CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT CỦA HÀ NỘI
Hà Nội hiện nay tập trung ba nhóm chính những doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp điện tử như sau:
a. Các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Các doanh nghiệp điện tử có quy mô lớn chủ yếu là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động chủ yếu của các DN này là sản xuất – lắp ráp linh kiện điện tử cho máy thu hình và máy tính, lắp ráp LCD, TV, tủ lạnh, máy giặt, máy ảnh, điện thoại. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chủ yếu phân bố ở các quận, huyện như: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Hà Tây (cũ), trong đó các DN lớn nhất tập trung vào các khu công nghiệp như Nam Thăng Long, Sài Đồng B.
b. Các doanh nghiệp có quy mô vừa.
Các doanh nghiệp có quy mô vừa chủ yếu là các doanh nghiệp do Nhà nước quản lý. Các DN nhà nước trung ương chủ yếu hoạt động lắp ráp, lắp đặt các thiết bị điện tử phục vụ ngành giao thông, viễn thông, thông tin. Hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu là lắp ráp, sản xuất và phân phối các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, tin học và các dịch vụ liên quan. Điển hình như: Công ty máy tính FPT, công ty máy tính CMC, công ty điện tử Hanel, công ty điện tử Đống Đa, công ty điện tử Giảng Võ.
c. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Là các DN nhỏ chủ yếu ngoài quốc doanh, hoạt động chính của các DN này là lắp ráp nhỏ, dịch vụ sửa chữa điện tử. Một số DN sản xuất bán thành phẩm cho ngành điện tử như anten, bao bì, một số linh kiện. Các DN này phân bố đồng đều ở các quận nội thành và hoạt động dịch vụ gắn với thương mại.
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành công nghiệp điện tử luôn chiếm một vị trí ổn định và ngày càng quan trọng trong sự phát triển công nghiệp Hà Nội. Giá trị sản xuất ngành CNĐT năm 2002 chỉ chiếm 9,13% giá trị sản xuất công nghiệp thành phố thì đến năm 2010 là 14,21% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, là ngành đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động. Ngoài hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử (dân dụng và chuyên dụng) hiện còn có các hoạt động lắp ráp máy tính, sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần cứng.
Theo số liệu từ Niên giám thống kê Hà Nội 2010 (mục 4. Công nghiệp). Giá trị sản xuất ngành CNĐT tại Hà Nội như sản xuất, lắp ráp máy thu hình, đồ dân
Nội) đã tăng từ 733,4 tỷ đồng năm 2002 lên 3.721,9 tỷ đồng năm 2010. Từ bảng 2.7 nhận thấy, trong khi giá trị sản xuất của các DN điện tử trong nước có chiều hướng giảm trong thời kì 2002-2010 thì giá trị này ở các DN điện tử có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 14,68 lần. Đáng chú ý là ở khu vực kinh tế trong nước, giá trị sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 đã giảm 20 lần so với năm 2002.
Nguyên nhân chủ yếu là do các DN này không thể cạnh tranh nổi với các DN Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài nên đã phải giải thể hoặc chuyển hướng sản xuất sang lĩnh vực khác.
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất ngành CNĐT so với toàn ngành công nghiệp của Hà Nội (2002-2010)
Đơn vị: Tỷ đồng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX toàn
ngành CN 8466,9 10351,0 12172,3 13865,3 14919,3 17191,8 19770,6 22736,2 26192,1 GTSX
ngành CNĐT
773,4 1515,1 1864,7 1856,2 2089,0 2167,1 2680,9 3255,8 3721,9
Tỷ trọng
(%) 9,13 14,64 15,32 13,39 14,00 12,61 13,56 14,32 14,21
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010.
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất ngành CNĐT ở Hà Nội(2002-2010)
Đơn vị: Tỷ đồng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX
ngành CNĐT
773,4 1515,1 1864,7 1856,2 2089,0 2167,1 2680,9 3255,8 3721,9
Khu vực KT trong nước
533,8 543,4 409,5 334,9 348,7 369,7 387,1 333,4 276,2
DNNN TW 138,3 191,1 247,9 267,9 248,7 251,0 274,3 234,7 209,9 DNNN ĐP 330,3 275,8 125,8 65,6 95,7 115,1 109,6 95,1 63,3 DN ngoài
QD 65,2 76,6 35,8 1,4 4,5 3,5 3,2 3,6 3,0
Khu vực có vốn FDI
243,6 971,7 1455,2 1521,3 1740,3 1797,4 2293,8 2922,4 3445,7
Tỷ trọng
(%) 31,50 64,13 78,04 81,96 83,31 82,94 85,56 89,76 92,58 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010.
