KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

Một phần của tài liệu Giao an Dia ly 6 (Trang 59 - 63)

I/ Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm khí áp.

- Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất. Đặc biệt là Tín Phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.

2. Về kỹ năng:

- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giới thiệu các hoàn lưu khí quyển.

3. Về thái độ:

- Có niềm tin vào khoa học, có ý thức làm việc khoa học.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Bản đồ Thế Giới.

- Các hình vẽ trong sách giáo khoa phong to.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ. 5p

? Thế nào là nhiệt độ không khí? Dụng cụ đo? Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày?

Trả lời:

- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí và chính các chất trong không khí hấp thụ.

- Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí.

- Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng dâm cách mặt đất 2m.

 nhiệt độ các lần đo - Nhiệt độ trung bình ngày =

số lần đo

* Đặt vấn đề vào bài mới: Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên mặt đất, nhưng nhờ có khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp sinh ra gió. Vậy khí áp và gió là gì? chúng có tính chất gì?....

2. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

Gv: Yêu cầu h/s nhớ lại kiến thức:

? Cho biết chiều dày của lớp khí quyển?

Hs:

? Trong tầng đối lưu không khí tập trung bao nhiêu %?

Hs:

Gv: Với bề dày và mức độ tập trung không khí cao như vậy 90%, không khí đã tạo thành sức ép....(Vào ý).

? Khí áp là gì?

Hs:

? Dùng dụng cụ gì để đo khí áp? Đơn vị cuả khí áp là gì?

Hs:

? Khí áp TB chuẩn bằng bao nhiêu mm Hg?

1. Khí áp – các đai khí áp trên Trái Đất. 17p

a- Khí áp.

- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế. Đơn vị là: atmôtphe.

Hs:

Gv: Có loại khí áp kế bằng kim loại, có loại bằng ống thủy tinh chứa thủy ngân...

Gv: Chuyển ý....

Gv: Yêu cầu h/s q/s H50 + n/c  SGK trang 58.

? Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?

Hs:

? Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?

Hs:

? Q/s H50 cho biết trên bề mặt Trái Đất các đai khí áp được phân bố ntn?

Hs:

? Tại sao các đai khí áp bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt?

Hs:

Gv: Chuyển ý...

Gv: Yêu cầu h/s n/c  SGK trang 59.

? Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió?

Hs:

? Sự chênh lệch khí áp C và khí áp T càng lớn thì gió sinh ra ntn?

Hs:

? Thế nào là hoàn lưu khí quyển?

Hs:

Gv: Yêu cầu h/s q/s H51.

? Loại gió thổi từ 30o B và N về XĐ là gió gì?

Hs:

? Loại gió thổi từ 30o B và N về khu khí áp thấp 60o B và N là gió gì?

Hs:

? Tại sao 2 loại gió trên không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về tay phải ở nửa cầu Bắc và tay trái ở nửa cầu Nam?

Hs: Do sự vận động tự quay...

? Gió đông cực thổi từ vĩ độ nào đến vĩ độ

- Khí áp Tb chuẩn = 760 mmHg

b- Các đai khí áp trên Trái Đất.

- Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp T, C từ xích đạo lên cực.

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển. 20p

- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống vòng tròn, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành.

- Tín phong là loại gió thổi từ các đai áp cao về đai áp thấp XĐ.

- Gió tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao ở chí tuyến đến đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60o B và N.

nào?

Hs:

? Hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất do những loại gió nào tạo thành?

Hs:

Gv: Yêu cầu h/s bằng kiến thức và q/s H51 thảo luận cặp câu hỏi:

?1. Vì sao tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o B và N về XĐ?

?2. Vì sao gió tây ôn đới lại thổi từ khoảng 30o B và N lên các vĩ độ 60o B và N?

Hs: Thảo luận cặp

Gv: Quan sát, hướng dẫn.

Hs: Báo cáo kết quả, nhận xét.

Gv: Chuẩn kiến thức.

Gv: Gọi học sinh đọc kết luận cuối bài.

3. Củng cố, luyện tập. 2p

? Treo hình vẽ lên bảng, yêu cầu HS xác định đai áp cao, áp thấp được phân bố như thế nào trên Trái Đất?

? Xác định hướng gió Tín phong, Tây ôn đới trên hình vẽ?

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 1p

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 20: Hơi nước trong không khí – mưa.

1. Tại sao trong không khí lại có độ ẩm? Dụng cụ đo độ ẩm?

2. Mưa là gì? Trên Trái Đất lượng mưa được phân bố như thế nào?

- Đọc bài đọc thêm.

Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Lớp dạy: 6A Ngày dạy: / / Lớp dạy: 6B Ngày dạy: / / Lớp dạy: 6C

Một phần của tài liệu Giao an Dia ly 6 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w