đạt hiệu quả cao. Điều đáng chú ý đối với mô hình hỗ trợ sinh kế bền vững trong dự án giảm nghèo PRPP là vai trò của người dân được thay đổi, người dân đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động.

Bảng 2.5: Tiêu chí chọn hộ tham gia mô hình

TT Tiêu chí Hộ nuôi bò cái sinh sản

1 Tính tự nguyện Tự nguyện/Ham thích 2 Đối tượng hộ Hộ nghèo, cận nghèo, DTTS

3 Lao động Có ít nhất 01 lao động

4 Về đất đai Có đất trồng cỏ, mía, keo, làm chuồng

5 Năng lực Cần cù, chịu khó

6 Về đầu tư Xây dựng chuồng trại, mua bò 15 triệu đồng/hộ 7 Hộ khẩu Đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú ở thôn dự 8 Cam kết Có cam kết thực hiện theo các quy định của dự án 9 Thời gian Sau 3 năm hộ nghèo hoàn vốn để quay vòng

+ Khả năng tiếp cận chính sách đào tạo nghề

Quyết định 1956/QĐ-TTg Đào tạo nghề lao động nông thôn được triển khai đồng bộ từ tỉnh, huyện, xã và các đơn vị liên quan, người thuộc hộ nghèo đăng ký học nghề tại Trường nghề hoặc tại xã rất thuận lợi.

40

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)