Chương 1 Giới thiệu tổng quan về văn hóa số và kỹ năng làm việc với máy tính
1.3 Kỹ năng làm việc với máy tính
1.3.2 Sử dụng phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng trên máy tính rất phong phú và đa dạng về thể loại và chức năng, bao gồm những chương trình được viết ra để phục vụ cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như soạn thảo văn bản;
tính toán, phân tích số liệu; tổ chức
hệ thống; quản lý, bảo mật thông tin; xử lý đồ họa, âm thanh; giải trí đa phương tiện, … 1.3.2.1 Cách khởi động phần mềm ứng dụng:
Thông thường, khi cài đặt một phần mềm, chúng sẽ được lưu trong ổ đĩa hệ thống (thường là ổ đĩa C:\) và một shortcut của phần mềm sẽ xuất hiện trên màn hình desktop. Vì vậy, một phần mềm ứng dụng thường được khởi động theo các cách sau:
- Cách 1: Mở thư mục cài đặt của phần mềm ứng dụng trong ổ đĩa hệ thống theo đường dẫn C:\Program Files\<Tên phần mềm hoặc tên hãng sản xuất>. Double-click lên tập tin thực thi của phần mềm (tập tin có phần mở rộng là exe).
- Cách 2: Trên màn hình Desktop, double-click lên shortcut của phần mềm ứng dụng.
Ví dụ: để mở phần mềm ứng dụng Internet Explorer, double-click lên tập tin iexplorer.exe trong thư mục C:\Program Files\Internet Explorer.
1.3.2.2 Các thành phần chính trong cửa sổ của phần mềm ứng dụng:
Một cửa sổ phần mềm ứng dụng thường có các thành phần chính được liệt kê trong bảng sau:
Tên gọi Ý nghĩa
Control Box Hiển thị biểu tượng phần mềm, dùng để thu nhỏ/ phóng to/ đóng cửa sổ Title bar Hiển thị tên tập tin – tên phần mềm
Trong hệ điều hành Windows đã cài đặt sẵn một số phần mềm ứng dụng như: Internet Explorer, Microsoft Paint, Calculator, Notepad, Windows Media Player, Windows Movie Maker, …
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 47 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Tên gọi Ý nghĩa
Menu bar Thanh thực đơn điều khiển của phần mềm Standar Bar Thanh công cụ chuẩn của phần mềm Tool bar Thanh công cụ của phần mềm
Scroll bar Thanh cuộn cửa sổ phần mềm, gồm thanh cuộn ngang và thanh cuộn đứng Status bar Thanh hiển thị trạng thái, thông tin cửa sổ phần mềm
Minimize button Nút lệnh thu nhỏ cửa sổ phần mềm Maximize button Nút lệnh phóng to cửa sổ phần mềm Close button Nút lệnh đóng cửa sổ phần mềm
Bảng 1.6Các thành phần chính của cửa sổ phần mềm ứng dụng
Hình 1.11Các thành phần chính trên cửa sổ phần mềm MS Paint
Số lượng và vị trí của các thành phần chính có thể khác nhau tùy theo giao diện của phần mềm ứng dụng.
1.3.2.3 Các thao tác trên cửa sổ phần mềm ứng dụng:
Di chuyển cửa sổ: kéo thả Title bar đến vị trí mới.
Thay đổi kích thước: di chuyển con trỏ chuột đến cạnh hoặc góc cửa sổ cho đến khi biểu tượng con trỏ chuột đổi thành mũi tên hai chiều thì nhấn giữ phím trái chuột và kéo cho đến khi được kích thước mong muốn.
Phóng to cửa sổ toàn màn hình: nhấp phím trái chuột lên Maximize button.
Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: nhấp phím trái chuột lên Minimize button.
Đóng cửa sổ: nhấp phím trái chuột lên Close button (Alt + F4).
Sử dụng tổ hợp phím Alt + Tab để chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ phần mềm.
Title bar
Scroll bar
Minimize Maximize Close
Tool bar Menu bar
Status bar
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 49 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
1.3.2.4 Cài đặt và tháo bỏ phần mềm ứng dụng:
Bên cạnh một số phần mềm ứng dụng có sẵn, người dùng có thể tự cài đặt thêm một số phần mềm ứng dụng theo nhu cầu sử dụng.
Để thực hiện việc cài đặt, có thể thực hiện theo các cách sau:
- Cách 1: sử dụng ứng dụng Add or Remove Programs trong cửa sổ Control
Panel. Chọn thẻ Add new Programs.
