Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phúc yên (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.4.1. Nhân tố chủ quan

1.4.1.1. Quan điểm của ngân hàng đối với vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng

Mỗi ngân hàng được thành lập và bắt đầu kinh doanh xuất phát từ những định hướng khác nhau về đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu. Do đó, quan điểm của mỗi ngân hàng đối với vấn đề quản trị rủi ro t n dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào đ c thù hoạt động của mỗi ngân hàng. Đồng thời, ngay tại một ngân hàng nhưng trong các thời kỳ phát triển khác nhau, quan điểm đối với vấn đề quản trị rủi ro t n dụng cũng có sự thay đổi.

Thông thường, khi tăng trưởng t n dụng, khả năng ngân hàng g p rủi ro t n dụng cũng gia tăng theo, vì vậy mỗi ngân hàng có một ngưỡng chịu đựng rủi ro khác nhau, hay nói cách khác là mức độ rủi ro tối đa có thể chấp nhận được trong quá trình kinh doanh. Mục tiêu của các ngân hàng là tăng trưởng t n dụng và gia

30

tăng lợi nhuận kinh doanh phù hợp với ngưỡng rủi ro tối đa đó. Mục tiêu tăng trưởng t n dụng và mục tiêu quản trị rủi ro luôn là bài toán của sự đánh đổi mà các ngân hàng phải cân đối trong hoạt động kinh doanh.

Quan điểm đối với vấn đề quản trị rủi ro t n dụng được thể hiện rõ nét trong ch nh sách t n dụng của mỗi ngân hàng. Ch nh sách t n dụng ch nh là nền tảng để ngân hàng xây dựng chương trình quản trị rủi ro t n dụng cũng như các quy trình nghiệp vụ cụ thể để hướng dẫn tác nghiệp thực tế. Nếu ch nh sách t n dụng càng được xây dựng chi tiết, mang t nh bao quát cao càng thể hiện tư duy quản trị rủi ro logic của ngân hàng và cho thấy ngân hàng dường như đã tiên lượng tương đối đầy đủ về những tình huống t n dụng có thể xảy ra cũng như những rủi ro có thể phát sinh kèm theo. Điều này góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động quản trị rủi ro t n dụng. Ngược lại, một định hướng t n dụng chung chung, thiếu t nh cụ thể, không được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế trong từng giai đoạn có thể là nguyên nhân dẫn đến những thất bại trong việc quản trị rủi ro t n dụng, từ đó mang lại những tổn thất lớn cho ngân hàng.

1.4.1.2. Nguồn nhân lực của ngân hàng

Như đã trình bày trên, một nội dung quan trọng thuộc chương trình quản trị rủi ro t n dụng là việc tổ chức nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro t n dụng. Ngân hàng cần tổ chức một bộ phận độc lập chuyên trách về vấn đề quản trị rủi ro t n dụng để đảm bảo t nh khách quan và chuyên môn hóa trong quá trình tác nghiệp. Do vậy, số lượng và trình độ của nguồn nhân lực ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt triển khai các hoạt động quản trị rủi ro t n dụng, xây dựng và hoàn thiện quy trình tác nghiệp, hệ thống thông tin và cảnh báo sớm rủi ro.

Bên cạnh trình độ chuyên môn trong lĩnh vực t n dụng và thâm niên, sự nhạy bén, linh hoạt nắm bắt thông tin và bề dày kinh nghiệm công tác, yếu tố đao đức cần được ngân hàng đề cập và quán triệt trong đội ngũ cán bộ ngân hàng. Thực tế đã chỉ ra nhiều trường hợp rủi ro t n dụng đã có thể được cảnh báo sớm hơn nếu không có sự tắc trách, vô trách nhiệm ho c cố ý làm trái để mưu lợi ch cá nhân của một bộ phận cán bộ ngân hàng yếu kém về phẩm chất đạo đức.

31

1.4.1.3. Hệ thống thông tin quản trị của ngân hàng

Thông tin là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản trị rủi ro t n dụng và đưa ra các quyết định của lãnh đạo nên chất lượng hệ thống thông tin quản trị có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị rủi ro t n dụng. Với mục đ ch tăng cường quản trị rủi ro t n dụng, hệ thống thông tin quản trị cần được xây dựng theo hướng hiện đại, có khả năng truy nhập, hợp nhất dữ liệu trên toàn bộ ngân hàng, đồng thời cần đảm bảo t nh cập nhật thông tin một cách thường xuyên, liên tục.

Việc tổ chức hệ thống thông tin quản trị một cách khoa học cũng góp phần t ch cực làm gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro t n dụng. Hệ thống thông tin sẽ quy tụ toàn bộ các thông tin về khách hàng có quan hệ t n dụng với ngân hàng, đồng thời cũng có khả năng phân tách thành các nhóm thông tin theo yêu cầu (theo đối tượng khách hàng, theo loại sản phẩm t n dụng, theo đ c điểm của tài sản bảo đảm…v.v). Đồng thời, các ngân hàng cần đầu tư để t ch hợp chức năng sàng lọc và báo cáo thông tin được chuẩn hóa theo nội dung tìm kiếm, hỗ trợ kịp thời cho quá trình phân t ch t n dụng, đánh giá, cảnh báo rủi ro và đưa ra các phán quyết t n dụng đối với khách hàng.

