Đánh giá tác động phương pháp phát triển cộng đồng tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 58 - 64)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỂN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

2.4. Đánh giá tác động phương pháp phát triển cộng đồng tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

2.4.1. Tác động của phát triển cộng đồng đối với chính quyền

Mặc dù phương pháp Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực cộng đồng tại huyện Ninh Sơn chưa được triển khai một cách rộng rãi nhưng hiện nay cán bộ địa phương cũng đã ý thức được việc phát triển cộng đồng dựa vào nội lực cộng đồng là một việc làm rất cần thiết và quan trọng.

Qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp của người dân thấy được lợi ích phát triển cộng đồng dựa vào nội lực, nhờ vào kết nối của tác viên cộng đồng, thông qua công tác truyền thông đã làm thay đổi cách nghỉ của các cấp các ngành và chính người nghèo và hộ nghèo về vai trò của hoạt động PTCĐ.

Nên đã đổi mới trong nhận thức, thấy được trách nhiệm của mình “người nghèo tự cứu mình, trước khi người khác cứu”. Đối với chính quyền cấp xã, chính nhờ vào thay đổi nhận thức và quyết tâm hành động và cùng đồng hành với NVXH (tác viên cộng đồng ) đã tạo ra nhiều mô hình giảm nghèo chủ động và sáng tạo, phát huy sự tham gia của người dân trong các dự án và đạt hiệu quả cao, được nhân rộng nhiều mô hình cho toàn huyện.

● Đổi mới công tác kế hoạch hóa cấp xã (PRA)

54

Vận dụng “ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia” (PRA) với mục đích đổi mới công tác kế hoạch hóa cấp xã nhằm hoạch định các chương trình đầu tư và cung cấp dịch vụ công gần với nhu cầu của người dân và cộng đồng hơn với sự tham gia của người dân. Quy trình LKH xã theo phương pháp tham gia gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị, thành lập hoặc kiện toàn tổ công tác cấp huyện, xã và thôn; tổ chức hội nghị triển khai xây dựng kế hoạch xã; tập huấn nghiệp vụ cho tổ công tác LKH ( Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng đòi hỏi có sự tham gia của người dân, giúp cho người dân tham gia toàn bộ tiến trình)

Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin. Thu thập thông tin tại cấp thôn và tại ban ngành, đơn vị cấp xã. Huyện cung cấp thông tin định hướng phát triển cho xã.

Bước 3: Tổng hợp, xây dựng dự thảo kế hoạch xã. Rà soát nguồn vốn và tính khả thi của các hoạt động đề xuất.

Bước 4: Tổ chức hội nghị kế hoạch xã, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo xã, các ban ngành, đoàn thể và các thôn, để lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch xã, sắp xếp ưu tiên các hoạt động.

Bước 5: Cập nhật kế hoạch, báo cáo cấp trên, tham vấn cộng đồng.

Bước 6: Hoàn thiện kế hoạch, chính thức ban hành và tổ chức thực hiện – đánh giá kế hoạch.

55

Biểu đồ 2.6: Các bước đổi mới công tác kế hoạch hóa cấp xã

Sự tham gia là điểm mạnh của qui trình lập kế hoạch theo phương pháp mới so với phương pháp truyền thống, lập kế hoạch xã theo qui trình mới không còn là công việc của một vài cán bộ chủ chốt trong xã theo cách truyền thống, mà có sự tham gia rộng rãi của người dân ở các thôn bản, các ban ngành đoàn thể và các đơn vị liên quan trong xã (trường học, trạm xá, HTX, doanh nghiệp). Đối với người dân trồng cây gì và nuôi con gì trong các vụ đã được đưa ra lấy ý kiến cùng bàn bạc. Thông qua các công cụ PRA đã lựa chọn phù hợp và chính xác nhu cầu của người dân, chất lượng của bản kế hoạch xã theo phương pháp mới cao hơn hẳn bản kế hoạch theo phương pháp truyền thống.

