Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - ĐH Sư phạm TP HCM (Trang 25 - 28)

Chương 1 Giới thiệu tổng quan về văn hóa số và kỹ năng làm việc với máy tính

1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số

1.1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21

Khoa học công nghệ nói chung hay công nghệ thông tin nói riêng là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày ở thế kỷ 21. Từ lĩnh vực vui chơi giải trí như âm nhạc, phim ảnh,… đến các công việc thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục,…và cả trong giao tiếp hàng ngày, công nghệ thông tin đã và đang tác động, thay đổi cách thức mà chúng ta đang sống, làm việc.

Ở thế kỷ 21 chúng ta đang trải nghiệm cuộc sống số hiện đại đến từ sự chuyển tiếp, phát triển của những thiết bị truyền thống sang các thiết bị sốđa dụng. Và ngày nay, mọi người đã bắt đầu hòa nhập vào nhịp sống số.

Có lẽ trong thế kỷ 21 này rất ít người còn sử dụng chiếc đĩa mềm (floppy disk) 1.44 MB để lưu trữ dữ liệu mà người ta dường như đã quen thuộc với việc sử dụng USB nhỏ gọn dung lượng tính bằng GB

Các thiết bị truyền thống như máy cassette, máy walkman tape (dùng băng cassette) nhỏ có tai ngheđể nghe nhạc có còn được sử dụng phổ biến không?Ngày nay, với tiện ích của công nghệ số và sự phát triển của Internet, có thểnghe nhạc trực tuyến (music online), xem phim trực tuyến, tải nhạc về máy tính của mình. Và chỉ cần với chiếc mp4 nhỏ gọn là có đủ tính năng vừa nghe nhạc xem phim,…

Như vậy chúng ta có thể thấy những thiết bị điện tử ngày càng được nâng cao tính năng, hình dáng nhỏ gọn hơn nhằm phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Cũng với sự phát triển vũ bão của công nghệ ngày nay (thế kỉ 21), người ta chưa hình dung được trong “tương lai” sẽ là gì ?

Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 21 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

 Năm 1989: Mọi người hi vọng tương lai là các công nghệ tích hợp multi-media

 Năm 1999: Tương lai là công nghệ Web

 Năm 2009: Tương lai là các thiết bị thông minh (smart-phone)

 Năm 2019: Tương lai sẽ là?

Như vậy, bước vào thế kỷ 21 đã có sự thay đổi mạnh mẽ, bước ngoặt về:

 Thiết bị kỹ thuật điện tử

 Công nghệ Web, Internet

1. Thiết bị kỹ thuật điện tử: luôn là điểm nhấn đầu tiên được nhắc đến khi nói về công nghệ thế kỷ 21. Sự phát triển mạnh mẽ không còn là máy tính hay laptop với kiểu dáng nhỏ gọn, cấu hình mạnh, tích hợp nhiều chức năng mà chuyển sang thiết bị di động thông minh (smart phone). Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều nhắm đến công nghệ cảm ứng (screen touch)

Hình 1.1Các thiết bị Smartboard, Ipad, Iphone sử dụng côn nghệ Screen touch

2. Bước phát triển điển hình thứ hai không thể không nhắc đến là sự phát triển của công nghệ Internet, Web, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm (search engine).

 Sự phát triển của công nghệ Web cho phép kết nối, chia sẻ nhanh chóng tiện lợi - Web 1.0 trang web tĩnh, liên kết mọi thứ lại với nhau

- Web 2.0 (social web): cho phép sự tham gia, tương tác với với người sử dụng

- Web 3.0 (semantic web): dữ liệu, thông tin được sử dụng lại một cách thông minh hơn

 Mạng xã hội: sự ra đời của hàng trăm mạng xã hội đi đầu vẫn là Facebook, Twitter, Hi5, Linked in, Google +…mở ra cánh cửa mới trong hình thức giao tiếp, quảng bá thông tin rộng rãi, kết nối mọi người ở khắp mọi nơi một cách dễ dàng

Hình 1.2Các mạng xã hội

 Các công cụ tìm kiếm ngày càng nhiều bên cạnh những ông lớn như Google, Yahoo, Bing, Altavista…còn có sự ra đời của các cỗ máy tìm kiếm khác. Tạo xu hướng cạnh tranh từ đó công cụ tìm kiếm ngày càng mở rộng tính năng của mình, cho phép tìm kiếm thông tin nâng cao, tìm kiếm chính xác, mã hóa nội dung tìm kiếm…

Hình 1.3Các cỗ máy tìm kiếm (search engine)

Những công nghệtrênđược ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống ngày nay. Và nóđã thay đổi phương thức làm việc và giải trí của con người.

 Về đời sống xã hội, công việc: con người có hình thức giao tiếp mới: qua voice chat, video chat, instant message, hay video conference. Phương thức làm việc mới: làm việc từ xa như home office, remote office

 Về hình thức vui chơi giải trí: ứng dụng công nghệ 3D vào phim ảnh

1.1.2 Văn hóa số

Ở thế kỷ trước khi công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật chưa thật sự phát triển và ảnh hưởng mạnh đến đời sống thì người ta vẫn còn đánh giá trình độ văn hóa của một người thông qua kỹ năng cơ bản là: biết đọc, biết viết và có một số kiến thức khoa học xã hội cơ bản (tùy theo thời gian, và trình độ giáo dục của mỗi quốc gia)

Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 23 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Tuy nhiên khi mà công nghệ ngày càng phát triển, đời sống của con người thay đổi thì nhu cầu đánh giá cũng thay đổi. Người ta đưa ra thuật ngữ mới là “digital literacy” (có thể tạm dịch là văn hóa số). Như vậy văn hóa số là gì?

Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về “văn hóa số” nhưng có thể tóm tắt và hiểu tổng quát nhất đó là đánh giá sự hiểu biết, thái độ, kỹ năng làm việc giao tiếp với các thiết bị truyền thông đa dạng

Các kỹ năng đó bao gồm:

 Tạo văn bản số

 Giao tiếp, chia sẻ thông tin

 Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin

 Đánh giá thông tin tìm được

 Tổ chức, sử dụng thông tin hiệu quả

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - ĐH Sư phạm TP HCM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(359 trang)