Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phúc yên (Trang 56 - 90)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚC YÊN

2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự nỗ lực của đội ngũ ngân viên, NHCT Phúc Yên đã thực hiện tốt công tác huy động vốn - sử dụng vốn và ghi được kết quả đáng ghi nhận. Kết quả hoạt động kinh doanh này của chi nhánh được thể hiện trong biểu đồ sau đây:

Bi u đồ 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Phúc Yên

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Phúc Yên Biểu đồ trên cho thấy, lợi nhuận sau thuế của NHCT Phúc Yên có xu hướng tăng dần. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 (tăng 34,6%) đạt 35,1 tỷ VNĐ và tiếp tục tăng lên 43,4 tỷ VNĐ trong năm 2012. Con số này có giảm nhẹ trong năm 2012 do chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thu hẹp và tr ch lập dự phòng tăng. Tuy nhiên, đến năm 2014, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đã có sự tăng vọt lên 64,89 tỷ VNĐ (tăng 51,6% so với năm 2013). Đạt được kết quả này là nhờ các ch nh sách, chiến lược kinh doanh đúng đắn của NHCT Phúc Yên với việc chuyển hướng sang dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chăm sóc tốt nguồn khách hàng tiền gửi từ các công ty liên doanh gửi chủ yếu dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn để hưởng chênh lệch giá bán vốn lớn.

45

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên

2.2.1. Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên

2.2.1.1. Kết quả phân loại nợ

Trong giai đoạn 2010-2014, tuy dư nợ t n dụng của NHCT Phúc Yên có sự tăng trưởng đáng ghi nhận nhưng chất lượng t n dụng có dấu hiệu xấu đi. Đ c biệt trong các năm 2011-2012- 2013, các khoản nợ nhóm 2 – nhóm 5 gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương tối. Đến năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm xuống nhưng thực chất là do trong năm chi nhánh đã xử lý rủi ro một số khoản vay có nguy cơ mất vốn, chuyển theo dõi ngoại bảng.

Bảng 2.6: Phân loại nợ của NHCT Phúc Yên năm 2010-2014

Đơn vị tính: Số tiền (Tỷ VNĐ), tỷ trọng (%)

STT Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

I Tổng dƣ

nợ 792 100 1.261 100 1,404 100 1.293 100 1.387 100 1 Nợ nhóm 1 788 99,49 1.211 96,03 1.352 96,30 1.256 97,14 1.367 98,56 2 Nợ nhóm 2 1,3 0,16 19 1,51 14 1,00 11 0,85 2 0,14 3 Nợ nhóm 3 0,3 0,04 18 1,43 36 2,56 3 0,23 12 0,87 4 Nợ nhóm 4 0,6 0,08 13 1,03 2 0,14 7 0,54 4 0,29 5 Nợ nhóm 5 1,6 0,20 - 0,00 - 0,00 16 1,24 2 0,14 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Phúc Yên Nếu như năm 2010, nợ nhóm 1 chiếm 99,49% tổng dư nợ, nợ nhóm 2 – nhóm 5 chiếm 0,51% tổng dư nợ (với giá trị 3,8 tỷ đồng) thì đến cuối năm 2011, tỷ trọng nợ

46

nhóm 1 giảm xuống chỉ còn 96,03% tổng dư nợ, nợ nhóm 2- nhóm 4 chiếm 3,97% tổng dư nợ (với giá trị 50 tỷ đồng, tăng hơn 13 lần so với năm 2010), không có nợ nhóm 5.

Đến năm 2012, di n biến các nhóm nợ tiếp tục xấu đi theo chiều hướng nợ nhóm 2- nhóm 4 tiếp tục tăng lên so với năm 2011. Điều đó là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước di n biến phức tạp đã làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng trong nước nói chung và các khách hàng của NHCT Phúc Yên nói riêng.

Năm 2013, Chi nhánh xuất hiện thêm nợ nhóm 5 với tỷ trọng lớn (1,24% tổng dư nợ).

Điều này cho thấy, rủi ro t n dụng ở NHCT đang ở mức khá cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tồn đọng vốn. Sang đến năm 2014, NHCT Phúc Yên đã t ch cực tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ nhóm 2 – nhóm 5, hạn chế phát sinh thêm nợ nhóm 2 - nhóm 5 mới, tăng dần tỷ trọng nợ nhóm 1 trong tổng dư nợ, ngày càng hạn chế rủi ro t n dụng mới phát sinh.

