CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI
2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI
2.3.2. Thực trạng các loại hình FDI trong ngành công nghiệp điện tử HN
FDI vào ngành CNĐT Hà Nội dưới 4 hình thức: 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng BOT, BT, BTO. Chi tiết về số lượng và vốn dự án được thể hiện trong bảng dưới đây (số liệu tổng hợp từ Mục Đầu tư, Niên giám thống kê Hà Nội 2010).
Bảng 2.10. Các hình thức FDI trong ngành CNĐT Hà Nội (1990 - 2010) Số dự án Số vốn đăng ký Vốn điều lệ TT Hình thức kinh
doanh SL % Triệu USD % Triệu
USD %
1 100% vốn nước
ngoài 199 76,25 1103,361 25,57 386,314 17,54
2 Doanh nghiệp
liên doanh 39 14,94 2201,100 51,00 807,235 36,66 3 Công ty cổ phần 0 0,00 0,000 0,00 0,000 0,00 4 Hợp đồng hợp tác
kinh doanh 14 5,36 996,780 23,10 996,780 45,27 5 Hợp đồng BOT,
BT, BTO 9 3,45 14,611 0,34 11,584 0,53
6 Công ty mẹ con 0 0,00 0,000 0,00 0,000 0,00
Tổng 261 100 4315,853 100 2201,913 100
Nguồn: Mục Đầu tư, Niên giám thống kê Hà Nội từ 1990 - 2010
a. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Với 199 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký là 1.103,36 triệu USD, hình thức DN 100% vốn nước ngoài cho thấy chiếm 76,25% số dự án và là một hình thức được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn nhưng số vốn đăng ký thì chưa cao chỉ chiếm 25,57%. Đầu tư theo hình thức này ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Xu hướng này một mặt là do những năm gần đây ta chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài chủ động lựa chọn hình thức, địa điểm, đối tác đầu tư, cho DN 100%
vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi như DN liên doanh, mặt khác còn do thời gian qua chúng ta phát triển mạnh các khu công nghiệp mà ở đó hình thức đầu tư chủ yếu là DN 100% vốn nước ngoài (chiếm 85% dự án được cấp phép trong các KCN).
Tuy nhiên tỷ trọng về vốn đăng ký của hình thức đầu tư này khá thấp với quy mô vốn bình quân mỗi dự án là 5,54 triệu USD (trong khi liên doanh là 56,43 triệu USD). Doanh nghiệp 100% nước ngoài đã tạo ra 35.000 việc làm. Nhìn chung tốc độ triển khai thực hiện dự án của các DN này nhanh hơn các DN liên doanh.
Nhìn nhận với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư chủ động
hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, trong điều hành sản xuất – kinh doanh. Nhiều DN 100% vốn thực chất là các chi nhánh, các công ty con trong mạng lưới kinh doanh toàn cầu của các công ty đa quốc gia nên có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường thế giới. Nhiều tập đoàn có chiến lược địa phương hóa nhân viên quản lý để tiết kiệm chi phí. Ngoài một số vị trí chủ chốt do người nước ngoài nắm giữ, họ có chủ trương đào tạo, sử dụng người của nước sở tại quản lý, điều hành doanh nghiệp, phụ trách về kỹ thuật. Như vậy có thể thấy đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn tạo điều kiện cho việc học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ tiên tiến, giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp cận thị trường thế giới. Xét một cách tổng thể thì lợi ích phía Việt Nam vẫn đảm bảo. Tuy nhiên,vì toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh đều do nhà đầu tư nước ngoài chi phối nên cần có các quy định ngăn ngừa họ không trung thực trong khai báo tài chính bằng cách khai báo khống, chuyển giá (chuyển lãi thành lỗ) để trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các DN trong nước.
b. Doanh nghiệp liên doanh.
Phân tích từ bảng 2.10, với 39 dự án còn hiệu lực và số vốn đăng ký khoảng 2.201,100 triệu USD, doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư nước ngoài chiếm 14,94% số dự án và 51% vốn đầu tư đã được cấp giấy phép. Quy mô vốn bình quân mỗi dự án là 56,43% triệu USD (phân tích từ bảng 2.10.)
Tính đến hết năm 2010, số vốn thực hiện của các DN liên doanh đạt 807,23 triệu USD, đạt 36,66% tổng số vốn đăng ký trong hình thức liên doanh, tạo ra gần 17.000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của Nhà nước, hầu hết các DN lớn thành lập trong thời gian đầu mới ban hành Luật đầu tư đều là DN liên doanh. Các DN liên doanh góp phần vực dậy ngành công nghiệp điện tử của Hà Nội vẫn đang ở con số không do thiếu vốn, thiếu công nghệ, máy móc thiết bị, lao động có tay nghề. Ngoài ra các DN liên doanh còn cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn nhập khẩu, mở ra thị trường xuất khẩu mới.
Thông qua việc cử cán bộ tham gia vào các công ty liên doanh, Hà Nội đã từng bước tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, nâng cao trình độ về kỹ thuật của mình. Tuy nhiên cần phải quan tâm đáng kể đến sự chuyển biến trong các hình thức đầu tư. Nếu như trước năm 2000 các DN
liên doanh chiến tỷ trọng 60 -70% các dự án đầu tư thì từ đầu thế kỉ 21 đến nay các DN có 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng đó. Hầu như chưa có nghiên cứu nào từ các cơ quan quản lý nhà nước về xu hướng này đã đặt ra những vấn đề gì cho nền kinh tế đất nước, nhất là sức lan tỏa tác động FDI đối với các DN trong nước. Đã đến lúc cần có những chỉ dẫn gắn với các quy định của Chính phủ về lĩnh vực, ngành nghề, dự án cần được liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và DN Việt Nam, trên cơ sở đảm bảo rằng việc khuyến khích FDI không gây trở ngại đối với chủ trương hình thành DN dân tộc ngày càng lớn mạnh, đủ sức làm chủ thị trường trong nước và từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường khu vực và thế giới.
c. Với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tính đến hết năm 2010 với chỉ có 15 dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh còn hoạt động nhưng tổng số vốn đầu tư là 996,78 triệu USD, chiếm 5,36% tổng số dự án đang hoạt động và chiếm 23,10% trong tổng số vốn đầu tư các dự án. Đây là hình thức bên Việt Nam hợp tác với bên nước ngoài để cùng sản xuất kinh doanh mà không hình thành pháp nhân mới, mọi quyền điều hành kinh doanh đều do bên Việt Nam đảm nhận. Hình thức này đã góp phần vào việc phát triển ngành CNĐT của Hà Nội nhưng nó cũng nảy sinh một số vấn đề khi triển khai theo hình thức này như: Đối tác nước ngoài bị coi là không thường trú tại Việt Nam nên không có tư cách pháp nhân do vậy không được đứng tên thuê nhà, thuê lao động, không được vay tiền ở Việt Nam. Mặc dù gần đây Luật sửa đổi, bổ sung của Luật bổ sung thì quy định này có thay đổi ít nhiều những vẫn gây bất cập cho nhà đầu tư nước ngoài. Một điểm nữa là trong quá trình thực hiện dự án do không có quyền tham gia điều hành, quản lý dự án làm cho nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tỏ ra ít quan tâm đến hình thức này. Về mặt pháp lý đây là một hình thức hợp tác tương đối lỏng lẻo, chỉ phù hợp với việc thực hiện một mục tiêu cụ thể trong một thời gian ngắn nên nhiều trường hợp tranh chấp giữa các bên hợp doanh đã xảy ra mà không được giải quyết dứt điểm.