- Tháng 12 - 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc.
- Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.
- Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
Con đường xã hội chủ nghĩa.
Chuyên chính dân chủ nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông.
- Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
3) Thành tựu.
Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% - năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
Chính trị - xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 - 1997) và Ma Cao (12 - 1999)
Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian)
Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
Bổ sung kiến thức :
Vấn đề 1. Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo anh/chị, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ?
Trong các đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc thì đường lối đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách là : Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
Con đường xã hội chủ nghĩa
Chuyên chính dân chủ nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng Mao Trạch Đông.
Bởi vì:
o Trước năm 1978, do đường lối “ba ngọn cờ hồng” đã làm cho kinh tế Trung Quốc khủng hoảng (nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sản xuất ngưng trệ, tụt hậu so với thế giới)
o Kinh tế là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, chính trị, quân sự...Vì vậy trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, việc phát triển kinh tế được lấy làm yếu tố trung tâm.
Vấn đề 2. Theo anh/chị, công cuộc cải cách kinh tế - xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?
Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học - kĩ thuật so với các cường quốc tư bản phương Tây trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay. Vì sự phát triển khoa học - kĩ thuật của thế giới vừa tạo ra thời cơ cho những nước tiếp cận được, đồng thời cũng vừa tạo ra nguy cơ đối với những nước không tiếp cận được.
Hai là, chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ này dẫn tới mất vai trò lãnh đạo của Đảng, mất định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là nạn tham nhũng, mẫu thuẫn xã hội và các tệ nạn xã hội khi phát triển kinh tế thị trường phải đối mặt với suy thoái đạo đức, phân cực giàu nghèo quá lớn, mất công bằng và ổn định xã hội.
Bốn là diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc...
Vấn đề 3. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta có thể vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?
Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là:
Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
Kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đường lối xây dựng CNXH.
Thực hiện cải cách mở cửa nhưng phải trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.
Xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với ổn định chính trị, xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân.
Dạng câu hỏi tương tự :
1. Cho biết công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Từ đó, anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của bản thân về công cuộc đổi mới hiện nay tại Việt Nam ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)
2. Những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh/chị, công cuộc cải cách kinh tế, xã
hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
3. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI có viết: “... Những nỗ lực gian khổ và những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta giành được đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới và nhất định sẽ ghi vào sử sách vinh quang về sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.
Bằng những kiến thức lịch sử, anh/chị hãy cho biết:
- Những thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật và ngoại giao mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc giành được sau hơn 20 năm cải cách.
- Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam có thể vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thái Bình, năm 2010)
4. Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay (2000). Qua đó, hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XIX ?
5. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên – Huế, năm 2006)
Câu 23. Hoàn thiện bảng sau về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước Trung Quốc:
1959 – 1978 1978 đến nay
Nội dung Nhận xét Kết quả
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)
Hướng dẫn làm bài
1959 – 1978 1978 đến nay
Nội dung Ba ngọn cờ hồng:
- Đường lối chung
- Xây dựng kinh tế là trung tâm
- Bốn nguyên tắc: Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa; chuyên chính dân chủ nhân dân;
- Đại nhảy vọt - Công xã nhân dân
Đảng Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông
- Cải cách, mở cửa - Hiện đại hóa
Nhận xét Sai lầm duy ý chí - Tôn trọng quy luật khách quan,
- Phát huy sức mạnh trong và ngoài nước Kết quả
- Kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng
- Đời sống nhân dân khó khăn
- Kinh tế: Đạt nhiều thành tựu mới.
- Chính trị xã hội: Ổn định
- Địa vị Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.
Câu 24. Trình bày tóm lược chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949 – 1959, 1959 – 1978, 1978 – 2000. Từ đó, rút ra nhận xét chung về chính sách đối ngoại của Trung Quốc ?
Hướng dẫn làm bài
1949 - 1959 1959 - 1978 1978 - 2000
- Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
- Ngày 14 - 2 - 1950, Trung Quốc kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung – Xô” và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên (1950 – 1953); tham gia Hội nghị các nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Ngày 18 - 1 - 1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
- Từ năm 1959 trở đi thi hành đưòng lối ngoại giao bất lợi cho Cách mạng Trung Quốc và Cách mạng thế giới chống Liên Xô tranh chấp biên giới với Liên Xô và Ấn Độ.
- Việc Trung Quốc kí với Mĩ “Thông cáo chung Thượng Hải”
(1972) đã gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp Cách mạng cuả Trung Quốc 3 nước Đông Dương.
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới. Góp sức vào việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
- Tháng 7 - 1997, thu hồi Hồng Công. Tháng 12 - 1999, thu hồi Ma Cao.
Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Nhận xét : Khi Trung Quốc ổn định về kinh tế, chính trị thì thực hiện chính sách đối ngoại tiến bộ. Ngược lại, khi lâm vào tình trạng khủng hoảng thì thực hiện chính sách đối ngoại bất lợi cho các nước láng giềng và khu vực…
Câu 25. Tại sao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau ? Quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên có những biến chuyển gì kể từ những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 2000 ? (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2008)
Hướng dẫn làm bài
1. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau do :
- Theo thoả thuận của ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ ở Hội nghị Ianta (2 - 1945), bán đảo Triều Tiên bị phân chia làm hai khu vực để giải giáp quân đội Nhật; ranh giới tạm thời là vĩ tuyến 38º. Quân đội Liên Xô sẽ đóng tại phía Bắc vĩ tuyến 38º, phía Nam là quân
đội Mĩ. Song việc thành lập chính phủ chung cho cả hai nước không được thực hiện. Đất nước Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền, rỗi lập nên hai quốc gia riêng biệt, thù địch lẫn nhau.
- Vấn đề thống nhất hai miền không được thực hiện do bối cải “Chiến tranh lạnh”.
Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ làm cho việc xúc tiến thành lập chính phủ chung của hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên không được thực hiện.
- Mỗi miền, chịu ảnh hưởng của mỗi nước, đã thành lập một nhà nước riêng :
Tháng 5 - 1948, ở miền Nam Triều Tiên, Mĩ giúp đỡ các lực lượng tư sản thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
Tháng 9 - 1948, miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô giúp đỡ các lực lượng dân chủ thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Cuối năm 1948, quân đội Liên Xô rút ra khỏi miền Bắc Triều Tiên.
2. Quan hệ hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên : - Hai nước trên bán đảo ra đời năm 1948.
- Từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX, quan hệ giữa hai miền là đối đầu.
+ Năm 1950, cuộc chiến tranh lớn giữa hai miền đã nổ ra kéo dài 3 năm (1950 – 1953).
+ Đến tháng 7 - 1953, hai bên đã kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 38º làm ranh giới quân sự giữa hai miền Bắc, Nam.
+ Từ đó, hai miền Nam, Bắc trở thành hai quốc gia theo những định hướng phát triển khác nhau. Song nguyện vọng nhân dân hai miền là thống nhất đất nước.
- Từ những năm 70 (thế kỉ XX), đặc biệt khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, hai miền bước vào thời kì đối thoại. Những sự kiện chứng tỏ hai miền bước vào đối thoại là :
+ Năm 1990, các nhà lãnh đạo nhất trí :
Xoá bỏ tình trạng đối đầu về kinh tế, quân sự.
Tiến hành hợp tác nhiều mặt.
+ Tháng 6 - 2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của 2 nước có 1 cuộc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng kí hiệp định hoà hợp.
Câu 26. So sánh tình hình Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và tình hình Đại Hàn Dân Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, theo các tiêu chí sau : chế độ chính trị, lãnh đạo và sự phát triển sau chiến tranh.
Hướng dẫn làm bài Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc)
Bắc Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên)
Chế độ
chính trị Tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội
Lãnh đạo Lý Thừa Vãn Kim Nhật Thành
Sự phát triển sau chiến tranh
- Những khó khăn khi bước vào xây dựng đất nước;
+ Chính trị không ổn định.
+ GDP bình quân đầu người thấp (đạt 83 USD năm 1961).
- Kinh tế - Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX :
+ Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%.
+ Từ năm 1962 đến năm 1991, GNP tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên).
+ Cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thành tựu : Thực hiện kế hoạch 3 năm (1954 – 1956) và nhiều kế hoạch dài hạn.
- Thành tựu :
+ Điện khí hoá cả nước.
+ Có nền công nghiệp nặng (sản xuất ô tô, máy kéo, toa xe,...) + Cơ sở hạ tầng phát triển (đường xá hiện đại, thủ đô, có tàu điện ngầm, nhiều toa nhà chọc trời...) + - Đặc điểm của nền kinh tế :
nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm 36,6 % xuống 5%
GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên 50%).
+ Có nền công nghiệp phát triển, nông nghiệp tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại, xã hội thông tin cao (hệ thống đường cao tốc phát triển với 1720 km (năm 1998), mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô đứng thứ 6 thế giới...)
+ Là một trong 4 “con rồng kinh tế”
châu Á và là một nước công nghiệp mới (NIC).
+ Giáo dục là lĩnh vực được đánh giá cao trong nền văn hóa giáo dục Hàn Quốc, được coi là chìa khóa của sự thành công. Hàn Quốc thực hiện chế độ học tập bắt buộc trong 6 năm, từ 6 tuổi đến 12 tuổi.
- Nền kinh tế mang tính kế hoạch và tập trung cao độ nhà nước.
- Đất nông nghiệp được tập thể hoá.