2.4.2. Tác động tích cực phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững đối với người nghèo tại huyện Ninh Sơn

Hiện nay, tại huyện Ninh Sơn hộ nghèo được tiếp cận nhiều hơn với các chính sách hỗ trợ đặc biệt trong hoạt động sản xuất. Trong dự án giảm nghèo PRPP thông tin về dự án đều được công khai thông qua các buổi họp thôn để dân trong thôn lựa chọn các hộ nghèo tham gia. Việc công khai dân chủ giúp cho lựa chọn chính xác các đối tượng, tránh tình trạng tiêu cực, xin

56

cho người thân, quen của cán bộ ảnh hưởng xấu đến dự án đã được hạn chế đẩy lùi. Dự án được triển khai theo một tiến trình có kiểm tra, đánh giá thường xuyên liên tục.

Trong các dự án đầu tư phát triển sản xuất tại cộng đồng từ các nguồn phi chính phủ tại Ninh Sơn hiện nay (Oxfam, Unfpa, HopeHave, CoW, Dillon, Internationnal, Interplast, AAV, Unicef) tiêu chí đầu tiên là vai trò tham gia của người dân trong dự án và hiệu quả của người dân nghèo sau khi kết thúc dự án, sự thay đổi về nhận thức, thái độ xã hội, tập quán sản xuất của cộng đồng người nghèo, trong dự án giảm nghèo bền vững tại cộng đồng.

2.4.3. Một số yếu tố cản trở khả năng thoát nghèo của người dân trong thực hiện phát triển cộng đồng giảm nghèo tại huyện Ninh Sơn

+ Những bất lợi liên quan đến điều kiện tự nhiên khí hậu .

Đặc trưng của huyện Ninh Sơn với các xã thuộc khu vực miền núi, trung du nên thường bị chia cắt bởi đồi núi, sông ngòi... giao thông khó khăn, kinh tế còn nhiều hạn chế, khu vực này tập chung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số thôn Lương Tri, Mỹ Hiệp, Lương giang, Trà Giang, Gòng, Tầm Ngân và xã Ma Nới tỷ lệ hộ nghèo cao đời sống người dân khó khăn, kinh tế dựa vào nông - lâm nghiệp.

Tại các xã miền núi, vùng cao như: Xã Ma Nới, Lâm Sơn diện tích đồi chiếm tỷ lệ lớn tuy nhiên người dân nghèo lại thiếu đất canh tác, diện tích đồi lại tập trung đất đồi nghèo dinh dưỡng khó khăn cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó trong những năm gần đây biến đổi khí hậu làm cho xuất hiện nắng nóng gây khô hạn thậm trí đã xảy ra hiện tượng cháy rừng sản xuất trong xã.

Ngoài ra những rủi ro dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng chặn đứng những nỗ lực thoát nghèo của hộ gia đình. Một số hộ vì gặp nhiều rủi ro trong sản xuất chăn nuôi dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, mất động lực thoát nghèo

+ Các yếu tố liên quan đến đến bản thân các hộ nghèo

57

Đa số chủ hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và làm việc theo các phong tục tập quán cổ xưa, lạc hậu; trình độ canh tác còn thấp kém, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo (đông con ) đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói, tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, thiếu vốn; thiếu đất sản xuất; cờ bạc rượu chè, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng không có việc làm; Ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội...;

Hộ đơn thân nuôi con nhỏ thường rơi vào nhóm nghèo. Do thiếu lao động, phụ nữ phải đảm nhiệm tất cả các công việc nương rẫy, chăn nuôi….

trong các thôn khảo sát, số hộ đơn thân nuôi con nhỏ không nhiều nhưng đây cũng là lý do cản trở thoát nghèo của các hộ.

Một bộ phận nghèo lười không muốn lao động sản xuất (chiếm 5,3%).

