Tình hình chung về thu hút FDI vào ngành CNĐT của Hà Nội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI

2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI

2.3.1. Tình hình chung về thu hút FDI vào ngành CNĐT của Hà Nội

Kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài (1987) và gần đây là Luật đầu tư (2005) thì đến hết năm 2010, xét những dự án còn hiệu lực đã có 261 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực CNĐT được cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký đạt khoảng 4,3 tỷ USD. Từ khi bắt đầu có chủ trương thu hút nguồn vốn FDI cuối những năm 90 về trước, số lượng vốn đăng ký và dự án tăng đáng kể và cho đến giai đoạn bây giờ 2005-2010 đã có 177 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 2,8 tỷ USD. Từ bảng số liệu 2.9 ở dưới thì thấy rằng số dự án FDI đầu tư vào CNĐT năm 2009, 2010 có xu hướng giảm do các quốc gia đầu tư vào Việt Nam (đa phần là các quốc gia châu Á) bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng – suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên đây là một ngành khá ổn định, mang tính chất lâu dài nên lượng giảm không đáng kể.

Bảng 2.9. Tổng hợp số dự án, vốn đăng ký cấp phép, vốn thực hiện vào CNĐT Hà Nội (1990 - 2010)

Đơn vị: Triệu USD Vốn đầu tư

(Triệu USD)

Tốc độ tăng, giảm Năm Số dự (%)

án Đăng ký Thực hiện Đăng ký Thực hiện

Quy mô bình quân dự án (Theo vốn đăng

ký)

1990 0 0 0 0 0 0

1990 2 328,15 200,00 100,00 100 164,08

1992 0 0 55,00 -100,00 -72,50 -

1993 1 17,52 10,00 - -81,82 17,52

1994 5 264,90 170,00 1411,99 1600,00 52,98

1995 3 67,70 40,00 -74,44 -76,47 22,57

1996 8 366,14 295,60 440,83 639,00 45,77

1997 4 22,94 35,35 -93,73 -88,04 5,74

1998 5 372,64 200,00 1524,41 465,77 74,53

1999 2 3,90 78,54 -98,95 -60,73 1,95

2000 8 3,86 3,00 -1,03 -96,18 0,48

2001 7 10,50 6,50 172,02 116,67 1,50

2002 5 5,51 5,92 -47,52 -8,92 1,10

2003 9 4,07 3,00 -26,13 -49,32 0,45

2004 11 12,05 8,05 196,06 168,33 1,10

2005 14 18,02 10,64 49,45 32,17 1,29

2006 29 734,06 473,31 3973,59 4348,44 25,31

2007 37 163,14 71,44 -77,78 -84,91 4,41

2008 49 64,62 29,40 -60,39 -58,85 1,32

2009 38 1740,80 455,19 2593,96 1448,40 45,81

2010 24 115,34 94,97 -93,37 -79,14 4,81

Tổng 261 4315,85 2245,91 - - 16,54

Nguồn: Phòng ĐTNN - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Tổng cục Thống kê

Về số vốn thực hiện từ năm 1990 đến nay đạt khoảng 2.245,91 triệu USD (gồm cả vốn thực hiện của các dự án đã hết hạn) trong đó vốn bên ngoài đưa vào (vốn góp của nước ngoài và vốn vay) khoảng 1.940 triệu USD, chiếm gần 86% tổng vốn thực hiện. Nếu thời kì những năm 90 vốn thực hiện được xác nhận là khá ít, thậm chí thời kì 1999 ~ 2005, vốn thực hiện còn giảm 80% so với các năm trước (các dự án bị đình trệ, không hiệu quả) thì đến giai đoạn 2006 ~ 2009, vốn thực hiện đạt 1.124,31 triệu USD gấp 10 lần so với giai đoạn trước. Điều này thể hiện khi Việt Nam thay đổi và có những chính sách về đầu tư thông thoáng (Luật đầu tư

thông qua năm 2005) và từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Quốc tế - WTO năm 2006 thì Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã trở thành một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Đặc biệt thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương trọng yếu được nhà nước quy hoạch phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn trong đó có ngành CNĐT. Nếu so sánh với các dự án khống, dự án bất khả thi ở lĩnh vực dịch vụ, bất động sản (chênh lệch rất lớn giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện) thì có thể nói các dự án đầu tư trong ngành CNĐT thể hiện tính hiệu quả trong giải ngân FDI, đóng góp phần lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho lĩnh vực này

