Câu 75. Hãy hoàn thành các nội dung thích hợp vào bảng kê dưới đây về cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ :
Đề mục Nội dung
Nguyên nhân bùng nổ
Đặc điểm của cuộc cách mạng Mặt tích cực và hạn chế
- Anh/chị có hiểu biết gì về những thành tựu chinh phục vũ trụ của 3 cường quốc đứng đầu về lĩnh vực này hiện nay trên thế giới ?
Hướng dẫn làm bài
Hoàn thiện bảng kê :
Đề mục Nội dung
Nguyên nhân bùng nổ (Nguồn gốc)
- Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra là do những đòi hỏi của cộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng càng của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những đòi hỏi bức thiết đó đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học - thuật phải giải quyết, trước hết là chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật và năng suất cao, tạo ra những vật liệu mới.
Đặc điểm của cuộc cách
mạng
- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật...
- Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Tác động - Mặt tích cực :
+ Đã làm thay đổi cơ bản các yếu tố sản xuất; tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây;
sản xuất khối lượng hàng hóa đồ sộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ Dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa…
+ Đưa loài người bước sang nền văn minh sau thời kì công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở…
- Mặt hạn chế :
+ Gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên) như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh…
+ Sản xuất, chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
Thành tựu chinh phục vũ trụ của 3 cường quốc đứng đầu về lĩnh vực này hiện nay trên thế giới :
+ Thành tựu của Liên Xô : Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người. Năm 1961 phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, trở thành nước đầu tiên thế giới về những chuyến bay dài ngày trên vũ trụ . + Thành tựu của Mĩ : Năm 1969 với con tàu Apollo 11 lần đầu tiên đưa con người
lên mặt trăng (N.Arstrong và E.Aldrin) mở ra trang mới cho chinh phục vũ trụ hiện nay : Tàu con thoi, khám phá sao Hỏa...
+ Thành tựu của Trung Quốc : Năm 2003 với tàu Thần Châu 5 đã đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian và Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Câu 76. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì ? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã có những tác động gì đối với sự phát triển của xã hội loài người ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)
Hướng dẫn làm bài
1) Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ?
- Cho đến nay, nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, đó là:
+ Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII.
+ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay. Cuộc cách mạng này đã phát triển qua hai giai đoạn :
Giai đoạn thứ nhất : từ những năm 40 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX).
Giai đoạn thứ hai : từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghiệp với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật, nên giai đoạn thứ hai gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay không phải là cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như thế kỉ XVIII, mà là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật thành một thể thống nhất.
- Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau, mà kết hợp chặt chẽ nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
- Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp : thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn; hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học.
2) So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản là :
- Tự động hoá cao độ với sự ra đời của máy tính điện tử.
- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra một cách rộng lớn và phong phú trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, giúp cho kĩ thuật phát triển là nền móng của tri thức.
+ Khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hoá, Sinh) là cơ sở lý thuyết cho các ngành khoa học khác, cho kĩ thuật phát triển.
+ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã và đang nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới: khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ trụ...Những ngành mới kết hợp khoa học tự nhiên với kĩ thuật mới như điều khiển học, phân tử học.
+ Giải quyết những vấn đề bức thiết về khoa học – kĩ thuật nhằm đáp ứng cuộc sống của con người trên các phương hướng sau :
Phương hướng tự động hoá và thay đổi cơ bản các điều kiện lao động.
Tìm tòi công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới.
Trị bệnh, ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm, chinh phục vũ trụ để phục vụ cho cuộc sống trên trái đất.
3) Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật - Mặt tích cực :
Đã làm thay đổi cơ bản các yếu tố sản xuất; tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây; sản xuất khối lượng hàng hóa đồ sộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa…
Đưa loài người bước sang nền văn minh sau thời kì công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở…
Tạo ra nhiều cơ may (con đường tắt) cho sự phát triển của các quốc gia và dân tộc trên thế giới...
- Mặt hạn chế :
Gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên) như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh…
Sản xuất, chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
- Kết luận : Con người cần nghiên cứu để khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên, sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật vào mục đích hoà bình, nhân đạo.
Câu 77. Hãy giải thích thế nào là “khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX.
Hướng dẫn làm bài
a) Thế nào là khoa học đã trở thành lược lượng sản xuất trực tiếp ?
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lược mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
Quá trình đó là : khoa học - kĩ thuật, công nghệ - sản xuất. Đây là một khác biệt so với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII.
Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuât ngày càng được rút ngắn, như : máy ảnh (1727 - 1839), điện thoại (1820 - 1876), nguyên tử (1939 - 1945), laze (1960 - 1962), ...
Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các ngành khác.
b) Thành tựu nổi bật :
- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, loài người đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong các ngành Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học … Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là váo tháng 3 - 1945, các nhà khoa học đã tạo ra một con cường bằng phương pháp sinh sản vô tính, đặt tên là cừu Đôli.