- Cách 2: trực tiếp thực thi tập tin cài đặt của phần mềm ứng dụng và làm theo hướng dẫn của chương trình cài đặt.
Tập tin thực thi của từng phần mềm ứng dụng có thể khác nhau về tên và loại. Thông thường các tập tin ấy được đặt tên như setup.exe, install.exe, … Một số phần mềm ứng dụng còn kèm theo tập tin Autorun và Readme.txt để hỗ trợ cài đặt
Để tháo bỏ phần mềm ứng dụng khỏi máy tính, có thể thực hiện theo các cách sau:
- Cách 1: sử dụng ứng dụng Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel.
Chọn thẻ Change or Remove Programs.
- Cách 2: trực tiếp thực thi tập tin tháo bỏ của phần mềm ứng dụng và làm theo hướng dẫn của chương trình tháo bỏ.
Cũng giống như tập tin cài đặt, tập tin tháo bỏ cũng có thể khác nhau tùy theo phần mềm ứng dụng. Thông thường, tập tin tháo bỏ được đặt tên như uninstall.exe, unins.exe, …
Hiện nay, một số chương trình hỗ trợ tháo bỏ phần mềm ứng dụng và dọn rác máy tính đã xuất hiện để giúp tối ưu hóa bộ nhớ. Một số phần mềm nổi bật là Your Uninstaller, CCleaner, …
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thế kỷ 21 đã được trình bày một cách tổng quan trong chương 1 hi vọng chúng ta biết được xu hướng mới trong việc phát triển thiết bị kỹ thuật điện tử hiện nay, thấy được những thay đổi to lớn trong công nghệ Web, Internet và ứng dụng của nó. Đi cùng với sự phát triển này là những thay đổi trong việc hình thành nên những cách thức học tập, làm việc, vui chơi, giải trí mới
Sự phát triển về khoa học công nghệ kỹ thuật cũng làm thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá thái độ kỹ năng của con người trong thế kỷ này. Khái niệm “văn hóa số” được ra đời bao gồm các tiêu chuẩn, yêu cầu cần thiết đối với một con người về khả năng sử dụng thao tác, giao tiếp, tìm kiếm, đánh giá, chọn lọc thông tin số…
Tổng quan về máy tính và hệ điều hành
Máy tính điện tử là thiết bị để lưu trữ và xử lí thông tin, gồm có hai thành phần chính là phần cứng và phần mềm.
Phần cứng (hardware) là tất cả các thành phần vật lý của máy tính gồm: thiết bị nhập, thiết bị xử lý, thiết bị lưu trữ, và thiết bị xuất.
Dữ liệu nhập vào máy tính thông qua các thiết bị nhập như bàn phím, chuột... sẽ được CPU xử lí. Kết quả xử lí sẽ được hiển thị cho người dùng thông qua thiết bị nhập. Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời hoặc lâu dài trên máy tính.
Phần mềm (software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để điều khiển hoạt động của máy tính và giúp người dùng giao tiếp với phần cứng. Nói cách khác, người dùng ra lệnh cho phần cứng máy tính thông qua phần mềm.
Lịch sử phát triển của máy tính trải qua 4 thế hệ, với kích thước ngày càng nhỏ hơn, giá rẻ hơn và hiệu suất hoạt động ngày càng cao. Máy tính phổ biến nhất hiện nay là máy tính cá nhân (personal computer).
Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất trên máy tính, nó đóng vai trò như một người phiên dịch, có thể giao tiếp với phần cứng cũng như hiểu các mệnh lệnh từ người dùng. Hai loại hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Windows và Linux.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 51 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Kỹ năng làm việc với máy tính
Các thao tác với chuột máy tính (mouse): trỏ chuột (point), nhấp phím trái chuột (click), nhấp đúp phím trái chuột (double-click), nhấp phím phải chuột (right-click), sử dụng con lăn (scroll).
Các thao tác với bàn phím (keyboard): sử dụng các nhóm phím, các phím đặc biệt, các tổ hợp phím. Gõ phím đúng cách bằng 10 ngón.
Các thao tác thƣ mục và tập tin: tạo mới, di chuyển, sao chép, đổi tên, xóa bỏ, sắp xếp, tìm kiếm, nén/ giải nén.
Làm quen và sử dụng các phần mềm úng dụng thông dụng: soạn thảo văn bản, xử lý đồ họa, xem phim, nghe nhạc, tính toán, ...