Do nguồn vốn trong nước còn hạn chế và cho tới những năm gần đây, chủ trương chung là ưu tiên dành nguồn vốn tín dụng cho các dự án trong nước, các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu vay nước ngoài hoặc vay từ công ty mẹ bên nước ngoài. Tỷ trọng vốn vay nước ngoài trong tổng vốn đầu tư thực hiện có xu hướng giảm dần. Điều này hoàn toàn ngược với các dự án đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực khác với tỷ trọng vốn vay từ nước ngoài là 35% đang tăng dần qua các năm. Điều này có thể giải thích là do các công ty khi mới đặt chân vào thị trường Việt Nam do chưa mường tượng được về thị trường này nên căn cứ vào quy mô thị trường (số dân đông) họ có số vốn điều lệ khá cao, hầu như không phải vay thêm để mở rộng dự án.

Trong quá trình triển khai, hầu hết các dự án FDI đều xin được điều chỉnh giấy phép đầu tư với nội dung như điều chỉnh mục tiêu dự án, tăng vốn, thay đổi đối tác, vv.. trong đó việc điều chỉnh tăng vốn pháp định, vốn đầu tư để mở rộng sản xuất là phổ biến. Tuy nhiên trong ngành CNĐT thì chưa có nhiều dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Có 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng là 256,6 triệu USD chiến 17,13%. Đây là xu hướng tích cực và là một kênh quan trọng cần phát huy đẩy mạnh thu hút FDI vào CNĐT của Hà Nội vì chất lượng nguồn vốn này cao hơn và thực hiện nhanh hơn nhiều so với vốn đầu tư cấp mới. Nhiều khi DN sử dụng chính lợi nhuận thu được tại HN để tái đầu tư. Ví dụ: công ty Sumi-Hanel đã xin điều chỉnh tăng vốn nhiều lần với tổng số vốn đăng ký ban đầu là 7 triệu USD qua 3 lần xin cấp phép đăng ký đầu tư hiện nay số vốn đăng ký của công ty là 21 triệu USD.

Về cơ cấu đầu tư, cho đến năm 2010 trong tổng số 261 dự án FDI vào CNĐT

của Hà Nội thì chỉ có 1 DN (công ty Orion-Hanel) là thuộc công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện, vật liệu điện tử, số còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp lắp ráp, dịch vụ lắp đặt.

Tính đến hết năm 2010, có 3 dự án kết thúc đúng thời hạn. Tuy nhiên đã có một số dự án ngừng thực hiện vì nhiều nguyên nhân: Dự án của công ty điện lực Daesung Việt Nam đối tác Hàn Quốc với số vốn đăng ký là 15,5 triệu USD, đã thực hiện được 3,3 triệu USD nhưng phải tạm ngừng triển khai do không vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Dự án của công ty liên doanh chế tạo thiết bị điện ABB-THIBITI của Hồng Kong với vốn đăng ký là 8,7 triệu USD, vốn pháp định là 7,27 triệu USD nhưng do không báo cáo nên bị cảnh cáo rút giấy phép hoạt động. Dự án liên doanh Orion-Hanel với vốn đầu tư 178 triệu USD, trong đó Việt Nam đóng góp 30% và Hàn Quốc góp 70% là công ty sản xuất đèn hình TV và các linh kiện điện tử đã bị phá sản do chiến lược phát triển và đầu tư công nghệ thay đổi quá chậm so với sự phát triển công nghệ của thế giới (chuyển từ TV màn hình cong sang màn hình phẳng).

Nguyên nhân của việc tạm ngừng một số dự án hoặc bị cảnh cáo rút giấy phép gần đây là do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng-suy thoái kinh tế, do môi trường kinh doanh ở VN hay ở Hà Nội còn nhiều mặt kém thuận lợi, khâu quản lý dự án đầu tư còn yếu kém, chưa có sự rà soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng một vài dự án bất khả thi, không thực hiện hoặc báo lỗ, chuyển giá… gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế chung của thủ đô.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)