ĐẲNG VÀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THPT

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 98 - 104)



Stt ĐỀ BÀI Ghi chú

1. Trong những năm 1945 - 1947, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào ? So với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, trật tự thế giới này có những khác biệt gì ?

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 1999.

2. Từ tháng 2 - 1945 đến tháng 2 - 1947, phe Đồng minh đã giải quyết những vấn đề gì để thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh ? 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập nhau

trên thế giới đã hình thành như thế nào ?

Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, 2009.

4. Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời có vị trí, ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của quan hệ quốc tế ?

5. Lập bảng niên biên về sự ra đời các nước dân chủ nhân Đông Âu.

Vì sao sau khi tuyên bố độc lập, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu phải hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ?

6. Trình bày quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX và nêu nhận xét.

7. Tại sao cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 lại đẩy Liên Xô vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng ? Nêu nội dung công cuộc cải tổ của M.Goócbachốp và hậu quả của nó.

8. Nêu những nét chính về quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Vì sao chế độ xã hội chủ nghĩa lại sụp đổ ở các nước này ?

9. Trình bày những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 - 2000. Qua đó, cho biết vai trò của Liên bang Nga trong việc xác lập quan hệ quốc tế mới ?

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 2010.

10. Có ý kiến cho rằng : “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

11. - Tóm tắt diễn biến của cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949). Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 1 - 10 - 1949 có ý nghĩa như thế nào ?

- Theo anh/chị, trong những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nhân dân trong cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc, nguyên nhân nào là chủ yếu ?

12. Trình bày những nét chính của lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. Nêu nhận xét của anh/chị về quan hệ Trung – Xô, quan hệ Trung – Nga và quan hệ Trung – Việt trong giai đoạn trên.

Đề thi HSG cấp

THPT, Hà Nội, năm 2001.

13. Hội nghị ngoại trưởng năm cường quốc (Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô) họp tại Mátxcơva (12 - 1945) đã có những quyết định gì về việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

14. Trình bày tình hình bán đảo Triều Tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (2000).

Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM, 2010.

15. Tại sao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên lại bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau ? Tóm tắt diễn biến và nêu kết của cuộc chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953.

16. Hãy trình bày nhận xét của anh/chị về các con đường đấu tranh giành độc lập và xu hướng phát triển của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM, năm

2004.

17. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 1945 đến 1975 : - Tóm lược các giai đoạn phát triển.

- Bằng những sự kiện lịch sử, anh/chị hãy giải thích vì sao tình hữu nghị Việt – Lào là tình hữu nghị đặc biệt.

18. Sự thành lập, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” (ASEAN) và quan hệ của khối này với ba nước Đông Dương ? Triển vọng của ASEAN là gì ?

19. Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu ? Vì sao ? Quan hệ giữa Ixraen và Palextin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế, xã hội của cả hai quốc gia ? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì ?

20. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Kể từ đó phong trào đã diễn ra như thế nào ?

21. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này.

Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM,

2004.

22. Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độc tài Cuba trong những năm 1953 – 1959.

Đề thi Tuyển sinh Cao đẳng năm 2008

23. Tại sao trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới ? Nêu những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển này.

24. Mục tiêu, nội dung, biện pháp và kết quả chính sách đối ngoại của Mĩ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, 2008

25. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai : cơ sở, nội dung, mục tiêu, biện pháp và kết quả.

Đề thi HSGGQ, bảng B, năm 2006

26. Anh/chị có đồng ý với ý kiến cho rằng Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thiết lập một chính quyền được mọi người dân ủng hộ ở Nhật Bản hay không ? Vì sao ?

27. Theo anh/chị, quan hệ Mĩ – Nhật có phải là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm cho sự thành công của Nhật Bản trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế hay không ? Tại sao ?

28. Bằng những kiến thức lịch sử, hãy nêu rõ quá trình phân hoá chính trị trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

29. - Cho biết quá trình thành lập và phát triển của EEC.

- Mục tiêu kinh tế và chính trị của EEC là gì ?

Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM, 2004.

30. Tại sao Liên minh châu Âu thiết lập thị trường chung trong khối?

Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Euro có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu ?

31. So sánh chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước tư bản Tây Âu chủ yếu (Anh, Pháp, Tây Đức) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Từ đó, hãy nêu nhận xét về vị trí của nước Mĩ trong chính sách đối ngoại của các nước nêu trên.

32. Nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Đề thi HSG, Thừa Thiên -Huế, 2008

33. Nội dung chính của học thuyết Truman là gì ? Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vácsava được hình thành và gây hậu quả như thế nào đối với tình hình thế giới ? 34. Hãy tóm tắt quá trình hình thành và tan rã của Trật tự thế giới hai

cực Ianta.

35. Con người và xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển cần phải thoả mãn những yêu cầu cơ bản nào ? Phải làm gì để thoả mãn những yêu cầu đó ? Tìm những dẫn chứng để chứng minh rằng, trong quá trình phát triển của lịch sử, con người luôn quan tâm đến cải thiện kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.