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1) Loại nào sau đây không thuộc dạng máy tính cá nhân (Personal Computer) a. Desktop computer
b. Notebook computer c. Laptop computer d. Mainframe computer
2) Loại giao tiếp nào sau đây không được sử dụng để kết nối chuột (mouse) vào máy tính a. USB
b. PS/2 c. IrDA d. Parallel
3) Touchpad là thiết bị thường được sử dụng trên a. Desktop PC
b. Laptop PC c. Handheld PC
d. Embedded Computer
4) Loại thiết bị ngoại vi nào có thể chụp hình ảnh của một tài liệu đưa vào máy tính a. Printer
b. Scanner c. Joystick d. Mornitor
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 53 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
5) Hệ điều hành là phần mềm:
a. Luôn luôn phải có để máy tính hoạt động b. Điều khiển thiết bị phần cứng
c. Quản lý và phân phối tài nguyên máy tính phục vụ cho các ứng dụng d. Tất cả các câu trên đều đúng
6) RAM là bộ nhớ
a. Truy cập ngẫu nhiên, khi mất điện thông tin sẽ mất
b. Truy cập ngẫu nhiên, là nơi cài đặt các chương trình trong máy tính c. Chứa chương trình khởi động máy tính
d. Tất cả đều đúng
7) Bộ nhớ trong của máy tính gồm a. RAM
b. Đĩa cứng c. ROM
d. RAM và ROM
8) Thiết bị nhớ nào sau đây là thiết bị nhớ quang a. DVD-R
b. SD Card c. Hard Disk d. USB Flash Drive
9) Danh sách các mục chọn trong thực đơn gọi là:
a. Menu bar b. Menu pad c. Menu options d. Tất cả đều sai
10) Hộp điều khiển việc phóng to, thu nhỏ, đóng cửa sổ gọi là:
a. Dialog box b. List box c. Control box d. Text box
11) Windows Explorer có các thành phần: Explorer bar, Explorer view, Tool bar, Menu bar.
Còn lại là gì?
a. Status bar b. Menu bar c. Task bar d. Tất cả đều sai
12) Để chạy một ứng dụng trong Windows, bạn làm thế nào?
a. Nhấp phím trái chuột vào biểu tượng b. Nhấp phím phải chuột vào biểu tượng c. Nhấp đúp vào biểu tượng
d. Tất cả đều đúng
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 55 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
13) Chương trình cho phép định lại cấu hình hệ thống thay đổi môi trường làm việc cho phù hợp
a. Display b. Control panel c. Sreen Saver d. Tất cả đều có thể
14) Các ký tự sau đây ký tự nào không được sử dụng để đặt tên của tập tin, thư mục:
a. @, 1, % b. -, (, )
c. ~, “, ? , @, #, $ d. *, /, \, <, >
Chương 2 Tìm Kiếm và chọn lọc thông tin trên Internet
Tổng quan về Internet và các dịch vụ cơ bản
Giới thiệu các công cụ tìm kiếm
Các kỹ thuật tìm kiếm
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 57 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm Internet, các tiện ích trên Internet. Bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ được tìm hiểu cách tìm kiếm thông tin sao cho hiệu quả.
2.1 Tổng quan về Internet và các dịch vụ cơ bản
Kể từ ngày bắt đầu có Internet năm 1969, Internet đã phát triển từ mạng lưới chỉ có 4 máy tính thành mạng lưới có hàng chục tỉ máy tính tham gia. Internet xuất phát từ khái niệm interconnected networks, là mạng lưới kết nối nhiều mạng máy tính lại với nhau. Nếu một phần của mạng lưới này bị trục trặc thì dữ liệu vẫn có thể lưu thông qua lại. Và một điểm quan trọng đó là Internet không thuộc sở hữu của bất cứ ai trên thế giới.
Tuy nhiên, không phải vì không thuộc sở hữu của ai mà nó không được quản lý và bảo trì. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider – ISP) sẽ quản lý và bảo trì phần mạng lưới của họ. Khi bạn kết nối máy tính của bạn vào mạng lưới của ISP, bạn trở thành một phần trong mạng lưới của họ. Các ISP này sẽ kết nối lại với nhau để tạo thành mạng lưới lớn hơn.
Và từ đó, Internet được tạo thành.
