+ Những điểm giống nhau giữa cách mạng Lào và Cách mạng Việt Nam.
- Hai nước cùng làm cách mạng tháng Tám 1945 và thành lập chính quyền Cách mạng.
- Từ 1946 – 1954 cả hai nước cùng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2, đến tháng 7 - 1954 buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập của hai nước.
- Từ 1954 – 1975 cùng kháng chiến chống Mĩ thành công trong năm
+ Có sự giống nhau đó là vì: Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương rất gần gũi nhau về mặt địa lí. Cả hai nước đều có chung kẻ thù dân tộc: Pháp, Nhật, Mĩ nên phải đoàn kết, gắn bó để chiến thắng. Giai đoạn đầu 1945 – 1954 cách mạng 2 nước đều diễn ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Dạng câu hỏi tương tự :
Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ năm 1946 đến năm 1975 và tóm tắt diễn biến của từng giai đoạn.
(Đề thi Tuyển sinh Đại học năm 2008)
Câu 33. Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào thể hiện tính đoàn kết chiến đấu giữa hai
dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975). (Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2004)
Hướng dẫn làm bài
- Tháng 3 - 1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Lào đã kiên cường đứng dậy kháng chiến để bảo vệ nền độc lập… Dưới sự lãnh đạo của những người Cộng sản, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, phong trào kháng chiến ngày càng mở rộng và từ năm 1947, các chiến khu dần dần được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào,...
- Bước sang những năm 1953 – 1954, quân giải phóng nhân dân Lào đã kề vai sát cánh cùng các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều chiến dịch lớn (Chiến Trung Lào, Hạ Lào năm 1953, chiến dịch Thượng Lào năm 1954...) nhằm phối hợp chặt chẽ với chiến trường Việt Nam trong thời gian này, đặc biệt quan trọng là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Các chiến dịch đều đã thu được những thắng lợi to lớn góp phần quan trọng vào việc đánh bại thực dân Pháp, buộc chúng phải kí kết hiệp định Giơnevơ. Tháng 7 - 1954, công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Trong những năm chống “Việt Nam hoá chiến tranh”, đặc biệt là thời gian năm 1970, quân tình nguyện của ta ở Lào đã cùng nhân dân bạn lập chiến công, đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, giải phóng thị xã Atôpơ, Sanavan, giải phóng vùng rộng lớn của Nam Lào. Từ 12 - 2 đến 21 - 3 - 1971, quân dân ta đã có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của qân Lào đã đạp tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 Nam Lào của 4,5 vạn Mĩ - Nguỵ Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719”. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 Mĩ - Nguỵ, quét hết quân địch khỏi đường 9 Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của Cách mạng Đông Dương.
- Thắng lợi to lớn của Cách mạng Việt Nam ngày 30 - 4 - 1975 đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho Cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 34. Hãy chọn các sự kiện chính trong lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993 và nêu nội dung của sự kiện đó.
Hướng dẫn làm bài a. Giai đoạn 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 10 - 1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 9 - 11 - 1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanúc, Pháp ký Hiệp ước
“trao trả độc lập cho Campuchia” nhưng vẫn chiếm đóng.
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
b. Giai đoạn 1954 – 1975:
- Giai đoạn 1954 – 1970: Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất nước.
- Giai đoạn 1970 – 1975: Kháng chiến chống Mĩ :
Ngày 18 - 3 - 1970, tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanúc. Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã phát triển nhanh chóng.
Ngày 17 - 4 - 1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ.
c. Giai đoạn 1975 – 1979: Nội chiến chống Khơme đỏ
- Tập đoàn Khơme đỏ do Pônpốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Ngày 3 - 12 - 1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, lãnh đạo quân dân Campuchia nổi đậy ở nhiều nơi.
- Ngày 7 - 1 - 1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
d. Giai đoạn 1979 đến nay: Thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước:
- Từ năm 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên. Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Ngày 23 - 10 - 1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.
- Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9 - 1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanúc lên làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.
Câu 35. Lập bảng so sánh quá trình phát triển của cách mạng Đông Dương từ năm 1945 đến 1991.
Hướng dẫn làm bài
Lào Campuchia Việt Nam
Giai đoạn 1945 – 1954
- Ngày 12 - 10 - 1945 : Tuyên bố độc lập
- Tháng 3 - 1946:
Pháp quay trở lại xâm lược.
- Tháng 10 - 1945: Pháp quay lại xâm lược.
- Ngày 2 - 9 - 1945, Tuyên bố độc lập.
- Ngày 19 - 12 - 1946:
Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Giai đoạn 1954 – 1975
- Tháng 7 - 1954:
Mỹ can thiệp.
- Ngày 22 - 12 - 1975: Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời
- Từ năm 1954: Thi hành đường lối hoài bình trung lập.
- Tháng 3 - 1970: Mĩ giật dây lật đổ Xihanúc.
- Ngày 17 - 4 - 1975: Giải phóng Phnômpênh.
- Ngày 20 - 7 - 1954:
Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
- Ngày 30 - 4 - 1975:
Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Giai đoạn 1975 – 1991
Từ sau năm 1975:
xây dựng đất nước
- Ngày 7 - 1 - 1979: Chế độ Pôn Pốt bị lật đổ.
- Ngày 23 - 10 - 1991: Kí kết Hiệp định hoà bình Campuchia.
- Tháng 12 - 1986: Đại hội Đảng Cộng sản lần VI, mốc đánh dấu thời kì đổi mới đất nước.
Câu 36. Trình bày nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN. Nội dung chính của Hiệp ước Bali là gì ? Tại sao nói từ cuối thập niên 80 trở đi, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2009)