Những người này thường không có chí tiến thủ, vươn lên; họ có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

+ Các yếu tố liên quan đến cơ chế chính sách

Trong tiến trình thực hiện giảm nghèo bền vững tại huyện Ninh Sơn, người nghèo, hộ nghèo tại cộng đồng đươc hưởng các chính sách trợ cấp của nhà nước dành cho vùng đặc thù với xã nghèo như: chính sách vốn vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; Hỗ trợ vốn vay để mua giống gia súc, gia cầm; Hỗ trợ vốn vay học sinh- sinh viên, cấp học bổng cho học sinh nghèo người dân tộc thiểu số học ở ngoài trường dân tộc nội trú; Trợ cấp gia đình neo đơn; Hỗ trợ giao đất sản xuất; Hỗ trợ giống cây lâm nghiệp để trồng rừng…

Tuy nhiên, cơ chế chính sách dành cho người nghèo, có nhiều lĩnh vực, chồng chéo, nhiều nguồn khác nhau, đây cũng là một trong những yếu tố cản

58

trở khả năng thoát nghèo của hộ nghèo. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho không càng nhiều càng nảy sinh tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân.

2.4.4. Phân tích thực trạng các nguyên nhân thành công và tồn tại trong thực hiện phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững tại huyện Ninh Sơn:

■ Nguyên nhân đạt được

+ Nguyên nhân khách quan: Huyện Ninh Sơn có nhiều tiềm năng về địa lý kinh tế, du lịch và với nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây thuốc quý, cây sâm. Hiện nay được hưởng cơ chế ưu đãi về đầu tư, cùng với nhiều cơ chế chính sách mỡ rộng, nhiều chương trình dự án đã làm thay đổi và nâng cao tư duy suy nghĩ cho cán bộ và người dân.

+ Nguyên nhân chủ quan: Huyện Ninh Sơn được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Cùng xu thế phát triển hội nhập không ngừng của xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân. Đội ngũ nhân viên CTXH (tác viên cộng đồng giảm nghèo) phát triển tương đối đồng bộ kể cả về chất, về lượng.

Cán bộ địa bàn được hưởng nhiều chính sách thu hút, ưu đãi an tâm công tác.

Nhiều chính sách chủ trương được nhà nước ban hành phù hợp, kịp thời Trong quá trình thực hiện phát triển cộng đồng giảm nghèo tại địa phương, người nghèo và hộ nghèo ngày càng được nâng cao nhận thức, năng lực, kỷ năng. Thấy được nguồn lực và thế mạnh của cộng đồng. Chính tại cộng đồng, người nghèo, hộ nghèo và đồng bào DTTS tại các thôn, xã có nguyện vọng muốn phát triển, muốn thoát nghèo. Góp phần thúc đẩy tiến trình giảm nghèo bền vững của huyện Ninh Sơn phát triển tích cực.

■ Nguyên nhân hạn chế, thiếu xót:

+ Nguyên nhân khách quan: Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, đất sản xuất thiếu và xấu. Địa hình đồi núi cao, giao

59

thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống, sản xuất chưa gắn với thị trường, nông sản sản xuất ra còn mang tính tự cung tự cấp chưa trở thành hàng hóa. Các cơ chế chính sách đầu tư và chương trình dự án đầu tư trước đây của Nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng còn dàn trải, chưa tập trung và thiếu đồng bộ.

+ Nguyên nhân chủ quan:

- Việc chỉ đạo của chính quyền chưa đũ mạnh để thúc đẩy kết nối các nguồn lực, tài nguyên trong cộng đồng xã hội, công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn chưa thường xuyên, liên tục, thiếu cụ thể do cán bộ và tác viên cộng đồng trách nhiệm và trình độ năng lực hạn chế.

- Người dân chưa có tinh thần thi đua, trong cộng đồng DTTS chưa có tính cạnh tranh làm giàu, vượt lên chính mình làm giàu chính đáng. Còn một bộ phận trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu kinh nghiệm làm ăn, chưa tận dụng hết thời gian nhàn rỗi ở nông thôn; chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thói quen canh tác lạc hậu vẫn còn duy trì, một số phong tục như cúng bái, ma chay, lễ hội thường kéo dài làm ảnh hưởng đến của cải và thời gian lao động. Việc phân công lao động và chi tiêu gia đình không hợp lý, tích lũy hầu như không có nên dẫn đến nghèo đói là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)