36. Cho biết nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai. Từ đó, anh/chị có suy nghĩ gì về nhiệm vụ công nghiệp hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay ?

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 2001.

37. - Cho biết những nét chính về nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đối với đời sống của xã hội loài người.

- Theo anh/chị, thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học - kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế ?

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 1999.

38. Bằng những kiến thức đã học hay đã đọc, anh/chị hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau: “Cứ mỗi lần ta đạt được thắng lợi, thì mỗi lần giới tự nhiên lại trả thù chúng ta”. Liên hệ với tình hình nước ta hiện nay.

39. Bằng những kiến thức lịch sử, hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn.

40. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Mĩ đã làm những gì để buộc các nước ở châu Âu, Nhật Bản và khu vực Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào nước mình ?

41. Tại sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng chiến tranh lạnh ?

42. Thế nào là “Chiến tranh lạnh” ? Phân tích những ảnh hưởng của

“Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á.

43. a. Anh/chị có suy nghĩ gì về nhận định sau đây :

“...Trước mắt, chủ nghĩa tư bản đạt được những thành tựu to lớn và chiếm ưu thế nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội, song trong lòng nó vẫn tồn tại những mâu thuẫn, những mặt xấu xa (không công bằng và không nhân đạo...) mà chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được.” ?

b. Anh/chị có nhận xét gì về xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại trong thời kì mới ?

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 1996.

44. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã diễn ra như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Phân tích tác động của quan hệ đó đối với quan hệ quốc tế nói chung.

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 1997.

45. - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ đã xây dựng kinh tế trong những hoàn cảnh lịch sử như thế nào ?

- Cho biết những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nữa đầu những năm 70. Nêu nhận xét.

46. Trình bày hoàn cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cho biết tính chất và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi sau :

- Cách mạng Việt Nam 1945.

- Cách mạng Trung Quốc 1949.

- Cách mạng Cuba 1959.

47. Một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình.

Bằng những kiến thức lịch sử đã học hoặc đọc thêm, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này.

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 1997.

48. Chiến tranh lạnh có phải là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX hay không ? Tại sao ?

49. Có đúng hay không khi cho rằng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975) là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn Đông - Tây ? Tại sao ?

50. Tại sao trong thời kì chiến tranh lạnh, mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ?

51. Lập bảng so sánh các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra từ năm 1945 đến 1975 ở châu Á :

52. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” có phải là vì mọi xung đột đã được giải quyết thỏa đáng bằng các hiệp ước tay đôi giữa hai cường quốc hay không ? Tại sao ?

53. Sự phân chia giới tuyến ở Việt Nam và Triều Tiên có phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh hay không ? Tại sao ?

54. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có những tổ chức liên minh kinh tế - chính trị nào được thành lập (đã được nêu trong Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12) ? Trình bày mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó.

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 2006.

55. Hãy liệt kê 6 tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực đang hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Tác động của các tổ chức đó đối với sự phát triển quan hệ quốc tế như thế nào ?

56. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện qua những xu hướng nào ?

57. Cuộc đấu tranh giành hoà bình độc lập, dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào và đã có những tác động gì đến mối quan hệ quốc tế hiện nay ?

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 2004.

58. Vì sao mối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1991 có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ?

Đề thi HSGQG, bảng A, 2003

59. Trình bày nhận xét của anh/chị về quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ?

Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hà Nội,

năm 2004.

60. - Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào ? Tại sao lại như vậy ? - Trình bày và nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ, Liên bang Nga và Trung Quốc trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

61. Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”.

Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2007

62. Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế hiện nay (thời kì sau chiến tranh lạnh) là gì ? Bằng những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, anh/chị hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên.

Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí

Minh, năm 1998.

63. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử thế giới hiện đại [...]. Đó là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, phi thường, nhưng các cuộc đấu tranh cũng thật gay gắt, quyết liệt với không ít nguy cơ, hiểm hoạ.

(Bài 12, SGK Lịch sử 12, Nâng cao, trang 101).

Qua nội dung lịch sử thế giới hiện đại đã học, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

64. - Đầu năm 1994, dư luận Mĩ đã kinh ngạc kêu lên : “Trong lịch sử hiện đại, châu Âu và Bắc Mĩ lần đầu tiên nhìn châu Á bằng con mắt kinh ngạc”. Tại sao lại có hiện tượng như vậy ?

- “Sự quật khởi” của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai trải qua những trào lưu nào ?

65. Hãy dự báo một trật tự thế giới mới sau khi “trật tự hai cực Ianta”

sụp đổ.

66. Hãy đánh giá về cục diện thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên hệ với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

67. - Sự hình thành trật tự thế giới mới hiện nay phụ thuộc vào những nhân tố nào ? Tại sao nói “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển”

vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI ?

- Theo anh/chị, trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam cần phải làm những gì để có thể phát triển ? 68. Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc

là gì ? Cho biết xu thế nào là chủ yếu ? Tại sao ?