Hình 2.1Các mạng ISP liên kết tạo thành Internet
(nguồn http://gurumia.com/wp-content/uploads/2009/11/ISP-Network-System.gif)
Để Internet hoạt động cần có những yếu tố sau đây:
Giao thức TCP/IP: Mỗi máy tính khi được kết nối với nhau phải tuân thủ chung một giao thức (đó là tập các luật và thủ tục để giúp các máy tính có thể trao đổi dữ liệu với nhau). Năm 1992, tổ chức phi lợi nhuận Internet Society được thành lập để chuẩn hóa các giao thức trao đổi trên Internet. Giao thức hiện đang sử dụng trên Internet là giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol). Bất kể máy tính chúng ta đang sử dụng thuộc kiểu gì, chỉ cần chúng sử dụng giao thức TCP/IP thì chúng có thể giao tiếp dữ liệu với nhau.
Địa chỉ IP: Dữ liệu lưu thông trên Internet tương tự như một lá thư gửi qua đường bưu điện.
Mỗi một ngôi nhà phải có một địa chỉ để người đưa thư có thể chuyển lá thư đến đúng nơi.
Trên Internet cũng vậy, mỗi máy tính khi kết nối cần phải có một địa chỉ duy nhất và nó gọi là địa chỉ IP (Internet Protocol address). Mỗi một địa chỉ IP gồm có 4 phần, mỗi phần là một số chạy từ 0 đến 255. Ví dụ 8.8.8.8 là một địa chỉ IP. Việc sử dụng địa chỉ IP thường khó nhớ với con người nên các server được người dùng truy cập thường xuyên còn có thêm một tên riêng. Người ta gọi đó là địa chỉ DNS (Domain Name System address). Ví dụ www.google.com là một địa chỉ DNS.
Có rất nhiều dịch vụ được triển khai dựa trên Internet. Dưới đây là những dịch vụ cơ bản.
2.1.1 World Wide Web
Khái niệm: World Wide Web là một mạng lưới siêu liên kết các siêu tài liệu cho phép người dùng có thể giao tiếp trao đổi thông tin. Ngày nay, World Wide Web được xem là kho tri thức văn hóa của nhân loại, là
nơi để mọi người chia sẻ ý tưởng và làm việc cộng tác với nhau.
Cách thức hoạt động:Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Người dùng chỉ cần nhập địa chỉ của những siêu tài liệu đó, chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản Thuật ngữ World Wide Web thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa của Internet. Tuy nhiên, World Wide Web chỉ là một trong những dịch vụ chạy trên nền Internet.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 59 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web. Dưới đây là hình minh họa một phần của hệ thống siêu liên kết này.
Hình 2.2Một phần mạng lưới world wide web
(nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/File:WorldWideWebAroundWikipedia.png)
2.1.2 Email
Khái niệm: Email là viết tắt của từ Electronic Mail. Đây cũng là dịch vụ thường được sử dụng trên Internet. Hiện nay, khó có thể kết luận email thay thế được dịch vụ thư truyền thống hay không. Nhưng một điều chắc chắn là email có thời gian gửi và nhận gần như tức thời và chi phí rất thấp khi so với thư truyền thống.
Để gửi và nhận mail, người dùng phải có chương trình duyệt mail (email client) ví dụ như:
Microsoft Outlook, Thunderbird. Bên cạnh đó, người dùng phải có một tài khoản email nào đó.
Một số dịch vụ nền web (như Yahoo!Mail, Gmail, Hotmail) cho phép người dùng đăng kí miễn
phí tài khoản email cho riêng mình. Và một điều khác biệt của những dịch vụ email nền web này là người dùng có thể duyệt mail trên trình duyệt web (mà không cần phải cài thêm chương trình email client).
Một lá thư email được gọi là hợp lệ nếu nó có ít nhất 3 thông tin:
địa chỉ email của người gửi (To)
tiêu đề (Subject)
nội dung thư (Content)
Địa chỉ email người nhận Tiêu đề
Nội dung thư
Hình 2.3Giao diện màn hình soạn email của Microsoft Outlook 2010
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 61 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ email gồm có 2 phần chính. Mỗi phần được ngăn cách nhau bằng dấu @.
Phần phía sau dấu @ là phần tên miền, cho biết email đó thuộc về server nào quản lý.
Phần trước dấu @ gọi là định danh người dùng (username) trên mail server đó.
Hình 2.5Cấu trúc của địa chỉ email
Địa chỉ email người nhận
Tiêu đề
Nội dung thư
Hình 2.4Giao diện màn hình soạn email của Gmail (http://gmail.com)
giaovien@hcmup.edu.vn
username domain name