2.2.1.2. Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đo lường rủi ro t n dụng của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Phúc Yên trong những năm gần đây được thể hiện trong bản số liệu sau:

Bảng 2.7: Thống kê tình hình Nợ quá hạn của NHCT Phúc Yên năm 2010- 2014

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, tỷ trọng (%)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ 792 1.261 1.404 1.293 1.387

Nợ quá hạn 3,8 50 52 37 20

Tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ

0,5 4,0 3,7 2,9 1,4

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Phúc Yên Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011 và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong các năm tiếp theo. Biểu đồ sau đây cho thấy di n biến nợ quá hạn tại chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2014.

47

Bi u đồ 2.8: Nợ quá hạn của NHCT Phúc Yên

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Phúc Yên Sở dĩ năm 2011 phát sinh nhiều nợ quá hạn do nguyên nhân trong năm 2009- 2010, t n dụng ngân hàng nói chung có sự tăng trưởng nóng. Các ngân hàng đều chạy đua lãi suất, lãi suất cho vay tăng cao, các ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay mà không chú ý đến mức độ an toàn và NHCT Phúc Yên cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Việc thẩm định phương án/dự án, đánh giá và xếp hạng khách hàng chưa thực sự tốt nên kết quả cuối năm 2011 có 50 tỷ đồng nợ quá hạn và con số này tiếp tục tăng lên 52 tỷ đồng năm 2012. Sau khi giải ngân cho khách hàng vay vốn, việc kiểm tra, giám sát t n dụng cũng chưa thực sự sát sao khiến việc phát hiện, xử lý nợ có vấn đề bị chậm tr .

Trước thực tế đó, NHCT Phúc Yên đã không ngừng cố gắng giảm phát sinh nợ quá hạn mới và thu hồi nợ quá hạn cũ từ đôn đốc yêu cầu khách hàng thu hồi công nợ và từ bán tài sản thế chấp. Kết quả là đến năm 2014, tỷ nợ nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm xuống còn 1,4% tổng dư nợ. Đây là một dấu hiệu tốt đánh giá việc quản trị rủi ro t n dụng của chi nhánh đã được cải thiện.

Để đạt được kết quả đáng kh ch lệ như vậy là do tất cả cán bộ ngân hàng cũng như ban giám đốc đều rất thận trọng trong việc xem xét và đưa ra quyết định cho vay, tất cả các khoản nợ vay bị quá hạn đều được kiểm tra, giám sát một cách ch t chẽ nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn mà doanh nghiệp g p phải và cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn đó; trong trường hợp không tháo gỡ được thì bám sát, đôn đốc khách hàng tự bán tài sản để thanh toán nợ quá hạn.

ĐVT: tỷ VNĐ

48 2.2.1.3. Nợ xấu

Theo quy định về phân loại nợ tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, nợ xấu bao gồm các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Bảng số liệu 2.9 dưới đây phản ánh tình hình nợ xấu tại NHCT Phúc Yên

Bảng 2.9: Thống kê tình hình nợ xấu của NHCT Phúc Yên năm 2010-2014 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, tỷ trọng (%)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ 792 1.261 1.404 1.293 1.387

Nợ xấu 2.5 31 38 26 18

Tỷ trọng nợ xấu/

tổng dư nợ 0,3 2,5 2,7 2,0 1,3

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Phúc Yên Tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm 2010-2012. Đến năm 2013, tỷ lệ này có cải thiện nhưng chưa đáng kể (nợ xấu giảm xuống 26 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2%).

Thực tế, hiện tượng tỷ lệ nợ xấu của năm 2011-2012 có sự tăng lên đáng kể như vậy xuất phát từ nguyên nhân do cuối năm 2009 Chi nhánh đã bắt đầu đầu tư cho vay trung và dài hạn cho một số khách hàng mới kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp vận tải thủy. Hệ quả của việc đầu tư trên là tỷ lệ nợ xấu năm 2011 – 2012 tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng mới này (chiếm trên 90% nợ xấu của Chi nhánh). Chi nhánh đã có nhiều giải pháp t ch cực trong việc nắm bắt doanh thu từng tháng của các chủ tàu, đôn đốc chủ tàu trả nợ nên các chủ tàu đều có ý thức trả nợ. Tuy nhiên, do nhiều chủ tàu mới đi vào kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu là đi chở thuê, bị khách hàng chiếm dụng vốn, không thu hồi được cộng với việc biến động khôn lường của giá cả vật liệu, giá xăng dầu nên đến hạn chủ tàu vẫn chưa thu được tiền để trả ho c không có khả năng thu tiền để trả nên đã phát sinh ra các khoản nợ nhóm 2 và nợ xấu.

