Tình hình áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN

3.2. Tình hình áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

Chính vì vậy, luận án đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để thấy được tình hình này.

3.2.1. Mục đích, đối tượng và mẫu khảo sát

Để có được các nhìn nhận tổng quan về thực trạng áp dụng LEAN và mức độ đạt được thành công tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, luận án đã tiến hành một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi đến đại diện các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát khẳng định lại về nhận thức và kết quả áp dụng LEAN trước khi nghiên cứu sâu tại các tình huống điển hình.

Khảo sát đã được gửi tới 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khu vực phía Bắc bằng các bảng câu hỏi khảo sát thông qua khảo sát trực tiếp và gửi email. Kết quả khảo sát thu về 305 phiếu trả lời khảo sát có đầy đủ các thông tin hợp lệ (Danh sách doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát được tổng hợp trong phụ lục 8). Kết quả tổng hợp cho thấy trong số 305 doanh nghiệp tham gia trả lời bảng khảo sát có 127 doanh nghiệp (chiếm 41,6%) đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí-lắp ráp-chế tạo, 64 doanh nghiệp (21,0%) đang hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông, 48 doanh nghiệp (chiếm 15,7%) đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may-da giày-bao bì. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đến từ các thành phần khác nhau (doanh nghiệp nhà nước (42 doanh nghiệp chiếm 13,7%), doanh nghiệp ngoài nhà nước (217 doanh nghiệp chiếm 71,1%) và doanh nghiệp FDI (64 doanh nghiệp chiếm 15,2%)) và quy mô lao động từ doanh nghiệp nhỏ (dưới 50 lao động) đến các doanh nghiệp lớn (trên 500 lao động).

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình áp dụng LEAN tại Việt Nam

Số lượng Tỷ lệ phần trăm

Ngành nghề

Cơ khí, chế tạo, lắp ráp 127 41,64%

Điện tử viễn thông 64 20,98%

Dệt may, bao bì, da giày 48 15,74%

Kho vận 4 1,31%

Khác 62 20,33%

Lĩnh vực

Nhà nước 42 13,7%

Ngoài nhà nước 217 71,1%

-36-

FDI 64 15,2%

Quy mô

Dưới 100 lao động 21 6,80%

100~200 lao động 101 33,10%

200~500 lao động 103 33,80%

Trên 500 lao động 80 26,30%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án) 3.2.2. Kết quả tình hình áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

Kết quả khảo sát cho thấy trong số 305 doanh nghiệp trả lời khảo sát có 239 doanh nghiệp (chiếm 78,7%) cho biết có áp dụng các chương trình quản lý, năng suất vào hoạt động sản xuất như ISO, 5S (trong đó có 195 doanh nghiệp trả lời có biết đến LEAN) và có 65 doanh nghiệp (chiếm 21,3%) chưa từng áp dụng chương trình năng suất hay cải tiến nào. Ngoài ra, có 110 doanh nghiệp (chiếm 36,1%) không biết đến các chương trình đào tạo của LEAN cung cấp cho các doanh nghiệp và chỉ có 178 doanh nghiêp đã từng tham gia ít nhất một khóa đào tạo về LEAN (chiếm 58,4%) trong tổng số doanh nghiêp tham gia khảo sát. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng chỉ có 54 doanh nghiệp (chiếm 30,3%) trong số 178 doanh nghiệp đã từng tham gia các khóa đào tạo LEAN có tiến hành triển khai và có đánh giá một số kỹ thuật của LEAN. Bảng 3.2 tổng hợp thời gian áp dụng LEAN của 54 doanh nghiệp đã áp dụng LEAN vào sản xuất.

