Khái niệm hàm, công thức

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - ĐH Sư phạm TP HCM (Trang 269 - 274)

Chương 6 Xử lý số liệu với bảng tính điện tử

6.2 Sử dụng và khai thác các hàm có sẵn trong phần mềm bảng tính

6.2.2 Khái niệm hàm, công thức

Trong quá trình xây dựng bảng tính, ngoài một số biểu thức đơn giản do người dùng tự tạo, để kết xuất nhanh chóng các dạng thông tin cung cấp cho người dùng, Microsoft Excel 2003 cung cấp một loạt các hàm giúp làm việc thuận tiện và hiệu quả hơn trong môi trường bảng tính.

Dạng tổng quát

Trong đó:

- Tên hàm là tên hàm mẫu được Microsoft Excel 2003 quy định. Hàm cũng như các công thức đều phải được bắt đầu bởi dấu “=”.

- <Danh sách các đối số> có thể là danh sách các giá trị, dãy các ô, tên vùng, tên công thức, tên hàm, … các đối số được phân cách nhau bởi dấu phẩy.

- <Danh sách các đối số> phải được đặt trong cặp dấu ngoặc đơn “(…)” kể cả các hàm mẫu không có đối số cũng phải có cặp dấu ngoặc đơn sau tên hàm, tên hàm và đối số không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.

- Khi sử dụng hàm, cần phải lưu ý tìm hiểu xem hàm đó phải được cung cấp bao nhiêu đối số, giá trị trả về là gì?

Ví dụ:

- TODAY(): cho kết quả là ngày hiện tại trong máy.

- AVERAGE(A1, B5, D8): cho kết quả là trung bình cộng của các số trong các ô A1, B5 và D5 (hàm nhiều đối số)

=<Tên hàm>([Danh sách các đối số])

Giáo trình Tin học đại cương

Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 265

Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Quy tắc sử dụng hàm:

- Hàm phải được bắt đầu bởi dấu = hoặc dấu của một phép tính.

- Tên hàm

 Viết thường hay viết hoa.

 Vừa viết thường vừa viết hoa.

- Các đối số

 Có thể có hoặc không – phải đặt trong hai dấu “(…)”

 Cách nhau bởi dấu phẩy.

 Có thể chưa nhiều nhất 30 đối số và không được vượt quá 255 ký tự.

- Trong hàm không được có dấu cách

- Trường hợp dùng một hàm để làm đối số cho một hàm khác (hàm lồng nhau), nhiều nhất là 7 mức (đối với Excel 2003) thì không cần viết dấu = trước tên hàm đó.

- Ví dụ:

 Các ô A1, B1 chứa các số đo các cạnh của tam giác vuông, khi đó công thức = SQRT(SUM(A1^1,B1^2)) gõ tại ô C1 cho số đo cạnh huyền của tam giác đó

6.2.2.2 Công thức

Công thức bắt đầu bởi dấu “=”

Gồm:

 Địa chỉ, hằng, miền…

 Toán tử

 Hàm

6.2.2.3 Nhập công thức và hàm

Tên hàm Ý nghĩa Ví dụ

Một số hàm toán học

ABS(N) Trả về giá trị tuyệt đối của N. ABS(2)=2 ABS(-1)=1 FACT(N) Trả về giai thừa của biểu thức số N.

Giáo trình Tin học đại cương

Tên hàm Ý nghĩa Ví dụ

INT(N) Trả về phần nguyên của biểu thức số N.

ROUND (<Biểu thức số>, n)

Hàm thực hiện làm tròn giá trị của <Biểu thức số> đến n số lẻ sau dấu phẩy nếu n > 0 và làm tròn về bên trái đến hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn… nếu n=-1, -2, -3…

ROUND(2.15, 1) = 2.2 ROUND(543454.56436, 2)=543454.56

SQRT(đối số) Trả về căn bậc hai của đối số. SQRT(16) = 4 SUM(danh sách các

trị)

Tính tổng các trị trong <danh sách các trị>

Một số hàm thống kê AVERAGE(đối số 1, đối số 2…)

Trả về giá trị trung bình cộng của các đối số Nếu A1: A5 chứa các số 10,7,9,27,2 thì:

AVERAGE(A1:A5)=11

MAX(đối số 1, đối số 2…)

Trả về giá trị lớn nhất trong tập hợp các giá trị.

Nếu A1: A5 chứa các số 10,7,9,27,2 thì:

MAX(A1:A5)=27 MAX(A1:A5, 30)=30 MIN(đối số 1, đối số

2…)

Trả lại giá trị nhỏ nhất trong tập hợp các giá trị.

Nếu A1: A5 chứa các số 10,7,9,27,2 thì:

MIN(A1:A5)=2 MIN(A1:A5, 0)=0 COUNT(đối số 1, đối

số 2…)

Đếm số ô chứa số và các số trong danh sách đối số.