Trước tình trạng đó, Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp như vận động khách hàng phối hợp với ngân hàng tìm người mua tàu đến phối hợp với cơ quan chức năng, ch nh quyền địa phương vận động khách hàng bán tàu. Kết quả đã bán được hết các con

49

tàu thế chấp, thu hồi đủ gốc và một phần lãi, góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2014 xuống 1,3%.

Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ vẫn nằm trong ngưỡng tỷ lệ an toàn cho phép (5% của Ngân hàng hàng nhà nước) tuy nhiên vẫn vượt qua mốc 1% theo kế hoạch NHCT Phúc Yên đã đề ra và được Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam chấp thuận giao cho chi nhánh.

Vì vậy, trong thời gian tới, trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn, để hạn chế rủi ro đến với ngân hàng thì NHCT Phúc Yên cần chú trọng tới công tác quản trị rủi ro t n dụng hơn để giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao chất lượng cho vay.

2.2.1.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm

Thực hiện chỉ đạo t n dụng của NHCT Việt Nam, NHCT Phúc Yên thực hiện cho vay áp dụng hai hình thức đảm bảo bằng tài sản và t n chấp. Các tài sản bảo đảm được chấp nhận tại NHCT Phúc Yên khá đa dạng bao gồm: bất động sản, động sản (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải), giấy tờ có giá, hàng hóa tồn kho luân chuyển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHCT Phúc Yên cũng thực hiện cho vay t n chấp đối với các khách hàng là cán bộ công nhân viên tại các đơn vị có quy mô khá lớn trên địa bàn, trả lương qua tài khoản NHCT Phúc Yên như công ty Honda Việt Nam, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và một số công ty lớn, có độ t n nhiệm cao, có uy t n trên địa bàn.

Bảng 2.10. Thống kê tài sản đảm bảo cho vay giai đoạn 2013- 2014

Đơn vị: Dư nợ (tỷ đồng), tỷ trọng (%)

Chỉ tiêu 2013 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ cho vay có Tài sản bảo

đảm 1.220 94,35 1.314 94,74

Bất động sản 1.036 80,12 1.128 81,33

Máy móc thiết bị 63 4,87 72 5,19

Phương tiện vận tải 72 5,57 54 3,89

TSBĐ khác 49 3,79 60 4,33

Dƣ nợ cho vay không có tài

sản bảo đảm 73 5,65 73 5,26

Tổng dƣ nợ 1.293 100,00 1.387 100,00

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Phúc Yên

50

Bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay (trên 94% tổng dư nợ cho vay các năm). Điều này cho thấy ch nh sách t n dụng ch t chẽ của NHCT, điều kiện có tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng khi phê duyệt t n dụng để gắn kết quyền và nghĩa vụ của người đi vay với ngân hàng, đồng thời cũng đảm bảo những phương án trả nợ bổ sung trong trường hợp xảy ra rủi ro t n dụng. Việc cho vay t n chấp chỉ áp dụng với các đối tượng khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng chi trả được trả lương qua tài khoản của NHCT Phúc Yên và các công ty có uy t n trên địa bàn, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của NHCT Phúc Yên như công ty CP Cao su Sao Vàng, Công ty TNHH MVT Nội thất Xuân Hòa, Công ty Toyota Hiroshima Vĩnh Phúc, Công ty Viglarcera Bá Hiến.

Trong cơ cấu các tài sản bảo đảm tại NHCT Phúc Yên, dư nợ cho vay được đảm bảo bằng bất động sản có tỷ trọng cao nhất (trên 80% tổng dư nợ), sau đó là động sản và các tài sản đảm bảo khác. Đ c điểm này phù hợp với phần đông các NHTM và TCTD vì chỉ có bất động sản mới có giá trị đủ lớn để đảm bảo cho các khoản vay của các doanh nghiệp, đồng thời bất động sản là tài sản không bị hao mòn giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, việc nhận tài sản đảm bảo là bất động sản cũng tạo nên nhiều trở ngại cho ngân hàng, liên quan đến vấn đề thẩm định t nh pháp lý về sở hữu tài sản, sự tranh chấp giữa các bên và khả năng phát mại khó hơn nhiều so với các tài sản là máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải. Thực tế cho thấy các khoản nợ quá hạn được bảo đảm bằng bất động lớn có tiến độ xử lý nợ khá chậm nên đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng t n dụng của ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng chất lƣợng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên

Là một tổ chức t n dụng với hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, NHCT Phúc Yên rất quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro t n dụng trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể, chất lượng hoạt động quản trị rủi ro t n dụng được thể hiện qua từng nội dung quản trị như sau:

51 2.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro t n dụng là hoạt động xuyên suốt trong quá trình cấp t n dụng của NHCT Phúc Yên đối với khách hàng, thông qua đó ngân hàng sẽ quyết định cấp t n dụng hay không cấp t n dụng với khách hàng. Các dấu hiệu nhận diện rủi ro t n dụng mà NHCT Phúc Yên đang áp dụng bao gồm:

* Nhóm các dấu hiệu xuất hiện khi giao dịch tại ngân hàng:

- Thông thường các khách hàng được cấp t n dụng sẽ phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Cán bộ t n dụng thường xuyên theo dõi di n bi n giao dịch tài khoản của khách hàng để có thể nhận biết dấu hiệu rủi ro cho ngân hàng, v dụ như: xuất hiện tình trạng khó khăn trong thanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đ c biệt là giảm sút mạnh số dư tài khoản tiền gửi, dòng tiền thanh toán về tài khoản không đều ho c giảm mạnh…

- Trong quá trình giải ngân tại chi nhánh, cán bộ phụ trách xem xét đến lịch sử vay trả nợ trước đây của khách hàng để đánh giá rủi ro. Có thể liệt kê một số dấu hiệu thể hiện sự gia tăng rủi ro t n dụng của khách hàng như sau:

+ Gia tăng tần suất giải ngân cũng như quy mô dư nợ.

+ Đã xuất hiện nợ quá hạn m c dù chỉ ở mức độ chậm trả nợ đến hạn, sau đó khách hàng có thể huy động được nguồn trả nợ.

+ Khách hàng phải đề nghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ (cụ thể là đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ ho c gia hạn nợ vay).

+ Khách hàng trì hoãn ho c tỏ ra bất hợp tác trong quá trình ngân hàng tiến hành kiểm tra định kỳ ho c đột xuất (tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài ch nh …)

+ Khách hàng chấp thuận việc sử dụng các nguồn vốn có lãi suất cao.

* Nhóm dấu hiệu về sự thay đổi trong phương pháp quản lý của khách hàng:

Bất kỳ một sự điều chỉnh trong phương pháp quản lý cũng có những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động nội bộ của khách hàng, trong đó bao gồm cả khả năng phân công, điều chỉnh lại nhân sự trong trường hợp hoạt động kém hiệu quả. NHCT Phúc Yên thường xem xét đến một số thay đổi trong phương pháp quản lý của khách hàng để nhận

52 diện rủi ro t n dụng:

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị ho c ban điều hành.

- Có thông tin về sự bất đồng trong phương hướng điều hành của ban quản trị, doanh nghiệp có yếu tố “gia đình”.

- Đội ngũ lãnh đạo với thâm niêm và kinh nghiệm công tác không đáng kể.

- Kế hoạch kinh doanh hàng năm có nội dung chung chung, thiếu t nh cụ thể về mục tiêu và phương thức hành động, chưa đề cập đến các kịch bản phát triển và khả năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

- Tuyển dụng và luân chuyển nhân viên di n ra thường xuyên bất chấp những cam kết về sự ổn định đội ngũ lao động đã đưa ra.

* Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề đặc thù ngành nghề kinh doanh:

Một số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh mang t nh đ c thù, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thị trường và các biến số kinh tế vĩ mô (tỷ giá, lạm phát...). Đối với các doanh nghiệp này, chi nhánh quan tâm tới một số dấu hiệu như sau:

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong điều kiện có những thay đổi trên thị trường về tỷ giá.

- Doanh nghiệp mà sản phẩm cung cấp mang t nh thời vụ, t nh thị hiếu cao ho c d bị ảnh hưởng bởi yếu tố công nghệ, kỹ thuật mới.

- Có dấu hiệu của sự gia tăng t nh cạnh tranh trong các thị trường mục tiêu, khó có khả năng phát triển các sản phẩm thay thế mới.

- Những thay đổi trong ch nh sách của Nhà nước ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

* Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán của khách hàng:

NHCT Phúc Yên tiến hành xem xét những dấu hiệu từ báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp theo yêu cầu kiểm soát của ngân hàng. Thông qua báo cáo tài ch nh của doanh nghiệp, chi nhánh tiến hành đánh giá tình hình tài ch nh của khách hàng để chỉ ra những dấu hiệu bất ổn tài ch nh như: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên;

khả năng tiền m t giảm; tăng doanh số bán nhưng lãi giảm ho c không có, số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các khoản nợ kéo dài; hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phúc yên (Trang 56 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)