QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ “CHIẾN TRANH LẠNH”

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 68 - 78)

  

Câu 65. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh/chị hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi

“chiến tranh lạnh” chấm dứt.

Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ? (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

Hướng dẫn làm bài

a. Quan hệ quốc tế từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng giữa hai phe.

- Ba sự kiện khởi đầu :

+ Ngày 12 - 3 - 1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ cho Hì Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô. Đó là “Học thuyết Truman” với nội dung quan trọng là xác lập hơn nữa mối quan hệ của Mĩ với châu Âu... ; tập hợp lực lượng của Mĩ nhằm phản ứng trước những thắng lợi vả ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.

+ Tháng 6 - 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

+ Ngày 4 - 4 - 1949, Mĩ thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Liên Xô và Đông Âu :

+ Năm 1949, để khôi phục đất nước sau chiến tranh, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế - SEV.

+ Tháng 5 - 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, CHDC Đức, Tiếp Khắc, Rumani) thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

- Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới. Cả hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã chi những khoản ngân sách khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí tối tân, thành lập các căn cứ và liên minh quân sự...

- Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng trong gần nửa thế kỷ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn nằm trong tình trạng căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở một số khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Đông. Các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu thể hiện sự đối đầu Đông – Tây trong thời kì này là :

 Cuộc phong tỏa Béclin (1948) và Bức tường Béclin (1961)...

 Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954)...

 Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)... Cuộc chiến tranh này là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe, bất phân thắng bại.

 Cuộc khủng hoảng Caribê (1962)...

 Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)... Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

b. Các xu thế phát triển của thế giới :

 Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm ...

 Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp ...

 Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ li khai, khủng bố ...

 Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa” ... Đây là xu thế khách quan. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước.

c. Liên hệ Việt Nam :

Thời cơ : Việt Nam có điều kiện thuận lợi để mở rộng tăng cường sự hợp tác quốc tế, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ, nhằm xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế...

Thách thức: Sức cạnh tranh yếu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, luật pháp chưa hoàn thiện. Hội nhập, hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo được độc lập tự do, bản sắc văn hoá dân tộc và lợi ích của dân tộc trước nguy cơ diễn biến hoà bình và các hình thức bóc lột mới. Đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải vững mạnh, năng động và linh hoạt để nắm bắt kịp thời với những biến động của tình hình thế giới, có đường lối phát triển đất nước đúng đắn, biết nắm bắt thời cơ thuận lợi tạo ra một sức mạnh tổng hợp của quốc gia,có khả năng cạnh tranh về kinh tế trong bối cảnh thế giới là một thị trường, nếu không sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc...

Câu 66. Vì sao Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh” ? Chiến tranh lạnh được khởi động ra sao ? Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế từ sau năm 1991 đến 2000 như thế nào ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 2010)

Hướng dẫn làm bài a) Vì sao Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh” ?

 Từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh.

 Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

 Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Á sang Âu. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao.

 Cũng ngay sau Chiến tranh, Mĩ đã vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới...

 Mĩ và các nước tư bản phương Tây đã cấu kết với nhau để chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Nếu phát động “chiến tranh nóng” mang tính toàn cầu thì với sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và Liên Xô đều bị thất bại.

 Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

b) Chiến tranh lạnh được khởi động ra sao ?

- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xôm gây nên chiến tranh lạnh của Mĩ là thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman ngày 12 - 3 - 1947; khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn và đề nghị viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô....

- Tháng 6 - 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 4 - 4 - 1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 1 - 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 5 - 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

 Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

c) Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế từ sau năm 1991 đến 2000 như thế nào ?

Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh tạo nên những chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới :

 Quan hệ giữa 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thoả hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.

 Khối Vácsava tự giải thể (3 - 1991) nên không còn các khối quân sự đối đầu nhau.

 Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô - Mĩ hợp tác, thoả hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực : Nam Phi, Ápganixtan, Trung Đông, Campuchia, Namibia,...

 Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt thực hiện những cam kết với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 67. Thế nào là mâu thuẫn Đông – Tây ? Nguồn gốc dẫn đến mâu thuẫn này là gì ? Nêu các cuộc chiến tranh cục bộ thể hiện sự đối đầu Đông – Tây trong quan hệ quốc tế đã diễn ra từ năm 1945 đến năm 1975.

Hướng dẫn làm bài 1) Mâu thuẫn Đông – Tây :

- Mâu thuẫn Đông – Tây là mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Nguồn gốc :

 Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược đối lập nhau. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

 Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của

cách mạng Trung Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Á sang Âu.

 Cũng ngay sau Chiến tranh, Mĩ đã vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới...

2) Các cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra từ năm 1945 đến năm 1975 :

+ Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn Đông - Tây xuất hiện, thế giới lâm vào tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỷ nửa sau thế kỷ XX. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông… là một trong những biểu hiện của tình trạng trên.

