Vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành 4 mục tiêu trên

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 86 - 89)

TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

5. Vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành 4 mục tiêu trên

- Liên Xô luôn luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới :

 Giúp đỡ các nước xã xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt đối với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

 Đi đầu và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới.

 Kiên quyết chống chính sách gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.

- Tóm lại, Liên Xô đã trở thành thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 83. Hãy nêu những nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỷ XX.

Trình bày nguyên nhân dẫn tới tình hình đó.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2010)

Hướng dẫn làm bài

a) So với các giai đoạn lịch sử trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỷ XX với nhiều nét nổi bật :

 Đó là sự thiết lập của trật tự thế giới hai cực Ianta dẫn đến tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài hơn hơn bốn thập kỷ. Tuy nhiên, trước hết, các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác.

 Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành … , thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại hợp tác và phát triển.

 Tuy vậy, đây đó vẫn còn những “di chứng” của Chiến tranh lạnh với những nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, và tranh chấp lãnh thổ cùng những vụ khủng bố, những cuộc chiến tranh ly khai.

b) Nguyên nhân dẫn tới tình hình trên :

 Do sự tham gia ngày càng đông của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chung quốc tế.

 Qui mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế – tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.

 Những tiến bộ kỳ diệu của khoa học – kĩ thuật làm cho các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhau.

 Cả Liên Xô và Mĩ cũng như các nước khác đều ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân; do ý chí đấu tranh vì hòa bình của các dân tộc.

Câu 84. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục 2009, trang 102 có đoạn viết :

“Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những bước chuyển biến quan trọng...”

Anh/chị có hiểu biết gì về những bước chuyển biến này ? Cho biết nhận định của anh/chị về vấn đề nêu trên.

Hướng dẫn làm bài

a) Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng :

 Trước hết, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành cường quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế - tài chính và quân sự vượt trội, giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu nhằm mưu đồ thống trị thế giới... Có thể nói, Mĩ hầu như đã dính líu, can thiệp vào nhiều nơi trên thế giới, nhưng cũng rõ là Mĩ phải chấp nhận không ít thất bại, tiêu biểu là thất bại trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975)....

 Hai là, nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới...

 Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời từ hơn 40 năm qua của Cộng đồng kinh tế

châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU). Mĩ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới...

b) Nhận định :

 Chủ nghĩa tư bản đã đóng vai trò tiến bộ trong lịch sử thế giới, đánh đổ chế độ phong kiến, đưa xã hội loài người tiến lên một bước tiến qui luật. Trước mắt, chủ nghĩa tư bản đạt được những thành tựu to lớn và chiếm ưu thế nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội, song trong lòng nó vẫn tồn tại những mâu thuẫn, những mặt xấu xa (không công bằng và không nhân đạo…) mà chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được. Đó là :

 Mâu thuẫn giữ tư sản và công nhân.

 Mâu thuẫn giữ các nước tư bản đế quốc lớn không giảm, dù có sự thoả hiệp, liên minh, nhượng bộ.

 Mâu thuẫn giữa hai cực giàu nghèo.

 Xuất hiện tệ nạn xã hội của một “xã hội tiêu dùng’’.

 Sự vận động và phát triển của các mâu thuẫn đó cùng cuộc đấu tranh của nhân dân ở các nước tư bản sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại thay đổi về hình thái nhưng không thay đổi về bản chất bóc lột, do đó vẫn chưa phải là một hình thái xã hội lý tưởng và mẫu mực cho nhân loại…

Câu 85. Trình bày nhận xét của anh/chị về quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

Hướng dẫn làm bài

Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay:

 Trong những năm 50 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô là quan hệ hữu nghị, góp phần tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc và Liên Xô kí “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung”, chống chủ nghĩa đế quốc. Liên Xô cho Trung Quốc vay tiền, giúp đỡ chuyên gia và kĩ thuật để Trung Quốc khôi phục và phát triển kinh tế.

 Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, đối đầu. Năm 1969, xung đột vũ trang giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô - Trung. Từ đó, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, phức tạp.

 Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với Liên Xô.

 Năm 1994, Cộng hoà liên bang Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu – Á”- trong khi vừa tranh thủ phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.

 Năm 2007, Về quân sự, Trung Quốc và Cộng hoà liên bang Nga tập trận chung.

Câu 86. - Đường lối cải cách của Trung Quốc (năm 1978) và cải tổ của Liên Xô (năm 1985) có những điểm gì giống và khác nhau ?

- Cho biết kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

Hướng dẫn làm bài

Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa (12 - 1978), Liên Xô tiến hành cải tổ (3 - 1985)…

+ Điểm giống :

 Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.

 Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước…

 Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

+ Điểm khác :

Liên Xô Trung Quốc

- Liên Xô chủ trương đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật đưa kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế giới về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả (nóng vội, chưa phù hợp với điều kiện của Liên Xô…).

- Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai…

- Trung Quốc cải cách - mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh (phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung Quốc…)

- Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: chủ nghĩa xã hội ; chuyên chính dân chủ nhân dân; Đảng Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

+ Kết quả :

Liên Xô Trung Quốc

- Sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa Mác - Lênin… nên đất nước khủng hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo…, tháng 12 - 1990 cải tổ thất bại  Liên bang CHXHCN Xô viết tan rã…

- Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhanh (GDP tăng…, bình quân đầu người tăng…, tỉ trọng xuất nhập khẩu tăng…; khoa học - kĩ thuật, văn hóa - giáo dục đạt nhiều thành tựu…; chính trị ổn định, địa vị nâng cao trên trường quốc tế…

+ Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam :

Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô ta rút ra những bài học kinh nghiệm:

 Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…

 Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…

 Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…

Câu 87. Bốn “con Rồng kinh tế” xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ?

Từ đó, hãy trình bày những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế - xã hội cuả một “con Rồng” kinh tế mà anh /chị đã nêu trên.

Hướng dẫn làm bài

1) Bốn “con Rồng” kinh tế châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc và Đài Loan.

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)