2.2.3. Nguồn nhân lực của ngành công nghiệp điện tử.
Theo số liệu thống kê từ Sở Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội kết hợp với tư liệu từ cuộc tổng điều tra dân số vào năm 2009 cho thấy số lượng lao động trong ngành CNĐT khá lớn. Tổng số lao động năm 2010 của thành phố HN trong ngành này là 10.282 người, tăng gấp 1,86 lần so với năm 2002. Theo thống kê thì số lao động trực tiếp là gần 9.000 người trong đó lao động nữ chiếm 35%. Lao động ngành công nghiệp điện tử chủ yếu thuộc các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Ngay từ năm 1995 – năm bắt đầu triển khai hoạt động thu hút đầu tư thì các doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút 44% lao động tổng trong ngành này và đến năm 2010 con số đã là 75% . Từ bảng số liệu dưới đây thấy rằng, nếu năm 2002 số lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tương đương số làm việc trong DN nhà nước thì đến năm 2010, số lao động làm trong doanh nghiệp FDI đã tăng 1,4 lần. Cho thấy các DN nước ngoài có sức thu hút rất lớn đối với lực lượng lao động, chủ yếu là do mức lương, chế độ đãi ngộ tại đây thỏa đáng, phần khác là do tại môi trường làm việc này người lao động học tập được tác phong, cách thức làm việc chuyên nghiệp, được học hỏi thêm các kỹ năng và chuyên môn có thể hỗ trợ mình khi làm việc ở môi trường khác.
Bảng 2.8. Lao động trong ngành CNĐT ở Hà Nội (2002 – 2010)
So với các ngành và lĩnh vực khác của thành phố thì lao động ngành CNĐT có trình độ tương đối cao. Do lĩnh vực này buộc phải có trình độ chuyên môn nhất định mới có thể đảm nhận công việc được nên tập trung một lực lượng kỹ sư, thợ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tương đối cao. Lao động có trình độ đại học
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh nghiệp NN 2712 2663 3119 3822 3826 3396 3697 4020 4277
DNNN TW 2136 2105 2574 3174 3248 2948 3138 3436 3705
DNNN ĐP 576 558 545 648 578 448 559 584 572
DN ngoài QD 155 123 168 179 223 200 258 289 308
Khu vực có vốn ĐTNN 2795 3602 3824 4260 4257 4550 5176 5795 6005
Tổng số 5507 6265 6943 8082 8083 7946 8873 9815 10282
* Sản xuất và lắp ráp TV, radio, đồ điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông.
Nguồn: Sở Thương binh và Xã hội Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010.
chiếm 30% (trong khi toàn thành phố là 10%), lao động trực tiếp đã qua đào tạo có bằng cấp chiếm 41%.
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề đào tạo về lĩnh vực điện tử - tin học – viễn thông. Có thể kể đến là các trường ĐH như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp, Đại học FPT, Đại học Giao Thông, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Học viện Kỹ thuật quân sự… đây là những trường có chuyên ngành đào tạo chính quy về điện tử - tin học, đào tạo lực lượng kỹ sư có thể đảm nhận những công việc liên quan đến công nghệ, kỹ thuật cao. Các trường và trung tâm còn lại chủ yếu là các trung tâm dạy nghề cho công nhân kỹ thuật, tuy nhiên nội dung giảng dạy thường không sát với thực tế, chưa thể đáp ứng nhu cầu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy hầu hết đều phải đào tạo lại khi vào làm việc tại các nhà máy hay các công ty của nước ngoài ở khu công nghiệp.
Hạn chế của nguồn nhân lực trong ngành CNĐT có thể nhận thấy là: Mặc dù đội ngũ kỹ sư, trung cấp, chuyên môn kỹ thuật của ngành CNĐT đông về số lượng nhưng chưa được đào tạo bài bản, phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là ở lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao (công nghiệp phần mềm của tin học, sản xuất bảng mạch, vi xử lý của điện tử…). Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành tuy có trình độ và được đào tạo hơn so với các ngành khác nhưng chỉ dừng ở mức độ gia công, lắp ráp, khó có khả năng phát triển, mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp công nghệ mới. Một hạn chế khác của người lao động Việt Nam là ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ vẫn còn khá kém, chưa có tác phong công nghiệp, nhất là phương pháp làm việc theo nhóm. Hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên giới hạn khả năng trao đổi, giao tiếp học hỏi với nhà đầu tư nước ngoài. Hạn chế về trình độ quản lý, đặc biệt về nghiệp vụ thương mại quốc tế, thương mại điện tử.
2.2.4. Vốn đầu tư và trình độ công nghệ.
Có một sự khác biệt rất lớn về quy mô vốn và trình độ công nghệ giữa các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là DN 100% vốn nước ngoài có quy mô vốn lớn, trình độ công nghệ cao hơn hẳn so với các DN trong nước.
Về trình độ công nghệ, theo ý kiến của ông Trần Quang Hùng - Tổng thư ký hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết: công nghệ và trang thiết bị sản xuất điện tử Việt Nam lạc hậu 10-20 năm so với khu vực và thế giới. Nếu so sánh với các nước ASEAN5 (gồm Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippine) ngành CNĐT Việt Nam mới đang ở cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sản xuất từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong khi các nước ASEAN5 đang phát triển ở giai đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu).
