Tạo đồ thị, biểu đồ trong bảng tính

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - ĐH Sư phạm TP HCM (Trang 285 - 289)

Chương 6 Xử lý số liệu với bảng tính điện tử

6.4 Tạo đồ thị, biểu đồ trong bảng tính

Khái niệm về đồ thị.

Chèn đồ thị vào bảng tính.

Thanh công cụ Chart

Các thành phần của đồ thị.

Tác động lên đồ thị đã có

Thêm dữ liệu và đường hồi quy vào đồ thị

6.4.1 Khái niệm về đồ thị

- Đồ thị (graph) được sử dụng để diễn tả sự phân bố của các đại lượng dưới dạng hình ảnh.

Ví dụ: Đồ thị năng suất lúa theo năm cho ta hình ảnh vè sự thay đổi của năng suất theo năm.

- Đồ thị có thể được sử dụng để minh họa sự biến động của chuỗi số liệu trong bảng tính, cho phép nhìn khái quát các đối tượng và tiên đoán hướng phát triển trong tương lai.

- Đồ thị cột bao gồm một trục đánh dấu các mốc và các cột biểu diễn giá trị tại các mốc của các đại lượng.

6.4.2 Chèn đồ thị vào bảng tính

Để chèn đồ thị vào bảng tính, thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn kiểu đồ thị - Chọn vùng dữ liệu cần vẽ đồ thị.

- Click chuột vào menu Insert, chọn Chart.

- Hộp thoại Chart Wizard sẽ xuất hiện:

Giáo trình Tin học đại cương

Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 281

Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Hình 6.25Hộp thoại Chart Wizard – Microsoft Offic Excel 2003

- Chart Type (kiểu đồ thị):

Column: Dạng cột dọc.

Bar: dạng thanh ngang.

Line: Dạng đường.

Pie: Bánh tròn.

XY: đường, trục X là số.

Area: dạng, vùng

Doughtnut: băng tròn.

Radar: Tọa độ cực

Surface: Dạng bề mặt

Bubble: Dạng bong bóng.

Stock: 3 dãy (cao, thấp, khớp).

- Chart sub-type: kiểu cụ thể của kiểu đã chọn:

 3-D Column: Cột 3 chiều

 …

Giáo trình Tin học đại cương

Bước 2: Xác định nguồn dữ liệu

Hình 6.26Hộp thoại Chart Option – Microsoft Offic Excel 2003

Data Range cho phép người dùng chỉ định dữ liệu một cách chính xác để hiển thị trong biểu đồ.

Bước 3: Các tùy chọn cho biểu đồ

Từ hộp thoại Chart Options, người dùng có thể lựa chọn các tab Titles, Axes, Gridlines, Legend, Data Labels, Data Table và tạo những thay đổi cần thiết.

Thêm tiêu đề cho biểu đồ

- Trong mục Chart title: Đặt tên cho biểu đồ

- Trong mục Category (X) axis: nhập tiêu đề cho mục X.

- Trong mục Category (Y) axis: nhập tiêu đề cho trục Y

Điều chỉnh trục biểu đồ

- Từ hộp thoại Chart Option, chọn thẻ Axes.

Giáo trình Tin học đại cương

Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 283

Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

- Cho phép điều chỉnh các trục hiển thị, có thể chọn hay không chọn trục nào đó trên vào hộp chọn để thấy kết quả trên biểu đồ.

Điều chỉnh gridlines biểu đồ

- Từ hộp thoại Chart Option, chọn thẻ Gridlines

- Bạn có thể lựa chọn để hiển thị trục X và Y lớn hay nhỏ bằng cách kích lên hộp chọn

Điều chỉnh chú thích biểu đồ

- Từ hộp thoại Chart Option, chọn thẻ Legend

- Có thể lựa chọn để hiển thị hay không hiển thị chú thích biểu đồ và sắp đặt vị trí các chú thích trong biểu đồ bằng cách kích vào nút radio.

Điều chỉnh nhãn cho dữ liệu

- Từ hộp thoại Chart Option, chọn the Data Labels

- Có thể chọn để hiển thị hay không hiển thị nhãn dữ liệu bằng cách kích vào nút radio

Hiển thị dữ liệu bảng

- Từ hộp thoại Chart Option, kích chọn tab Data Table

- Có thể lựa chọn để hiển thị hay không hiển thị dữ liệu bảng của biểu đồ bằng cách kích vào hộp chọn

- Chọn Next để tiếp tục. Hộp thoại Chart Location xuất hiện

Giáo trình Tin học đại cương

Bước 4: Chọn ví trí đặt đồ thị Xác định vị trí biểu đồ: Có hai lựa chọn sau:

- As new sheet: Biểu đồ được đặt ở một bảng tính mới - As object in: Biểu đồ được đặt ở bảng tính hiện hành Click vào Finish để kết thúc.

Khi một đồ thị được tạo ra, ta có thể:

- Chuyển đồ thị tới vị trí mới bằng phương thức Drag&Drop.

- Thay đổi kích thước đồ thị bằng cách click chuột vào vùng trống của đồ thị để xuất hiện 8 chấm đen ở 8 hướng, đặt chuột vào chấm đen, giữ trái chuột và di tới kích thước mong muốn rồi thả chuột.

- Thay đổi các thuộc tính của đồ thị (tiêu đề, chú giải…) bằng cách nháy chuột phải vào vùng trống của đồ thị và chọn Chart Options… Các thao tác tiếp theo tương tự ở Bước 3.

- Thay đổi các thuộc tính của thành phần đồ thị (font chữ, tỷ lệ các trục, màu sắc nền,…) bằng cách nháy chuột phải vào thành phần, chọn Format

Với đồ thị dạng XY

- Phải sắp xếp cột (hàng) đầu tiên tăng dần.

- Khi chọn dữ liệu vẽ đồ thị: chỉ chọn số liệu, không chọn dữ liệu làm nhãn và chú giải.

- Đồ thị dạng XY là một đường tương quan giữa hai đại lượng, nếu nhiều hơn một đường là sai.

- Đồ thị dạng XY không có chú giải, nếu khi vẽ xong mà có thì cần xóa đi. Tuy nhiên, vẫn cần có đầy đủ nhãn trên các trục.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - ĐH Sư phạm TP HCM (Trang 285 - 289)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(359 trang)