- Công nghiệp nặng được chú trọng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng.
- Những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế : kinh tế vẫn gặp khó khăn (mặc dù tuyên bố mở cửa từ năm 1995, đất nước đối mặt với nạn khan hiếm lương thực,...).
+ Văn hoá – giáo dục có bước phát triển đáng kể. Năm 1999 : xoá nạn mù chữ. Chính phủ thi hành chương trình giáo dục 10 năm bắt buộc và miễn phí,...
Câu 27. Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 - 1945, chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2008)
Hướng dẫn làm bài 1. Bối cảnh quốc tế thuận lợi :
Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ… Đến cuối năm 1943, quân Đồng minh chuyển sang phản công tiêu diệt phát xít Nhật trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương...Cùng với quá trình thất bại của phát xít Đức ở châu Âu, phát xít Nhật bị đẩy lùi trên các mặt trận.
Để uy hiếp Nhật Bản, ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử ở Hirosima và Nagaxaki... Ngày 8 - 8 - 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và ngày 9 - 8, Hồng Quân Liên Xô mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 14 - 8 - 1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản với sự tham gia của Nhật Hoàng đã thông qua quyết định đầu hàng. Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các lực lượng Đồng minh.Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
2. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập.
Ngày 17 - 8 - 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia.
Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945.
Nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12/10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
3. Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945), Quân Đồng minh đưa quân vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản.
4. Tuy nhiên, để phong trào có thể nổ ra và giành thắng lợi thì chỉ có yếu tố khách quan không chưa đủ, quan trọng hơn cả là yếu tố chủ quan (lực lượng cách mạng, giai cấp
lãnh đạo, có ý thức cách mạng của quần chúng). Để có được yếu tố chủ quan cần phải chuẩn bị kĩ ở các nước.
5. Sự khác biệt giữa ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào so với các nước Đông Nam Á còn lại là đến tháng 8 - 1945, ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị kĩ lưỡng, trong đó đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (Inđônêxia) hay vô sản (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh…đã biết chớp thời cơ, vận động quần chúng đấu tranh và tuyên bố độc lập. Trong khi đó các nước Đông Nam Á khác không có chuẩn bị kĩ về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo, chưa có kỷ năng xác định và chớp thời cơ, bỏ lỡ cơ hội giành độc lập. Do đó mức độ thắng lợi chống phát xít đạt được ở mức độ thấp hơn.
Câu 28. Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á trong quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng và hội nhập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Liên hệ những biến đổi ấy với thỏa thuận Ianta về Đông Nam Á, rút ra nhận xét?
Hướng dẫn làm bài a) Biến đổi trong quá trình giành độc lập...
- Trước Thế chiến thứ hai, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ, sau đó là Nhật Bản (trừ Thái Lan). Sau khi Nhật Bản đầu hàng nhiều nước đã tuyên bố độc lập hay giải phóng phần lớn lãnh thổ (Ngày 17 - 8 - 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; Cách mạng tháng Tám 1945 của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 - 9 - 1945; nước Lào tuyên bố độc lập vào ngày 12 - 10 - 1945. Miến Điện, Mã Lai và Philíppin giải phóng phần lớn lãnh thổ khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản).
- Ngay sau đó, các nước đế quốc Âu – Mĩ lại tái chiếm Đông Nam Á, trải qua quá trình đấu tranh kiên cường, các nước Đông Nam Á đã giành được thắng lợi hoàn toàn và tuyên bố độc lập (Inđônêxia năm 1950, ba nước Đông Dương năm 1975). Brunây độc lập năm 1984. Đông Timo độc lập năm 2002.
b) Biến đổi trong quá trình xây dựng đất nước...
+ Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Malaixia) : - Sau năm 1945 đến những năm 60, các nước này tiến hành đường lối công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên, chiến lược này dần bộc lộ những hạn chế nhất là nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ.
- Từ những năm 60 đến 70, các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – mở cửa nền kinh tế. Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, các nước này đã đạt được những thành tựu, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng nhanh (năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt 130 tỉ USD). Xingapo với tốc độ phát triển kinh tế là 12% (1966 – 1973) và trở thành “con Rồng kinh tế” của châu Á.
+ Nhóm các nước Đông Dương : vào những năm 80 – 90 (thế kỉ XX), các nước Đông Dương đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được một số thành tích như: từ năm 1986, Lào tiến hành đổi mới ; Campuchia tiến hành khôi phục kinh tế, sản xuất công nghiệp tăng 7% (1995).
+ Các nước Đông Nam Á khác :
- Brunây : toàn bộ nguồn thu dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế.
- Mianma : Trước thập niên 90 (thế kỷ XX), thi hành chính sách “đóng cửa”. Đến 1988, chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc...
c) Biến đổi trong quá trình hội nhập...