Bối cảnh thế giới của sự sụp đổ Trật tự hai cực Ianta

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 92 - 95)

TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

2) Bối cảnh thế giới của sự sụp đổ Trật tự hai cực Ianta

 Những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết.

 Ngày 28 - 6 - 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể

 Ngày 1 - 7 - 1991, tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.

 Với “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại: Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.

3) Xu hướng thiết lập Trật tự thế giới đơn cực của Mĩ...

 Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự một cực để làm bá chủ thế giới.

 Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hịnh, từ thập kỉ 90 của thế kỷ XX, Tổng thống B.Clinton thực hiện chiến lược Cam kết và mở rộng với ba trụ cột chính là : 1 – Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. 2 – Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. 3 – Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

 Mĩ vẫn lãnh đạo và chi phối khối quân sự NATO; Mĩ cùng với Liên hợp quốc và các cường quốc khác bảo trợ cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông, nhưng có phần thiên vị đối với Ixraen... Mĩ vẫn tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới.

 Với sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật và quân sự vượt trội so với tất cả các quốc gia Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới

“đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được. Vụ

khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ ở thế kỷ XXI.

Câu 90. Hãy nêu các sự kiện lớn của lịch sử thế giới trong những năm 1980 và phân tích ảnh hưởng của những sự kiện đó đối với chủ trương đổi mới ở nước ta.

(Đề thi HSG Quốc gia – Bảng A, năm 2004)

Hướng dẫn làm bài

1. Đặt vấn đề : Trong thời gian 1976 - 1985, bên cạnh những thành tựu, đất nước gặp nhiều khó khăn và lâm vào khủng hoảng, nhất là về kinh tế - xã hội. Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới. Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước thay đổi (do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật), trở thành xu thế thế giới. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

2. Nêu 4 nhóm sự kiện lớn có ảnh hưởng đến chủ trương đổi mới :

2.1. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc theo hướng kinh tế thị trường bắt đầu diễn ra từ 1978. Đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm (do có nhiều tương đồng về văn hoá truyền thống và kinh tế xã hội, mặc dù trong thời gian này quan hệ Việt - Trung còn căng thẳng, chưa được bình thường hoá.

2.2. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô là một sự khích lệ quyết tâm đổi mới. Nhưng sự không thành công sau đó dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu để lại nhiều bài học kinh nghiệm về con đường cải tổ, về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, về quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình cải tổ…

2.3. Thành công của các NICs ở Đông Á và khu vực đã gợi ý nhiều bài học kinh nghiệm về cách thức, con đường phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ kinh tế nông nghiệp cổ truyền, có các quan hệ xã hội theo kiểu Á Đông.

2.4. Xu thế hợp tác và cạnh tranh thay thế dần xu thế đối đầu và xung đột trong quan hệ quốc tế. Tình huống này buộc các quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế khép kín không mở cửa như Việt Nam phải định hướng lại tư duy về phát triển.

3. Kết luận:

Chủ trương đổi mới ở Việt Nam là do đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, là sự gặp gỡ giữa sự năng động, sáng tạo của quần chúng với sự nhạy cảm, sáng suốt của lãnh đạo.

Đồng thời những biến đổi quan trọng của tình hình thế giới trong những năm 1980 đã ảnh hưởng lớn đến chủ trương đổi mới của nước ta, đồng thời gợi ra những bài học kinh nghiệm mà nước ta có thể tham khảo ở các mức độ khác nhau.

Câu 91. Lập bảng kê các liên minh kinh tế, chính trị: SEV, ASEAN và EEC theo các nội dung sau :

Nội dung SEV ASEAN EEC

Bối cảnh lịch sử Quá trình thành lập Mục tiêu

Vai trò, tác dụng

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

Hướng dẫn làm bài

SEV ASEAN EEC

Bối

Sau 1945, hệ thống XHCN hình thành và

Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm

cảnh lịch sử

phát triển. Các nước XHCN đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đều có chung chế độ kinh tế, chính trị, nhất trí về lợi ít và mục tiêu chung. Do đó quan hệ hợp tác tương trợ giữa các nước đã xuất hiện và phát triển.

triển kinh tế, nhiều nước Đông Nam Á nhận thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển, đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài…, sự xuất hiện của các tổ chức như EEC… Đồng thời, hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ.

1950, sự tăng trưởng kinh tế giữa các nước Tây Âu đã dẫn đến quá trình liên kết kinh tế giữa các nước này. Các nước này ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc của Mĩ, các nước cần liên kết cùng nhau cạnh tranh với các nước ngoài khu vực…

Quá trình thành

lập

- Ngày 8 - 1 - 1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Rumani và Anbani.

- Sau đó có thêm các nước: CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam.

- Ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng Cốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với 5 nước là : Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin.

- Năm 1984, Brunây gia nhập ASEAN.

- Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các nước Việt Nam, Lào, Mianma và Campuchia gia nhập ASEAN.

- Năm 1951, 6 nước:

Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà lan, Lúcxămbua thành lập tổ chức ECSC, sau là EURATOM và EEC (1957). Đến năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)

- Năm 1993, EC được gọi là Liên minh châu Âu (EU)

- Đến năm 2007, EU có hơn 27 nước thành viên.

Mục tiêu

Củng cố, hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên.

Tuyên bố Băng Cốc (1967), tuyên bố Culalămpua (1971) và hiệp ước Bali (1976) đã khẳng định rõ mục tiêu chiến lược của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình, an ninh chung và ổn định.

Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá dịch vụ, con người, tiền vố giữa các nước thành viên và tăng cường liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả an ninh đối ngoại.

Vai trò, tác dụng

- Sau khi thành lập, khối SEV đóng góp lớn vào sự phát triển và không ngừng nâng cao mức sống của thành viên.

- Thu nhập quóc dân của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Từ năm 1951 đến năm 1973, tỉ trọng

- Qua 40 năm tồn tại và phát triển mấy thập niên tồn tại và phát triển, ASEAN có 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên với tổng GDP đạt 799,9 tỉ USD (2004). Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

- Đời sống nhân dân Đông Nam Á đã được cải thiện, bộ mặt các

- Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có trình độ khoa học – kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế giới, EU đã tạo một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật.

của SEV trong sản xuất công nghiệp thế giới tăng từ 18% đến 33%, , tốc độ tăng sản xuất công nghiệp hàng năm đạt 10%.

- Khối SEV giải thể vào ngày 28-6-1991.

quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hoá.

Tạo dựng được một Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định để cùng phát triển.

- Đến cuối thập niên 90 thế kỷ XX, các nước EU đã có Nghị viện chung, đồng tiền chung (EURO).

EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng hơn 1/4 GDP của toàn thế giới.

Câu 92. Anh/chị hãy trình bày và phân tích nét chính của ba sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội loài người từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. (Đề thi HSG Quốc gia – Bảng A, năm 2000)

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)