Bảng 3.2: Thời gian áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp Việt Nam Thời gian triển khai áp dụng Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Dưới 1 năm 11 20,4%

1~3 năm 24 44,4%

3~5 năm 10 18,5%

Trên 5 năm 9 16,7%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án) Kết quả đánh giá nhận thức của doanh nghiệp cho thấy có 33 doanh nghiệp (chiếm 61,1%) khẳng định đã có những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp sau khi triển khai LEAN nhưng những kết quả đạt được là không ổn định và chưa rõ ràng. Nghĩa là có 61,1% số doanh nghiệp áp dụng LEAN đạt được những thay đổi tích cực nhưng chưa ổn định và chưa duy trì được liên tục. Trong khi đó có 4 doanh nghiệp (chiếm 7,4%) khẳng định đã đạt được những sự thay đổi thành công đầy đủ về cả các tiêu chí năng suất, chất lượng, chi phí và duy trì các kết quả và hoạt động của LEAN trong thời gian trên một năm. Cuối cùng, trong số 54 doanh nghiệp áp dụng LEAN thì có 17 doanh nghiệp (chiếm 31,5%) thừa nhận không đạt được những kết quả như mong muốn và các hoạt động lại quay trở về như ban đầu chỉ sau một năm áp dụng. Hình 3.1 minh họa lại tình hình áp dụng LEAN và kết quả của doanh nghiệp để thấy rõ hơn được hiện trạng áp dụng LEAN và mức độ thành công của doanh nghiệp.

-37-

Từ kết quả khảo sát sơ bộ tình hình áp dụng và kết quả áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam có thể thấy tỷ lệ thành công với LEAN là thấp (Có 4 doanh nghiệp trả lời rằng họ đã thành công khi áp dụng LEAN). Mặc dù đây là một đánh giá khảo sát sơ bộ theo quan điểm của người trả lời (DN) nhưng kết quả này đã phản ánh được rõ nét và xác nhận thêm các khẳng định trước đó về một tỷ lệ thấp doanh nghiệp áp dụng LEAN thành công. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát cũng thể hiện rằng mặc dù chỉ có khoảng 64% doanh nghiệp khảo sát biết đến LEAN nhưng trong số đó có 91,2% doanh nghiệp tham gia đào tạo và 30% doanh nghiệp đã quyết định áp dụng LEAN. Kết quả này cho thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy lợi ích từ việc áp dụng LEAN và có mong muốn áp dụng LEAN khi có đến 61,1% doanh nghiệp đã đạt được những kết quả thành công nhất định ban đầu. Vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải là chưa biết áp dụng như thế nào để đạt được thành công toàn diện hơn. Rõ ràng, những đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn và phản ánh được kết quả khảo sát và dẫn đến kết quả áp dụng LEAN trong doanh nghiệp là thấp. Do đó, trong phần tiếp theo tiến hành rà soát các đặc điểm của doanh nghiệp để lý giải kết quả áp dụng LEAN này.

Hình 3.1: Kết quả áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án) Kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thường gặp nhiều khó khăn hơn khi áp dụng LEAN bởi hạn chế các nguồn lực và hạn chế năng lực quản lý (thể hiện ở việc không có doanh nghiệp nhỏ nào trả lợi rằng đã thành công toàn diện với LEAN và duy trì được trên 1 năm). Ngoài ra, những doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn, hệ thống nhà cung cấp tốt hơn thường trả lời rằng áp dụng LEAN thuận tiện hơn. Cuối cùng, các vấn đề liên quan đến văn hóa cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả áp dụng LEAN từ khảo sát này. Kết quả kháo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều trả lời rằng văn hóa người lao động Việt Nam khó thích ứng với việc thay đổi để áp dụng LEAN. Trên cơ sở đó, phần tiếp theo, tác giả sẽ đi tìm hiểu và phân tích những đặc điểm doanh nghiệp được phát hiện từ kết quả điều tra khảo sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quá trình áp dụng LEAN.

305

195 178

54 33

4 0

50 100 150 200 250 300 350

DN tham gia khảo sát

Biết đến LEAN

Đào tạo LEAN

Áp dụng LEAN

Thành công bước đầu

Thành công và duy trì trên

1 năm

-38-

Một phần của tài liệu Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)