Tháng 6 - 2000, các nhà khoa học công bố Bản đồ gen người mới được giả mã hoàn chỉnh.
- Trong lĩnh vực công nghệ, đã có những phát minh quan trọng :
Công cụ sản xuất mới : máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt,…
Những nguồn năng lượng mới : năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,…
Những vật liệu mới : chất pôlime, các loại vật liệu siêu sạch, siêu bền, siêu cứng,…
Công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào,… dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, thân cây chịu bệnh tốt.
Những tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc, giao thông vận tải : cáp sợi thuỷ tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ,… ; chinh phục vũ trụ : vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ,…
Trong những thập niên gần đay, Công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet),… Nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới - Văn minh thông tin.
Theo anh/chị, vai trò của cách mạng khoa học kĩ thuật trong cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta hiện nay quan trọng như thế nào ? Vì sao ?
Thực tế sự tiến bộ của nền kinh tế Mĩ, Nhật và nhiều nước trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã chứng tỏ vị trí quan trọng của khoa học kĩ thuật. Trong công cuộc hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay muốn thành công thì vai trò của khoa học kĩ thuật là cực kì quan trọng có ý nghĩa quyết định.
Cách mạng khoa học - kĩ thuật được coi là có vị trí then chốt trong quá trình cải biến từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi tới một nước công - nông nghiệp hiện đại. Mọi cố gắng về các mặt phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, động viên các tiềm năng về vốn, lao động, phát triển kinh tế đối ngoại... cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy nhanh Cách mạng này.
Câu 78. Theo anh/chị, cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho nhân loại nói chung, cho các nước đang phát triển nói riêng như thế nào ? Thái độ của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Hướng dẫn làm bài
- Thời cơ : Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã và đạng tạo ra những điều kiện, những cơ hội cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới :
Đã làm thay đổi cơ bản các yếu tố sản xuất; tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây; sản xuất khối lượng hàng hóa đồ sộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Con người được giải phóng khỏi lao động nặng nhọc và nguy hiểm để đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tìm tòi các phát minh nhờ đó sẽ có thêm nhiều phát minh phục vụ sản xuất.
Đưa loài người bước sang nền văn minh sau thời kì công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở…
Dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa… Các nước vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau trong cùng tồn tại và hoà bình...
- Thách thức :
Sự thách thức gắn liền với thời cơ. Trong bối cảnh hiện nay, đặt ra cho các dân tộc phải có khả năng tiếp thu, ứng dụng sáng tạo những thành tựu khoa học - kĩ thuật, nếu không có khả năng sẽ bị tụt hậu, lệ thuộc vào các nước phát triển và xuất hiện các loại hình bóc lột mới.
Hứng chịu hậu quả của các nước phát triển, đó là những dây chuyền sản xuất cũ, kĩ thuật lạc hậu, công nghệ lạc hậu, chất độc hại.
Tình trạng chảy máu "Chất xám" (không những ở ngoài nước mà cả trong nước)
Con người khai thác thiên nhiên một cách "tàn nhẫn" và xuất hiện vũ khí hủy diệt, nạn ô nhiểm môi sinh, bệnh tật... ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống con người.
- Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, nâng cao những hiểu biết về khoa học kĩ thuật hiện đại, hoà mình vào với xu thế phát triển của thời đại mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc...; để đưa trình độ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế
Câu 79. Tại sao nói cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới ? (Đề thi HSG Quốc gia năm 2007)
Hướng dẫn làm bài
a) Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời từ những năm 40 của thế kỉ XX (từ đầu những năm 70 được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ), không chỉ là cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như ở thế kỷ XVIII mà nó kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật. Cuộc cách mạng này phát triển với một tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và thu được những thành tựu kì diệu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đã và đang đưa loài người bước sang một nền văn minh mới hay còn gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh truyền tin”, “văn minh trí tuệ”.
b) Cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới vì :
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang mang lại cho con người một lực lượng sản xuất to lớn : Nhờ những thành tựu vượt bậc của các ngành khoa học cơ bản, xuất hiện các ngành khoa học mới, sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới, những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những phương tiện mới… phục vụ cho cuộc sống con người.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang mang đến cho con người khả năng có thể phát triển hơn nữa sự sáng tạo trong lao động, tạo ra cho con người những năng lực mới : không chỉ giúp con người nối dài các giác quan, tăng thêm sức mạnh cơ bắp mà còn thay thế những thao tác trí tuệ, mở ra một khả năng vô tận trong tìm hiểu và khám phá thế giới.
Những thành tựu do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tạo ra đã không ngừng nâng cao mức sống của nhân loại, tạo điều kiện cho con người tiến lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
Câu 80. Toàn cầu hóa là gì ? Nêu những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỷ XX. Tại sao nói : Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?
Hướng dẫn làm bài 1. Bản chất :
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.