ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Một phần của tài liệu Giao an Dia ly 6 (Trang 41 - 45)

I/ MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức:

- Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình.

- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.

- Hiểu thế nào là địa hình caxtơ.

2. Về kỹ năng:

- Chỉ được trên bản đồ Thế Giới 1 số vùng núi già và 1 số dãy núi trẻ.

3. Về thái độ:

- Có niềm tin vào khoa học, có ý thức làm việc khoa học.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường

II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

1. Thầy:

- Sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi.

- Bảng phân loại núi theo độ cao.

- Tranh, ảnh về các loại núi già , núi trẻ, núi đá vôi và hang động.

- Bản đồ địa hình Việt Nam hoặc bản đồ tự nhiên Thế Giới . 2. Trò:

- Học bài, chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Kiểm tra bài cũ. (5p)

? Nội lực, ngoại lực là gì? Lờy ví dụ về tác động của nội lực, ngoại lực?

Trả lời:

- Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất làm thay đổi vị trí lớp đá của vỏ Trái Đất dẫn tới hình thành địa hình nh: tạo núi, tạo lực, hoạt động núi lửa động đất.

- Ngoại lực là lực xảy ra bên trên bề mặt đất chủ yếu là quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực, sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí, biển động.

- Ví dụ: + Nội lực: động đất, núi lửa...

+ Ngoại lực: san bằng, mài mòn...

Đặt vấn đề vào bài mới: Địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng, mỗi loại có những đặc điểm riêng và phân bố mọi nơi, trong đó núi là loại địa hình phổ biến chiếm diện tích lớn nhất. Vậy núi là dạng địa hình thế nào? Căn cứ vào đâu để phân loại núi?...

2. Dạy nội dung bài mới.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin

+ quan sát H34, H36.

? Núi là dạng địa hình nh thế nào?

Hs:

? Núi thờng có độ cao nh thế nào so với mực nớc biển?

Hs:

? Một đỉnh núi gồm những bộ phận nào?

1. Núi và độ cao của núi.(13p) - Núi là dạng địa hình nhô cao nổi bật trên mặt đất.

+ Độ cao thường trên 500 m so với mực nước biển.

- Núi gồm có 3 bộ phận:

Hs:

? Căn cứ vào độ cao chia ra làm mấy loại núi? Mỗi loại có độ cao ntn?

Hs: 3 loại...

? Nơi em sống có thuộc địa hình núi không?

Nếu có thì thuộc núi gì?

Hs:

Gv: Treo bản đồ tự nhiên thế giới

? Xác định và đọc tên những đỉnh núi cao trên thế giới?

Hs:

? Ngọn núi nào cao nhất thế giới? Cao bao nhiêu m?

Hs:

? Ngọn núi nào cao nhất Việt Nam? Cao bao nhiêu m?

Hs:

Gv: Yêu cầu học sinh quan sát H34 SGK _ 42

? Cách tính độ cao tuyệt đối khác cách tính độ cao tương đối của núi ntn?

Hs:

? Với cách tính như vậy thì thường độ cao nào lớn hơn?

Hs:

Gv: Những con số chỉ độ cao trên bản đồ là những số chỉ độ cao tuyệt đối VD: đỉnh Evơret 8848 met

Gv Chuyển ý: Vậy dựa vào đâu người ta chia thành núi già và núi trẻ...

Gv: Treo bản đồ tự nhiên TG, yêu cầu học sinh quan sát + quan sát H35, nghiên cứu thông tin thảo luận nhóm hoàn thành bảng phiếu học tập.

Hs: Thảo luận nhóm.

Gv: Quan sát, hướng dẫn.

Hs: Báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

Gv: Chuẩn kiến thức.

+ Đỉnh nhọn.

+ Sườn dốc.

+ Chân núi.

2. Núi già, núi trẻ. (12p)

Đặc điểm so sánh

Núi trẻ Núi già

Đặc điểm hình thái

- Độ cao lớn do ít bị bào mòn - Có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

- Thường thấy bị bào mòn nhiều - Dáng mềm, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Thời gian hình thành

- Cách đây vài chục triệu năm (hiện vẫn còn được tiếp tục

- Cách đây hàng trăm triệu năm.

được nâng cao với tốc độ rất chậm)

- VD: Dãy Anpơ (Châu Âu), Hymalaya (Châu á), AnĐet (Châu Mỹ)

- VD: Uran (ranh giới Châu á và Châu Âu), Xcanđinavi (Bắc Âu), Apalát (Châu Mỹ)

Gv Chuyển ý: Có một dạng địa hình rất độc đáo mà nó mang lại những giá trị kinh tế to lớn đó là địa hình caxtơ...

? Những dạng địa hình gì được gọi là địa hình cacxtơ?

Hs:

? Địa hình núi đá vôi có đặc điểm gì?

Hs:

? Tại sao nói đến địa hình caxtơ là người ta hiểu ngay đó là địa hình có nhiều hang động?

Hs:

? Vậy địa hình caxtơ có giá trị kinh tế ntn?

Hs:

? Kể tên những hang động danh lam thắng cảnh đẹp?

Hs:

? Quan sát H38 mô tả những gì em trông thấy trong hang động?

Hs:

Gv: Nêu có điều kiện được đi tham quan các hang động em cần phải biết bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp...

Gv: Gọi học sinh đọc kết luận cuối bài.

3. Địa hình Cácxtơ và các hang động.(11p)

- Địa hình núi đá vôi gọi là địa hình cacxtơ.

- Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là có đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng.

3. Củng cố, luyện tập. (3p)

? Xác định và đọc tên các đỉnh núi trên bản đồ?

? Nêu ý nghĩa của địa hình Cacxtơ?

4. Hướng dẫn học sinh học bài. (1p) - Học bài, đọc bài đọc thêm.

- Ôn lại kiến thức các bài đã học tiết sau ôn tập.

Ngày soạn: 13/12/ 2009 Ngày giảng: 16/12/2009 lớp dạy: 6A,6B

Một phần của tài liệu Giao an Dia ly 6 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w