Giáo trình Tin học đại cương

Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 267

Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Tên hàm Ý nghĩa Ví dụ

RANK(number, ref, order)

Trả lại số thức tự trong một danh sách số.

Một số hàm chuỗi TEXT(value, format_text)

Đổi các giá trị số thành text với định dạng cho trước.

LEFT(<biểu thức chuỗi>, n)

Trích n kí tự phía bên trái của <biểu thức chuỗi> (<biểu thức chuỗi> có thể là chuỗi kí tự cụ thể)

=LEFT(“ABCDEFGH”, 3) cho kết quả là “ABC”

RIGHT(<biểu thức chuỗi>, n)

Trích n kí tự phía bên phải của biểu thức chuỗi

=RIGHT(“ABCDEFGH”, 3) cho kết quả là “FGH”

Một số hàm ngày tháng DATE(year, month, day)

Chỉ ra ngày dạng số ứng với ngày tháng năm.

=DATE(04,09,27) trả về 27-09-04

DAY(date) Số ngày trong tháng của biến ngày tháng date.

=DAY(27-09-04) trả về 27

MONTH(date) Số tháng trong năm của biến ngày tháng date.

=MONTH(27-09-04) trả về 9

TIME(hour, minute, second)

Chỉ ra thời gian dạng số. =TIME(19,5,14) trả về 19:05:14 hoặc 7:05PM WEEKDAY(date) Chỉ ra số thứ tự của ngày trong tuần của

biến ngày tháng date (Thứ Hai là ngày thứ 1, Thứ Ba là ngày thứ 2, …, Chủ Nhật là ngày thứ 7)

= WEEKDAY(27-09-04) trả về 6

YEAR(date) Số năm của biến ngày tháng date =YEAR(27-09-04) trả về 2004

Giáo trình Tin học đại cương

Tên hàm Ý nghĩa Ví dụ

Một số hàm logic

EXACT(text1, text2) Nhận giá trị TRUE hay FALSE phụ thuộc vào hai chuỗi text1 và text2 có giống hệt nhau hay không?

=EXACT(“Excel”,

“Excel”) trả về TRUE

=EXACT(“EXCEL”,

“Excel”) trả về FALSE FIND(find_text, text,

atnum)

Vị trí của chuỗi con (find_text) trong chuỗi lớn text bắt đầu từ vị trí atnum. Hàm này phân biệt hoa, thường.

=FIND(“e”,

“Excel2003”) trả về 4

AND(logic1, logic2…)

Nhận giá trị TRUE nếu tất cả các biểu thức logic1, logic2,… đều là TRUE, nhận giá trị FALSE nếu có ít nhất một đối số là FALSE.

=AND(5>3, 6>4) trả về TRUE

=AND(5>3, 6<4) trả về FALSE

IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)

Trả lại giá trị ghi trong value_if_true nếu logical_test là TRUE và giá trị ghi trong value_if_false trong trường hợp ngược lại.

Hàm IF có thể lồng nhau đến 7 cấp.

NOT(logic) Hàm phủ định

OR(logic1, logic2,…) Nhận giá trị TRUE nếu một trong số các biểu thức logic1, logic2,… là TRUE, nhận giá trị FALSE nếu tất cả các biểu thức đó là FALSE.

=OR(5>3, 6<=4) trả về TRUE

=OR(5<3, 6<=4) trả về FALSE

TRUE() Nhận giá trị logic TRUE

Bảng 6.10Một số hàm thông dụng trong Microsoft Excel 2003

Cách sử dụng hộp thoại funciton

Trong trường hợp không nhớ chính xác tên hàm hoặc cú pháp của hàm có thể dùng cách sau:

1. Đặt trỏ text trên dòng nhập dữ liệu hoặc trong ô, nơi cần đặt hàm.

Giáo trình Tin học đại cương

Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 269

Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

2. Chọn thực đơn Insert/ Function xuất hiện hộp thoại:

3. Trong hộp Function Category chọn tên nhóm hàm Tên nhóm ý nghĩa:

 Most Recently Used: Các hàm hay dùng nhất

 All: Tất cả các hàm

 Financial: Các hàm tài chính

 Date & Time: Các hàm kiểu ngày tháng

 Math & Trig: Các hàm toán học

 Statistical: Các hàm thống kê

 Lookup & Reference: Các hàm tìm kiếm

 Text: Các hàm logic

 Information: Các hàm thông tin

4. Kích chuột trong hộp Function Name để chọn tên hàm cần thiết.

5. Sau khi kích vào OK, tên hàm xuất hiện tại vị trí cần dán hàm và xuất hiện hộp hội thoại hướng dẫn vào các đối số của hàm. Ví dụ như nếu chọn hàm SUM, sẽ xuất hiện hộp thoại sau:

6. Sau khi nhập vào các đối số, click nút OK.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - ĐH Sư phạm TP HCM (Trang 269 - 274)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(359 trang)