+ Cuộc phong tỏa Béclin (1948) và bức tường Béclin (1961) :

 Trái với những thỏa thuận của các Hội nghị Ianta và Pốt xđam, các nước Mĩ, Anh, Pháp cùng nhau đề ra một quy chế về tương lai cho việc hợp nhất 3 khu vực chiếm đóng của họ ở Béclin. Trước tình hình đó, cuối tháng 3 - 1948, Liên Xô quyết định phong tỏa Béclin. Mĩ, Anh phải tổ chức cầu hàng tiếp tế cho Tây Béclin. Cuộc phong tỏa kéo dài khoảng 1 năm, tình hình châu Âu trở nên căng thẳng.

 Quan hệ giữa Đông Béclin và Tây Béclin diễn biến phức tạp. Mĩ và các nước Tây Âu đã lợi dụng vị trí của Tây Béclin để hoạt động lật đổ, phá hoại, gián điện chống lại Tây Béclin và CHDC Đức. Trước tình hình đó, đêm ngày 12 - 8 - 1961, với sự giúp đỡ của Liên Xô, bức tường Béclin đã được dựng lên để ngăn cách Tây và Đông Béclin.

 Bức tường Béclin được coi là biểu tượng của Chiến tranh lạnh, sự đối đầu Đông – Tây. Sau khi các nước ở Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng, ngày

9 - 11 - 1989, CHDC Đức tuyên bố bỏ ngỏ “Bức tường Béclin”. Bức tường bị phá bỏ như một sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh.

+ Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954) :

 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, nhân dân Đông Dương kiên cường chống Pháp. Từ 1950, khi Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.

 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7 - 1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi của nhân dân Đông Dương nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe. Đại biểu Mĩ ra tuyên bố không chịu sự ràng buộc của Hiệp định nhằm chuẩn bị cho sự xâm lược sau này.

+ Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) :

 Đây cũng là một biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây, của tình trạng Chiến tranh lạnh. Năm 1948, hai chính quyền được thành lập riêng rẽ ở Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.

 Ngày 26 - 5 - 1950, quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, mở cuộc tấn công quy mô tương đối lớn xuống phía Nam... Trước tình hình đó, Mĩ đã huy động toàn bộ lực lượng ở Viễn Đông đổi bộ vào Cảng Nhân Xuyên (15 - 9 - 1950) dưới danh nghĩa “quân đội Liên hợp quốc”, sau đó vượt qua vĩ tuyến 38 đánh chiếm miền Bắc Triều Tiên, tiến tới sông Áp Lục giáp Trung Quốc...

 Tháng 10 - 1950, Quân chí nguyện Trung Quốc tiến vào Triều Tiên “kháng Mĩ, viện Triều”. Quân đội Triều – Trung đã đẩy lùi quân Mĩ khỏi Bắc vĩ tuyến 38. Sau đó, chiến sự tiếp tục diễn ra ở khu vực vĩ tuyến 38.

 Sau hơn 3 năm chiến tranh, ngày 27 - 7 - 1953, với những tổn thất nặng nề, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa Trung Quốc – Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe, bất phân thắng bại.

+ Cuộc khủng hoảng Caribê 1962 :

 Sau khi Cách mạng Cuba thành công (1959), Mĩ ra sức bao vây chống phá. Trước tình hình đó, mùa hè năm 1962, Liên Xô đã xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo tầm trung trên lãnh thổ Cuba để bảo vệ độc lập, an ninh của nước này.

 Lấy cớ nền an ninh bị đe dọa, Tổng thống Mĩ Kennơđi đã ra lệnh tiến hành phong tỏa Cuba (22 - 10 - 1962) làm cho tình hình biển Caribê hết sức căng thẳng, có nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mĩ và Liên Xô, giữa khối NATO và khối Vácsava.

 Cuối cùng, cuộc khủng hoảng được giải quyết với việc Liên Xô rút tên lửa khỏi lãnh thổ Cuba, Mĩ cam kết không xâm lược Cuba và tháo dỡ các tên lửa bố trí tên lãnh thổ Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì. Cuộc khủng hoảng Caribê thực chất cũng là phản ánh mâu thuẫn Đông – Tây.

+ Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975).

 Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Mĩ âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến kiên cường bất khuất với sự giúp đỡ và viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa.

 Cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Cuối cùng nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975...

+ Tóm lại, trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới với những mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ.

Câu 68. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ II đến giữa những năm 70 (thế kỉ XX). (Đề HSG Quốc gia, năm 2009)

Hướng dẫn làm bài

1. Sự phân chia khu vực ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai :

Trong Hội nghị Ianta (2 - 1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã có những thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á :

+ Bảo vệ nguyên trạng và công nhận độc lập cho Mông Cổ.

+ Trả lại cho Liên Xô miền nam đảo Xakhalin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này.

 Quốc tế hoá cảnh Đại Liên (Trung Quốc).

 Khôi phục việc liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân.

 Trả lại Liên Xô đường sắt Siberi – Trường Xuân.

 Cùng sử dụng đường sắt Hoa Đông và đường sắt Nam Mãn – Đại Liên.

 Liên Xô chiếm 4 đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản : Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên, quân đội Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38° làm ranh giới.

+ Trung Quốc tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp, bao gồm cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng. Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc.

+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á,...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước Tây Âu (Anh, Pháp, Hà Lan,...)

* Nhận xét :

 Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu : ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ - tư bản chủ

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)