Mặc dù trong thời gian gần đây (từ năm 2005 đến nay) các DN ngành công nghiệp điện tử thành phố đã tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhưng theo các chuyên gia, ngành CNĐT thành phố (kể cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài) vẫn không thoát khỏi tình trạng lạc hậu về công nghệ chung của ngành công nghiệp điện tử. Thiết bị và trình độ công nghệ của doanh nghiệp điện tử trong nước thua kém các DN có vốn đầu tư nước ngoài về nhiều mặt. Sản phẩm làm ra chưa đa dạng và mới chỉ được tiêu thụ trong nước, khả năng cạnh tranh thấp.
2.2.5. Cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp điện tử Hà Nội.
So với các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng như cả nước, cơ sở hạ tầng của ngành CNĐT Hà Nội tương đối phát triển. Hà Nội hiện nay có 17 khu công nghiệp – chế xuất và 2 khu công nghệ cao được Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích gần 3.500 ha. Trong đó đã có 8 KCN với diện tích gần 1.300 ha đã đi vào hoạt động cùng hơn 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Có một số KCN được ưu tiên khuyến khích phát triển CNĐT như KCN Thăng Long (Panasonic, Canon, Marumishu…), khu công nghiệp Sài Đồng B ( gồm các DN liên doanh với công ty THHH Hanel), KCN Thạch Thất – Quốc Oai (công ty điện tử Meiko). Ngoài ra trên địa bàn thành phố cũng có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực điện tử đặt trụ sở và cơ sở sản xuất. Song nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội phân bố chưa đồng đều. Điều kiện sản xuất, nhà xưởng còn nhỏ bé, phân tán.
Kỹ thuật, công nghệ sử dụng tương đối lạc hậu. Quy mô, lĩnh vực sản xuất gồm cả vốn và tài sản của các DN còn nhỏ. Khả năng đầu tư thực tế, phát triển các KCN chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô mở rộng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa thể đủ để đáp ứng đối với DN muốn phát triển ngành, lĩnh vực công nghệ cao làm
cho các DN đầu tư nước ngoài vẫn còn e dè khi muốn đầu tư vào Hà Nội.
Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp CNĐT trên địa bàn Hà Nội có thể kể đến:
- Các doanh nghiệp CNĐT thuộc khối FDI chủ yếu tập trung ở các KCN với trang bị nhà xưởng, dây chuyền lắp ráp quy mô khá lớn như Panasonic, Canon, Marumishu ở KCN Thăng Long, Meiko ở KCN Thạch Thất.
- Các DN Nhà nước hay liên doanh với nước ngoài đáng kể nhất là khối liên doanh của công ty điện tử Hanel với các đối tác nước ngoài như: Pentak, Daewoo- Hanel sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện tử, dân dụng với vốn đầu tư khá lớn và diện tích nhà xưởng lớn tại KCN Sài Đồng B.
- Ngoài ra còn có các DN thành viên của Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông và các nhà máy liên doanh như nhà máy cáp quang, nhà máy cáp dầu
- Các DN điện tử thuộc quân đội, công an như nhà máy Z181, Z45, M2.
Thúc đẩy sự phát triển ngành CNĐT đòi hỏi phải dựa trên cơ sở của hệ thống hạ tầng kỹ thuật tốt. Nhận thức rõ điều này, Hà Nội đang tập trung vào những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển CNĐT giai đoạn 2010-2020.
Theo quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố HN đến năm 2020, trong đó có dự kiến xây mới và mở rộng 15 KCN, trước mắt đến năm 2015, triển khai 9 KCN chú trọng thu hút các ngành công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, công nghiệp điện tử… Vào tháng 5-2011, dự án công viên Công nghệ phần mềm do công ty TNHH Một thành viên Hanel làm chủ đầu tư với quy mô 43,45 ha đã được khởi công với mục đích xây dựng một khu gia công phần mềm quốc tế và nghiên cứu phát triển góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam. Từ năm 1999, Thành phố cũng đã xây dựng và triển khai khu công nghệ cao Hòa Lạc nhằm thu hút đầu tư từ các DN nước ngoài trong lĩnh vực CNĐT, công nghệ cao. Dự kiến đến năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Tất cả những chủ trương và bước đi trên của thành phố sẽ có những tác động tích cực đến ngành CNĐT Hà Nội, cụ thể:
- Các doanh nghiệp phần cứng sẽ có địa điểm thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, hiện
đại để xây dựng cơ sở sản xuất, đồng thời mở rộng cơ hội liên doanh, liên kết với các đầu tư nước ngoài.
- Các doanh nghiệp sản xuất phần mềm có thể dễ dàng nghiên cứu phát triển sản phẩm ra thị trường. Chi phí sản xuất giảm vì hạ tầng viễn thông được nâng cấp.
Cơ hội học tập, gia công cho nước ngoài sẽ tăng lên.
- Nhu cầu các sản phẩm điện tử công nghiệp và chuyên dụng, các sản phẩm phụ trợ cho các khu CN, các dự án đầu tư sẽ tăng mạnh. Tạo cơ hội cho mở rộng thị trường các DN trong nước.
- Việc cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại là yếu tố tích cực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội, chắc chắn nguồn vốn đầu tư trong những năm tới sẽ tăng mạnh hơn.