Tư liệu tham khảo

A/ CÁC ĐỀ THI THAM KHẢO

1. Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (từ năm 2002 đến 2010) 2. Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (từ năm 1997 đến 2010) 3. Đề thi HSG Quốc gia (từ năm 1997 đến 2010)

4. Đề thi HSG Hà Nội cấp THPT (từ năm 2000 đến 2010)

5. Đề thi HSG TP.Hồ Chí Minh cấp THPT (từ năm 2000 đến 2010) 6. Đề thi HSG tỉnh Thừa Thiên Huế cấp THPT (từ năm 2000 đến 2010) B/ TƯ LIỆU THAM KHẢO

7. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, Nâng cao, NXBGD, năm 2008.

8. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, tập I, NXB GD, năm 1992.

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử, NXBGD 2008.

10. Lịch sử thế giới hiện đại, GS. Nguyễn Anh Thái chủ biên, NXBGD 2007

11. Giáo trình “Đại cương Lịch sử thế giới”, Phạm Hồng Việt – Lê Cung, Đại học Huế – Trung tâm đào tạo từ xa, Huế 1998.

12. Đại cương Lịch sử thế giới, Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, NXB Đà Nẵng.

13. Lịch sử thế giới (Tập I, tài liệu BDTX Chu Kì 1992 – 1996, dùng cho giáo viên phổ thông cấp II), Bộ giáo dục, Hà Nội – 1992…

14. Mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nguyễn Xuân Trường – NXB Hà Nội 2007

15. Kiến thức lịch sử 12, Tập 1, GS Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXBĐHQG TP.HCM.

16. Kiến thức Lịch sử 9 – Hội giáo dục Lịch sử - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử – Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Thanh Niên.

17. Tài liệu chuẩn kiến thức lịch sử 12 , Bộ giáo dục và đào tạo, NXBGD 1998.

18. Hướng dẫn học và ôn tập Lịch sử PTTH, tập một, GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXBGD.

19. 160 câu hỏi luyện thi ĐH & CĐ môn lịch sử, Trần Vĩnh Thanh, NXB Đà Nẵng, năm 2003.

20. Thực hành Lịch sử 9, 12, Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, NXBGD.

21. Những bài đạt giải trong kì thi HSG Quốc gia, Hội giáo dục lịch sử (Hội khoa học lịch sử Việt Nam), NXB Quốc gia Hà Nội.

22. Hướng dẫn học tốt môn Lịch sử 12, Trần Như Thanh Tâm – Chiêu Thị Yến, NXB Trẻ.

23. Hướng dẫn học và luyện thi Lịch sử, Ths.Trương Ngọc Thơi, NXBĐHQG Hà Nội.

24. Các bài thi HSG môn lịch sử, Hội giáo dục lịch sử (Hội khoa học lịch sử Việt Nam), NXBĐHSP.

25. Hỏi và đáp Lịch sử 12, Huỳnh Quang Thái – Nguyễn Văn Minh, NXBĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh 26. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử (khối 12), NXB ĐHQG Hà Nội.

27. Chuẩn kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Lịch sử, Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Xuân Trường, NXB Giáo dục.

28. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử lớp 9, PGS. Nguyễn Thị Côi chủ biên, NXB Giáo dục.

29. Đề luyện thi tuyển sinh và hướng dẫn làm bài thi vào các trường ĐH, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp môn Lịch sử, Trung tâm sách khuyến học, NXB Giáo dục.

30. Ôn thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn Lịch sử (Huỳnh Kim Thành – Đinh Thị Lan – Nguyễn Thuý Vinh), NXB Đà Nẵng.

31. Tuyển sinh đại học & Cao đẳng môn Lịch sử, Nguyễn Thu Đông – Nguyễn Tiến Phúc, Tủ sách hiếu học, NXB Trẻ, năm 2001.

32. Kiến thức Lịch sử 9, PGS.TS Nguyễn Văn Am – Ths.Nguyễn Văn Đằng – Đặng Thuý Quỳnh – Nguyễn Thành Phương, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh – 2006.

33. Ôn tập Lịch sử theo chủ đề, Nguyễn Thừa Hỷ, NXB ĐHQG Hà Nội.

C/ TƯ LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

34. Tài liệu của cô Nguyễn Thị Thịnh (Chuyên viên Phòng giáo dục Quận Thủ Đức), cô Nguyễn Thị Liễu (Hiệu trưởng trường THCS Ngô Chí Quốc), cô Trần Thị Lệ Hồng (Tổ trưởng Tổ Sử trường THCS Trương Văn Ngư), cô Đặng Thị Mộng Loan (giáo viên Trường THPT Thủ Đức) và thầy Ths.Lê Văn Dũng (Giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội).

35. Một số tài liệu, đề cương ôn tập Lịch sử 12 của các trường : THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Hiền, THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Thủ Đức, THPT Nguyễn Hữu Huân (Thành phố Hồ Chí Minh)...

Một phần của tài liệu Tai lieu BDHSG Lich su 12 Phan LSTG tu nam 1945 dennam 2000 (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)