VÀ CÁC HỆ QUẢ.
I/ MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức:
- Biết được sự chuyển động tự quay quanh 1 trục tưởng tượng của Trái Đất. Hướng chuyển động của nó là từ Tây sang Đông. Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ hay 1 ngày đêm.
- Trình bày được một số hệ quả của sự vận chuyển của Trái Đất quanh trục:
+ Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất.
+ Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng.
2. Về kỹ năng:
- Biết sử dụng quả địa cầu, chứng minh hiện tượng Trái Đất tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
3. Về thái độ:
- Có niềm tin vào khoa học, có ý thức làm việc khoa học.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy:
- Qủa địa cầu.
- Các hình vẽ trong SGK phóng to.
2. Trò:
- Học bài, nghiên cứu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ.
(Tiết trước kiểm tra 1 tiết thầy giáo không kiểm tra bài cũ nữa)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Trái Đất có nhiều vận động. Nhưng để biết được sự vận động đó như thế nào? Và hệ quả của nó ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay...
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Gv: Giới thiệu quả địa cầu. Yêu cầu học sinh n/c thông tin + q/s quả địa cầu+ q/s H19.
? Trái Đất luôn tự quay quanh một trục ntn?
Hs:
? Trái Đất tự quay quanh một trục theo hướng nào?
Hs:
Gv: Dùng quả địa cầu làm mẫu: chuyển động của Trái Đất quanh trục.
? Thời gian Trái Đất tự quay vòng quanh trục (một ngày đêm) được quy ước là bao nhiêu giờ?
Hs:
Gv: Mở rộng thực chất 24 giờ là người ta quy
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.(22p)
- Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay một vòng là
ước lấy tròn số còn Trái Đất quay một vòng:
23 giờ 56 phút 4 giây.
? Tính tốc độ góc tự quay quanh trục của Trái Đất?
Hs: 1 giờ / 150
? Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu khu vực giờ khác nhau?
Hs:
? Vậy mỗi khu vực giờ chênh nhau bao nhiêu giờ? mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến?
Hs:
? Giờ gốc (GMT) được xác định như thế nào?
Hs:
? Gianh giới của khu vực giờ gốc?
Hs:
? Từ khu vực giờ gốc đi về phía đông là khu vực có thứ tự ntn? Và có giờ ntn so với khu vực phía Tây?
Hs:
? Nước ta lấy giờ chính thức của kinh tuyến nào đi qua? Sớm hơn giờ gốc là bao nhiêu?
Hs:
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát H20.
? ở khu vực giờ gốc là 12h ở nước ta sẽ là mấy giờ? ở Tôkiô là mấy giờ?
Hs:
Gv: Như vậy mỗi quốc gia có giờ quy định riêng. Nhưng ở những nước có diện tích rộng trải dài trên ều kinh tuyến như LBN 11 khu vực giờ, CaNaĐa 5 khu vực giờ, thì người ta lấy giờ đi qua thủ đô nước đó làm giờ chung cho quốc gia đó.
? Giờ phía Đông và giờ phía Tây có sự chênh lệch ntn?
Hs:
? Người ta quy ước lấy kinh tuyến bao nhiêu làm kinh tuyến đổi ngày?
Hs:
Gv: Yêu cầu học sinh lên bảng xác định kinh tuyến đổi ngày.
Gv Chuyển ý: Với sự chuyển động của Trái Đất quanh trục đã hình thành lên những hệ quả gì?...
Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin 2a
24 h ( một ngày đêm).
- Chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. mỗi khu vực có một giờ riêng đó là giờ khu vực.
- Giờ gốc (GMT): Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực gốc và đánh số 0 ( còn gọi là giờ quốc tế ).
- Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây 1 giờ.
- Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày quốc tế.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. (19p) a- Hiện tượng ngày, đêm.
SGK trang 22 + Q/s H21.
? Tại sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?
Hs:
? Nửa TĐ được MT chiếu sáng gọi là gì?
Nửa không được chiếu sáng gọi là gì?
Hs:
? Vận động tự quay của Trái Đất có ý nghĩa gì?
Hs:
? Tại sao hàng ngày ta đều thấy MT, Mặt Trăng các ngôi sao chuyển động theo hướng Đông Tây?
Hs:
Gv Chuyển ý:...
Gv: Yêu cầu các nhóm quan sát H22 + N/c thông tin thảo luận:
?1. Các vật chuyển động trên TĐ có hiện tượng gì?
?2. ở nửa cầu Bắc nếu nhìn theo hướng chuyển động của vật thì vật chuyển động ntn? ở nửa cầu Nam thì ntn?
Hs: Thảo luận nhóm.
Gv: Quan sát, hướng dẫn.
Hs: Báo cáo kết quả, nhận xét.
Gv: Chuẩn kiến thức:
- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.
- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.
-->Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
b- Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.
- Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động về bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động về bên trái.
? Xác định trên hình 22 hớng của vật từ P đến N và O đến S?
Hs:
? ảnh hởng của sự lệch hớng tới các đối tợng
địa lí trên bề mặt Trái Đất ntn?
Hs:
Gv: Gọi học sinh đọc kết luận.
3. Củng cố, luyện tập. (2p) Chọn đáp án đúng nhất:
?1. Nước ta nằm trong khu vực giờ thứ mấy.
a. thứ 5 b. thứ 7
c. thứ 9 d. thứ 8
?2. Khi ở khu vực giờ gốc là 9 giờ thì Việt Nam là mấy giờ
a. 18 giờ b. 17 giờ c. 21 giờ d. 16 giờ.
?3. Trên Trái Đất khu vực giờ phía Đông sớm hơn khu vực giờ phía Tây là do:
a. Trái Đất quay từ Tây sang Đông b. Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
c. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
d. Trục Trái Đất nghiêng.
4. Hướng dẫn học sinh học bài. (1p)
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
?1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
?2. Hiện tượng các mùa?
- Đọc bài đọc thêm.