Sự cần thiết phải thu hút FDI vào ngành điện tử của Hà Nội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.2.4. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào ngành điện tử của Hà Nội

- Do nhu cầu về vốn cho phát triển ngành CNĐT của Hà Nội là rất lớn.

Ngành công nghiệp điện tử là một ngành có vốn đầu tư rất lớn. Theo dự báo để phát triển ngành CNĐT của HN giai đoạn 2010-2020, ngành này cần tới trên 1,2 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30%, như vậy để phát triển ngành CNĐT của mình, Hà Nội cần thu hút gần 1 tỷ USD nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này trong thời gian tới.

Vốn ban đầu để đầu tư vào ngành công nghiệp có kỹ thuật cao như điện tử là rất lớn. Giá cả của nó bao gồm chi phí sản xuất chế tạo và bản quyền sở hữu công

nghiệp. Ngoài ra khi các tập đoàn lớn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mang theo không chỉ vốn mà còn công nghệ, phương thức quản lý doanh nghiệp.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp cho nguồn chi phí máy móc, thiết bị và bí quyết kỹ thuật. Nhờ vậy thành phố Hà Nội có thể chủ động hơn trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, dành nhiều vốn cho ngân sách, vốn đầu tư trong nước cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, góp phần tạo tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều, hợp lý ở các địa phương.

- Do FDI vào ngành CNĐT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô.

Đầu tư nước ngoài trong ngành điện tử hơn 20 năm qua (1990 – 2010) có 249 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4207,85 triệu USD, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản lượng công nghiệp và năng lực sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 40% với tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình trên 17,4%/năm, trong khi toàn ngành công nghiệp tăng 16,3%/năm. Sản phẩm lắp ráp của các công ty điện tử trong nước chỉ còn một số ít nhưng nhãn hiệu cũng là nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng như Canon, Panasonics, LG, DAEWOO,… Thông qua Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành điện tử, năng lực công nghệ của nền kinh tế Hà Nội được nâng cao. Nhiều công nghệ mới hiện đại trong ngành CNĐT đã được du nhập vào Thủ đô, tạo một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này như dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử. Nhiều mô hình quản lý tiên tiến, phương thức sản xuất hiện đại trong ngành điện tử đã được áp dụng, nhờ đó mà các doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện tử HN liên tục mở rộng.

Mặt khác, với chủ trương và định hướng đã được làm rõ trong Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến 2030 là cần tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mang tính chất dẫn đường như điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới… Hiện nay các linh kiện điện tử và các sản phẩm phụ trợ cho CNĐT chủ yếu là nhập khẩu và phần lớn do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ nội địa khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực CNĐT chưa “mặn mà” khi đầu tư vào Việt Nam vì phải nhập khẩu

hầu hết nguyên vật liệu, linh phụ kiện. Nguồn vốn FDI ở mảng này sẽ là nhu cầu thiết yếu, một mặt huy động được nguồn lực tài chính phát triển lĩnh vực này, mặt khác thu hút công nghệ của các DN hàng đầu về lĩnh vực này trên thế giới.

- Do FDI vào ngành công nghiệp điện tử giúp giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội.

Theo kết quả khảo sát một số doanh nghiệp của Viện khoa học Lao động thuộc Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội, một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài.

Do nhu cầu tuyển dụng từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nơi có mức lương và điều kiện làm việc thuận lợi hơn so với khu vực trong nước, lao động trên địa bàn Thủ đô đã được rèn luyện trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. Nhu cầu về lao động kỹ thuật cao trong CNĐT là rất lớn vì đây là ngành chủ đạo của nhiều nước phát triển, nơi có giá cả lao động cao. Mặc dù hiện nay xuất khẩu lao động kỹ thuật của Việt Nam chưa có nhiều, nhưng với tốc độ phát triển của ngành điện tử thì rồi đây chúng ta sẽ có những lao động đáp ứng nhu cầu của thế giới và sẽ có lao động xuất khẩu trong lĩnh vực cần lao động kỹ thuật cao này.

- Do FDI vào ngành công nghiệp điện tử góp phần làm cho Hà Nội mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia vào dây chuyền giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử thế giới.

Đã có trên 30 nước có dự án đầu tư trong ngành CNĐT với Hà Nội, trong đó có nhưng tập đoàn lớn có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính như Intel, LG, Sumitomo, Panasonic, Sony… Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành CNĐT của Hà Nội đã tham gia vào thị trường thế giới một cách tích cực. Về yếu tố đầu vào, Hà Nội đã thu hút hàng loạt vốn, công nghệ, kỹ thuật mới và phong cách làm việc công nghiệp, dần thu hẹp khoảng cách về hiệu quả công việc, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống với mặt bằng chung toàn thế giới

* Tóm lại, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành CNĐT của Hà Nội là sự cần thiết để bổ sung nguồn vốn quan trọng, tạo cơ hội chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đóng góp tích cực và ngày càng to lớn vào giải quyết sự tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho Ngân sách Thủ đô.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài được coi là một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ có tính lâu dài, gắn liền với công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực điện tử hay ngành công nghiệp điện tử lại càng có ý nghĩa quan trọng khi mà nó được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn, nền tảng, có tính chất lan toả trong phát triển kinh tế đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

Đây lại là một lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao đồng thời yêu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị lớn, trong điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn và yếu về công nghệ như ở Việt Nam, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này có tính chất thiết yếu.

Để có thể định hướng và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực này thì việc nghiên cứu cơ sở lý luận, luận cứ khoa học là rất quan trọng. Toàn bộ vấn đề này đã được trình bày một cách chi tiết trong nội dung chương 1. Những cơ sở lý thuyết ở chương 1 sẽ là căn cứ để tiến hành phân tích, nghiên cứu thực trạng phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, thực trạng hoạt động thu hút FDI trong lĩnh vực điện tử thời gian qua, từ đó có cơ sở thực tiễn để đưa ra những giải pháp thực tế mang tính khả thi cao để nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện tử Thủ đô.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)