Hướng dẫn làm bài a) Tình hình nước Mĩ trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX) :
Kinh tế : Thời kỳ Tổng thống Clinton cầm quyền, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9873 tỷ USD, GNP đầu người là 36.487 USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…
Khoa học – kĩ thuật : Phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới (đến năm 2003, Mĩ đạt 286/755 giải Nobel khoa học) …
Văn hóa đạt nhiều thành tựu đáng chú ý như : Giải Osca (điện ảnh), Grammy (âm nhạc), 11 giải Nobel văn chương (đứng thứ hai thế giới sau Pháp).
Về đối nội, chính quyền B.Clinton “cố gắng ứng dụng ba giá trị : cơ hội, trách nhiệm và cộng đồng để vượt qua những thử thách”…
Về đối ngoại, thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược Cam kết và mở rộng với ba trụ cột chính là : 1 – Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. 2 – Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. 3 – Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được. Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ ở thế kỷ XXI.
b) Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng dưới thời Tổng thống B.Clintơn có điểm giống so với các đời Tổng thống trước đó là đều nhằm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ thế giới; khống chế, nô dịch các nước đồng minh; ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới …
Câu 53. Trình bày khái quát sự phát triển của các nước Tây Âu qua trong giai đoạn : 1950 - 1973, 1973 - 1991, 1991 - 2000. Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 2010)
Hướng dẫn làm bài
1) Khái quát sự phát triển của các nước Tây Âu từ năm 1950 đến năm 2000 : a. Tây Âu từ 1950 đến năm 1973 :
+ Về đối nội - Kinh tế :
Trong những năm 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng… Cộng hòa Liên bang Đức là cường quốc công nghiệp đứng thứ ba, Anh đứng thứ tư và Pháp đứng thứ năm trong thế giới tư bản.
Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC - 1957), sau trở thành Cộng đồng châu Âu (EC - 1967).
Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học – kĩ thuật cao…
- Chính trị : Trong những năm 1950 – 1973: là giai đoạn phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động chính trị (Pháp: từ năm1946 đến năm 1958 có 25 lần thay đổi nội các)
+ Về đối ngoại
- Trong khuôn khổ của Chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
Chính phủ Anh: ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam, ủng hộ Ixraen chống Ả Rập, Cộng hoà liên bang Đức gia nhập NATO (5 - 1955)…
Pháp: phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hoà liên bang Đức, phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mĩ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.
Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
- Trong những năm 1950 – 1973: Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha… cũng sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
b. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991 :
- Kinh tế : Trở thành 1 trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới…Gặp không ít khó khăn do cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới suy thoái và không ổn định (tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát thất nghiệp tăng), chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhật, các nước NICs. Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn.
- Về chính trị – xã hội : Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra...
- Đối ngoại :
Tháng 12 - 1972: hai nước Đức kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu..
Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu.
Năm 1989, “Bức tường Béclin” bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3 - 10 - 1990).
Trong năm 1991, 12 nước thành viên EC đã kí Hiệp ước Max trích đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU).
c. Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000
- Về kinh tế : Từ năm 1994, phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản)...
- Về chính trị :
+ Cơ bản là ổn định. Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
+ Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ.
2. Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới ?
Từ lúc mới thành lập (1957), EU chỉ có 6 nước thành viên..., đến năm 1995 đã phát triển thành 15 nước thành viên... Đến năm 2007, EU có 27 nước thành viên...
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế - tiền tệ mà còn là liên minh chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại – an ninh chung, Hiếp pháp chung...) Dự kiến Eu sẽ trở thành một liên bang, nhằm nhất thể hoá châu Âu về kinh tế, chính trị, từng bước đã có ngân hàng chung, sử dụng đồng tiền chung.
Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có trình độ khoa học – kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế giới, EU đã tạo một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật.
Chính vì vậy sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới, chiếm 1/4 GDP của thế giới.
Câu 54. Tại sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau ? Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ đầu thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.
Hướng dẫn làm bài 1. Nguyên nhân ra đời và sự phát triển:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cấu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
- Ngày 18 - 4 - 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).
- Ngày 25 - 3 - 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 - 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
- Có nhiều nguyên nhân đưa đến những liên kết trên :
Một là, 6 nước đều có chung một nền văn, có một nền kinh tế không cách biệt và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ; các nước này cần phải liên kết cùng nhau trong các cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
2. Mục tiêu :
Về kinh tế : Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có trình độ khoa học – kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế giới, Eu đã tạo một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật.
Về chính trị : Thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại, chống lại chủ nghĩa Cộng sản và phong trào công nhân ở Tây Âu. Dự kiến Eu sẽ trở thành một liên bang, nhằm nhất thể hoá châu Âu về kinh tế - chính trị, từng bước đã có ngân hàng chung, sử dụng đồng tiền chung.
3. Hoạt động :
Tháng 6 - 1979, bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
Tháng 3 - 1995, một số nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước thành viên qua biên giới của nhau.
