Vai trò của tác viên trong hoạt động thúc đẩy phát triển cộng đồng giảm nghèo tại địa bàn dân cư

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 64 - 68)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỂN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

2.5. Vai trò của tác viên trong hoạt động thúc đẩy phát triển cộng đồng giảm nghèo tại địa bàn dân cư

2.5.1. Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng

Từ những đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân tác động đến hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo của địa phương, cũng như những kết quả tích cực dự án giảm nghèo các thôn người dân tộc trong thời gian qua. Cụ thể là những mô hình giảm nghèo phát huy tác dụng các cộng đồng dân cư: Thôn Trà giang xã Lương Sơn, thôn Mỹ Hiệp xã Mỹ Sơn, thôn

60

Lương Tri (dân tộc Chăm) xã Nhơn Sơn, dự án mô hình đặc thù chăn nuôi bò sinh sản và bò vỗ béo, kinh phí bình quân cho mỗi thôn 600 triêu/ thôn (từ nâm 2012-2015) Bà con rất phấn khởi, thông qua đó vai trò của tác viên trong các hoạt động cộng đồng đã được nhân dân chú trọng, tin cậy và quan tâm:

Điểm sáng bước đầu của tác viên cộng đồng tại các dự án cộng đồng là phát huy qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn đã lan tỏa ra nhiều địa phương trong địa bàn huyện, xã.

Sự thành công và phát huy hiệu quả của những mô hình phát triển cộng đồng giảm nghèo trên tại các khu dân cư. Đã đánh giá vai trò tích cực và tầm quan trọng của các tác viên cộng đồng trong các địa bàn dân cư. Cụ thể các tác viên cộng đồng hoạt động hiệu quả, đánh giá đúng thực trạng phương pháp phát triển cộng đồng giảm nghèo trên từng khu dân cư cụ thể, vận dụng phù hợp cho từng trường hợp và đã phát huy tốt vai trò tác viên cộng đồng trong hoạt động phát triển cộng đồng. Đã giúp cho nhiều hộ nghèo có điều kiện tiếp cận các Chính sách của Nhà nước về hổ trợ cho người nghèo, hộ nghèo trong giảm nghèo bền vững. Thúc đẩy kết nối các ngồn lực tại cộng đồng, giúp cho các hộ nghèo, người nghèo trực tiếp với nguồn lực hỗ trợ, thúc đẫy sự tham gia của người dân, huy động thêm ngồn lực tại chổ và bước đầu giúp nâng cao năng lực nhận thức,kiến thức quản lý dự án và tiếp cận khoa học kỷ thuật, góp phần giảm nghèo bền vững

Tác viên cộng đồng đã nâng cao các giá trị sống của cộng đồng, đây là giá trị đặc trưng đối với nông thôn, các mối quan hệ trong thôn xóm là nguồn vốn xã hội chủ yếu của người nghèo. Nói chung đây là hoạt động cộng đồng với mục đích gắn kết tạo nên sức mạnh, và hoàn thiện các hoạt động trên đều có vai trò của tác viên cộng đồng.

61 2.5.2. Kiến thức nhân viên xã hội

Công tác xã hội (CTXH) có những nhiệm vụ cơ bản: Phục hồi tiềm năng sẵn có hoặc chức năng đã bị thương tổn của khách hàng; Nối kết khách hàng với tài nguyên trong xã hội; Phòng ngừa xảy ra vấn nạn cho cá nhân và xã hội; Đóng góp vào sự hình thành và cải tiến các chính sách xã hội. Nhân viên CTXH là tác nhân thay đổi/change agent. Dù làm việc với cá nhân, hay gia đình, nhóm, hay cộng đồng, mục tiêu của nhân viên CTXH luôn luôn là sự thay đổi từ trạng thái xấu đến trạng thái tốt hơn cho khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, nhân viên CTXH phải có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.

Tiểu kết chương 2

Thông qua nghiên cứu hai mẩu đại diện tại 02 xã ( xã DTTS Ma Nới, Thị trấn Tân Sơn ) khảo sát cụ thể về cộng đồng dân cư, người nghèo và hộ nghèo, giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế văn hóa xã hội, khí hậu, địa hình, diện tích, đất đai. Khái quát hóa các hoạt động cộng đồng huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Bằng nhiều phương pháp: Phỏng vấn, điền dã, điều tra bằng các bảng hỏi, kết hợp phương pháp quan sát, nhằm đánh giá chung địa bàn nghiên cứu, những thông tin liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, cũng như mô hình giảm nghèo PRPP đang triển khai tại cộng đồng giảm nghèo đang hướng tới.

Trong chương này, tác giả nghiên cứu, đánh giá tiến trình thao tác hóa các hoạt động, các khái niệm phát triển cộng đồng tại địa phương. Khái quát thực trạng hoạt động một số mô hình giảm nghèo tiêu biểu đang phát huy hiệu quả tại cộng đồng, một số mô hình sinh kế đang được các ngành chọn lựa nhân rộng ra nhiều địa phương như “ mô hình chăn nuôi bò vùng khô hạn” “ mô hình trồng lúa nước của đồng bào dân tộc”, mô hình của BCH Quân sự tỉnh về kết hợp sản xuất và an ninh quốc phòng vùng giáp ranh, “ mô hình

62

làm thủ công mỹ ” của Hội Phụ nử tỉnh, Chương trình học nghề và tạo việc làm cho thanh niên cuả Tỉnh Đoàn. Bên cạnh đó phân tích các tiềm năng nội lực của cộng đồng, nguồn nhân lực, tiềm năng xã hội, tài nguyên thiên nhiên, vốn tài chính, các CSHT được đầu tư và đang phát huy hiệu quả tại cộng đồng. Các chính sách của Nhà nước đang được thực hiện, các chính sách ưu đải cho người nghèo và đánh giá hiệu quả, hạn chế cũng như một số yếu tố làm tác động đến các chính sách giảm nghèo tại địa phương, những cản trở đến khả năng thoát nghèo của người dân địa phương

Trong chương này, tác giả muốn chia sẻ cho cán bộ, cộng đồng dân cư nơi thực hiện đề tài nghiên cứu có sự nhìn nhận sâu sắc hơn về công tác xã hội, hoạt động của nhân viên công tác xã hội ( NVCTXH ) trong phát triển cộng đồng giảm nghèo, đồng thời cũng nêu ra vai trò của tác viên trong các hoạt động cộng đồng tại địa phương. Thay đổi tích cực nhận thức về các tiềm năng thế mạnh của cộng đồng và tìm ra hướng phát triển cộng đồng giảm nghèo bền vững cho cộng đồng và cho chính bản thân mình.

63 Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)