1.4.1.4. Nền tảng công nghệ ngân hàng

Do khối lượng tác nghiệp đối với hoạt động t n dụng rất lớn, công nghệ ngân hàng đóng vai trò then chốt giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, đưa ra quyết định t n dụng của ngân hàng. Đồng thời, công nghệ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro t n dụng. Công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ cung cấp cho các cán bộ quản trị rủi ro t n dụng những công cụ hữu hiệu trong quá trình phân t ch t n dụng, lượng hóa rủi ro, cảnh báo sớm rủi ro cũng như đưa ra những biện pháp xử lý th ch hợp với các tình huống rủi ro đã tiên lượng. Có thể nói, công nghệ ngân hàng đã trở thành công cụ để kết nối hệ thống thông tin và con người trong quá trình quản trị rủi ro t n dụng, thông qua việc thu nhập, phân t ch, xử lý thông tin và chiết xuất các báo với nhiều mục đ ch khác nhau, từ đó làm tăng khả năng triển khai hiệu quả các biện pháp quản trị rủi ro t n dụng.

32 1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1.Môi trường kinh doanh ngân hàng

Môi trường kinh doanh của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường pháp lý (trên kh a cạnh những quy định của pháp luật ảnh hướng gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro t n dụng nói riêng)

Đối với môi trường kinh tế vĩ mô: Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá… thay đổi thường xuyên sẽ tác động đến cả ngân hàng và khách hàng vay vốn. Đối với khách hàng vay vốn, nền kinh tế biến động có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng, làm suy giảm thậm ch mất khả năng trả nợ dẫn đến rủi ro t n dụng cho ngân hàng. Đối với ngân hàng, môi trường kinh tế thay đổi buộc các ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để đảm bảo các mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, do đó các ch nh sách t n dụng và quản trị rủi ro cũng có sự điều chỉnh điều này có thể gây ra những khe hở trong hoạt động quản trị rủi ro ở những giai đoạn chuyển đổi và làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng.

Đối với môi trường pháp lý: Các khách hàng vay vốn đều bị điều chỉnh bởi các quy định quản trị của nhà nước ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc đối tượng khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế. Ch nh vì vậy, môi trường pháp lý ổn định, rõ ràng sẽ tạo điều kiện để các cá nhân hay doanh nghiệp yên tâm hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập trả nợ ngân hàng. Ngược lại, môi trường pháp lý thay đổi thường xuyên sẽ gây trở ngại cho các đối tượng khách hàng khi tổ chức hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, một hệ thống pháp lý lỏng lẻo còn tiềm ẩn nguy cơ của vấn đề rủi ro đạo đức – khi khách hàng lợi dụng những sơ hở của pháp luật để lừa đảo ngân hàng, phát sinh rủi ro t n dụng và gây ra hậu quả khó lường đối với các ngân hàng.

1.4.2.2. Hệ thống các chính sách, quy định của cơ quan quản trị liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng

Cơ quan trực tiếp quản trị, kiểm tra giám sát hoạt động của các NHTM là Ngân hàng Trung ương (tại Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước). Cơ quan quản trị này có chức năng xây dựng các định hướng hoạt động và ban hành các ch nh sách hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, trong đó quan

33

trọng nhất là những quy định liên quan đến giới hạn tăng trưởng t n dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Đây cũng là đơn vị trực tiếp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Các quy định, ch nh sách của NHNN sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để các ngân hàng xây dựng định hướng t n dung và quản trị rủi ro t n dụng. Do đó, nếu các văn bản quy phạm pháp luật này được ban hành kịp thời, chuẩn mực và phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ có vai trò định hướng tốt cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động t n dụng và quản trị rủi ro t n dụng. Ngược lại, các văn bản có độ tr lớn, thường xuyên sửa đổi bổ sung sẽ là trở ngại lớn đối với các ngân hàng khi triển khai hoạt động nói chung và hoạt động quản trị rủi ro t n dụng nói riêng.

1.4.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn

Nguyên nhân từ ph a khách hàng vay là một trong những nguyên nhân ch nh gây ra rủi ro t n dụng cho ngân hàng.

Nhân tố đầu tiên và cốt lõi tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng là khả năng tài ch nh của khách hàng vay vốn. Khả năng tài ch nh là căn cứ để ngân hàng đánh giá khả năng thu hồi vốn đã cho vay và quyết định có cho vay đối với khách hàng hay không. Tình hình tài ch nh lành mạnh và vững chắc có thể mang đến cho ngân hàng sự đảm bảo chắc chắn hơn về khả năng trả nợ của khách hàng, kể cả trong trường hợp môi trường kinh doanh có nhiều biến động bất lợi. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tài ch nh của khách hàng như trình độ quản trị, tính nhạy bén trong kinh doanh, đ c thù và mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh, sự tác động của môi trường kinh tế...v.v.

Rủi ro đạo đức cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro t n dụng. Rủi ro đạo đức có thể xảy ra trước khi vay vốn (khách hàng chủ định lừa đảo ngân hàng bằng cách cung cấp thông tin sai lệch dẫn đến phán quyết t n dụng sai lầm của ngân hàng) ho c xảy ra trong quá trình khách hàng đang sử dụng vốn vay (khách hàng cố tình trây ỳ và thiếu thiện ch hợp tác trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng).

34

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phúc yên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)