Ngày 1 - 1 - 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) đã được phát hành và đến năm 2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
Hiện nay, Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ẳ GDP của thế giới.
4. Khó khăn phải giải quyền khi tiến tới một châu Âu không biên giới :
Tuy nhiên con đường dẫn đến một châu Âu thống nhất còn là một quá trình lâu dài do những khó khăn trước mắt trước những diễn biến phức tạp ở châu Âu và thế giới.
Nhiều vấn đề nan giải đã nảy sinh sau khi xoá ỏ kiểm soát biên giới giữa các nước:
buôn lậu, maphia, di cư và nhập cư, mâu thuẫn quyền lợi dân tộc với quyền lợi chung của các nước của khối EU.
5. Quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu :
Năm 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện. Hiện nay quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. EU vừa là thị trường và vừa là bạn hàng lớn của Việt Nam.
Bổ sung kiến thức :
Vấn đế 1. Tại sao nói Hội nghị cấp cao giữa các nước EC tại Maxtrích (Hà Lan) năm 1991 đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu ?
Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 - 1991 các nước EC tiến hành họp Hội nghị cấp cao tại Maxtrích (Hà Lan). Hội nghị đã có những quyết định quan trọng :
Xây dựng một thị trường tiền nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 - 1 - 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) đã được phát hành và đến năm 2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và anh ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu
Với những bước tiến của quá trình liên kết, Hội nghị cấp cao tại Maxtrích quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (EU).
- Ngày 7 - 12 - 1991, Hiệp ước Maxtrích được kí kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…
Những quyết định của hội nghị cấp cao tại Maxtrích đã tạo tiền tiền đề cho sự phát triển của Liên minh châu Âu về sau, đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu, có hiệu lực vào ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Vấn đế 2. Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung châu Âu (Euro) là bước tiến mới của sự liên kết EU ?
Sự ra đời đồng tiền chung (Euro) là bước tiến mới của sự liên kết tổ chức EU bởi vì : - Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa chung châu Âu.
- Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
- Đơn giản hóa công tác kế toán của doanh nghiệp đa quốc gia.
Câu 55. Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai đoạn bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng và tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991. Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản là gì ?
Hướng dẫn làm bài
1) Nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản :
- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; thảm hoạ đói rét đe dọa toàn nước Nhật...). Theo quy định của Hội nghị Pốtxđam, Nhật Bản sau chiến tranh tuy bị lực Đồng minh, thực tế là Mĩ chiếm đóng từ năm 1945 đến 1952, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại. Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành :
Về chính trị: trong thời gian chiếm đóng, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng Minh (SCAP) đã tiến hành:
Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản, xét xử tội phạm chiến tranh.
Ban hành Hiến pháp mới năm 1947 với những qui định quan trọng: Nhật là nước quân chủ lập hiến, thực chất theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản. Ngôi vị Thiên hoàng vẫn được duy trì nhưng chỉ mang tính tượng trưng, Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao gồm hai viện do nhân dân bầu ra. Nhật Bản cam kết từ bỏ tiến hành chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước. (điều 9 Hiến pháp). Đây là một bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của người Nhật.
Về kinh tế, SCAP tiến hành 3 cải cách lớn: thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết giải tán các “Daibatxư” (các công ty độc quyền lớn mang tính dòng tộc); cải cách ruộng đất, địa chủ sở hữu không quá 3 hécta ; thực hiện các quyền tự do dân chủ như bình đẳng nam nữ, tự do ngôn luận, quyền bầu cử, các luật lao động, luật công đoàn... Dựa vào nổ lực của nhân dân Nhật Bản và sự viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950 – 1951, Nhật Bản đã khôi phục được kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
Theo Hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947, ban hành Luật giáo dục… Nội dung giáo dục thay đổi căn bản… ; chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm.
- Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một trong những nhân tố giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
2) Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991 : + Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 :
Kinh tế : Trong những năm 1952 – 1960: kinh tế phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1970 có sự phát triển thần kì (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/
năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản. Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới.
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, mua bằng phát minh sáng chế. Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng...
Chính trị : Từ năm 1955, Đảng Dân chủ tự do liên tục cầm quyền, duy trì và bảo vệ chế độ tư bản. Trong những năm 1960 – 1964, chủ trương xây dựng Nhà nước phúc lợi chung, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960 – 1970).
Đối ngoại : Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhờ đó, Nhật Bản đã kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (9 – 1951). Sau này, Hiệp ước an ninh được gia hạn nhiều lần và từ năm 1996 kéo dài vĩnh viễn. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và cũng trong năm này trở thành thành viên của Liên hợp quốc...
+ Tình hình Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 :
Kinh tế : Từ năm 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn. Từ nửa sau năm 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
Chính trị : Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục cầm quyền từ năm 1973 đến năm 1993..., đưa Nhật Bản vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh của Chiến