CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.3. Quy trình thu thập dữ liệu
Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu nhằm giúp có các thông tin trả lời cho các vấn đề nghiên cứu của một nghiên cứu khoa học. Giai đoạn này được coi là rất quan trọng để đảm bảo cho các khám phá mới của nghiên cứu là chính xác. Quá trình chuẩn bị và thu thập dữ liệu là rất cần thiết để đảm bảo rằng nhiều nguồn minh chứng được điều tra và phân tích (Stake, 1994; Yin, 2009).
Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập các dữ liệu định tính. Các kỹ thuật này bao gồm nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn, quan sát. Mỗi kỹ thuật thu thập dữ liệu này đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Do đó, một số nguyên tắc thu thập dữ liệu được gợi ý giúp quá trình thu thập dữ liệu hiệu quả và đảm bảo độ tin cậy hơn (Creswell, 2013; Glesne & Peshkin, 1992; Maxwell, 2012; Yin, 2009). Luận án cũng thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau để kiểm soát chéo các nguồn dữ liệu này. Việc kết hợp được giữa các phương pháp thu thập dữ liệu với nhau nhằm tăng độ tin cậy của dữ liệu và khả năng giải thích vấn đề (Flick, 2009).
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, luận án này sử dụng các kỹ thuật thu thập dữ liệu chính gồm nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn cá nhân và quan sát tham gia (Participant - Observation) bên cạnh các nguồn dữ liệu hỗ trợ là các dữ liệu thứ cấp thông qua các hồ sơ lưu trữ và báo cáo của doanh nghiệp. Quan sát tham gia trong một thời gian dài tại doanh nghiệp thông qua việc tham gia vào các dự án LEAN giúp khẳng định lại lý thuyết và khám phá các nhân tố từ tri thức và kinh nghiệm của những người đã tham gia vào các dự án
-64-
LEAN. Sau đó, phỏng vấn người tham gia các dự án LEAN để tái khẳng định và điều chỉnh các nhân tố nếu cần thiết (Gomm & cộng sự, 2000; Leenders & Erskine, 1978; Yin, 2009).
4.3.1. Tài liệu thứ cấp
Phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm quá trình rà soát các công trình nghiên cứu, sách báo liên quan đến việc áp dụng LEAN của doanh nghiệp. Các dữ liệu thu thập từ các báo cáo kết quả triển khai áp dụng các dự án LEAN, các thông tin trên website của các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu tình huống của luận án. Các dữ liệu được tổng hợp sau đó sử dụng kết hợp với các dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác.
Tài liệu nghiên cứu thu thập từ công ty TMV.
Kết quả của các báo cáo về tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng, cải tiến chi phí và các hoạt động triển khai LEAN của công ty Toyota Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016 gồm:
- Bộ tài liệu giới thiệu công ty và hệ thống sản xuất của Toyota.
- Báo cáo kết quả hoạt động Kaizen của xưởng Dập, Hàn, Sơn, Lắp ráp, Kiểm tra, cấp hàng nội bộ các năm.
- Báo cáo đề tài QCC các nhóm và kết quả đánh giá khen thưởng tại các xưởng Cấp hàng, Lắp ráp, Sơn, Dập.
- Nghiên cứu kết quả dự án đổi mới (Innovation) toàn diện xưởng cấp hàng nội bộ (Internal Logistic) năm 2012.
- Nghiên cứu hồ sơ triển khai hoạt động Jishuken năm 2011-2015 của công ty.
- Hồ sơ báo cáo kết quả áp dụng hệ thống Kanban cho kho cấp hàng phụ trợ.
- Hồ sơ, tài liệu đào tạo hệ thống TPS nội bộ cho toàn công ty.
- Báo cáo kết quả triển khai hoạt động STD-KZ (công việc tiêu chuẩn) 2015, 2016.
- Các hồ sơ tài liệu có liên quan của nhóm TPS trong việc thúc đẩy hoạt động TPS.
Tài liệu thứ cấp thu thập từ công ty VPIC1.
Các báo cáo về tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng, cải tiến chi phí và các hoạt động triển khai LEAN của công ty VPIC1 từ năm 2008 đến năm 2016 gồm:
- Báo cáo dự án tư vấn cải tiến công ty (xưởng hàn, dập, hub, kho hàng) năm 2008, 2009 của nhóm chuyên gia tư vấn cải tiến.
- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm cải tiến QCC hàng năm từ 2010 đến 2016.
- Báo cáo cải tiến hàng năm của công ty từ 2009 đến 2016.
- Báo cáo tổng kết 8 năm triển khai LEAN tại công ty (đến 2016) - Tài liệu vận hành Kanban kho hàng trung tâm.
Các tài liệu thứ cấp thu thập tại công ty LeGroup.
Các báo cáo tình hình sản xuất và hoạt kết quả triển khai dự án cải tiến của công ty từ năm
-65-
2009 được triển khai hỗ trợ bởi nhóm tư vấn và các chương trình triển khai LEAN của công ty từ năm 2010 đến 2016. Cụ thể, các tài liệu nghiên cứu gồm:
- Hồ sơ giới thiệu hệ thống sản xuất của công ty
- Các báo cáo kết quả triển khai dự án tư vấn LEAN của nhóm tư vấn năm 2009 - Báo cáo kết quả triển khai áp dụng LEAN từ năm 2009 đến 2016 của công ty - Tài liệu đào tạo, thực hành LEAN
Các tài liệu thứ cấp thu thập tại công ty Hà Yến.
Các báo cáo tình hình sản xuất và hoạt kết quả triển khai dự án cải tiến của công ty từ năm 2014 đến 2015 được triển khai hỗ trợ bởi nhóm tư vấn.
Các tài liệu thứ cấp thu thập tại công ty Fomeco.
Các báo cáo sản xuất và hoạt động triển khai cải tiến của công ty về dự án cải tiến được thực hiện tại công ty. Các tài liệu nghiên cứu gồm:
- Hồ sơ giới thiệu công ty Fomeco
- Các báo cáo triển khai và kết quả đánh giá hoạt động 5S-Kaizen từ năm 2010.
- Thống kê kết quả Kaizen, khen thưởng hàng năm.
Các tài liệu thứ cấp thu thập tại công ty Disoco.
Các kết quả Kaizen, báo cáo hội đồng khen thưởng sáng kiến cải tiến hàng năm của DN và các tài liệu liên quan như:
- Hồ sơ giới thiệu công ty Disoco, Trang web của công ty.
- báo cáo triển khai và kết quả đánh giá hoạt động 5S-Kaizen của công ty các năm.
- Báo cáo đề tài nhóm cải tiến QCC hàng năm.
4.3.2. Phỏng vấn cá nhân
Phỏng vấn là các thảo luận có mục đích giữa hai hoặc nhiều người (Quinlan, 2011). Việc dùng kỹ thuật phỏng vấn có thể giúp người nghiên cứu thu thập được những dữ liệu giá trị và tin cậy có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và nắm bắt được suy nghĩ của người tham gia phỏng vấn thì một bảng phỏng vấn thông qua các câu hỏi mở là kỹ thuật thu thập dữ liệu phù hợp nhất. Người được phỏng vấn trong trường hợp này sẽ có cơ hội phản ánh lại trong những trường hợp đặc biệt hay các trường hợp cần đến kinh nghiệm của họ (Creswell, 2013). Hơn nữa, phỏng vấn bán cấu trúc là một kỹ thuật thường được sử dụng và là một kỹ thuật đáng tin cậy (Flick, 2009). Theo đó, phỏng vấn bán cấu trúc giúp người tham gia phỏng vấn có đủ thời gian để bày tỏ quan điểm của mình đồng thời giúp nắm bắt được các thông tin thiếu hoặc bị bỏ sót trong các cuộc phỏng vấn khác.
Trong nghiên cứu, bảng hỏi thường được sử dụng nhiều nhất khi áp dụng chiến lươc khảo sát, tuy nhiên cả chiến lược nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu tình huống cũng có thể sử
-66-
dụng kỹ thuật này (Saunders, 2007). Bảng câu hỏi phỏng vấn cũng được sử dụng như một thuật ngữ phổ biến mà trong đó bao gồm cả các cuộc phỏng vấn được tiến hành thông qua các bảng câu hỏi mở (Bell, 2014). Bảng hỏi phỏng vấn được thiết kế sử dụng theo hướng tiếp cận của Watson & Frolick (1992) hướng dẫn cấu trúc của một bảng hỏi phỏng vấn dành cho các nhà quản lý cấp cao và quản lý cấp trung.
Maxwell (2012) cho rằng câu hỏi phỏng vấn được thực hiện để cung cấp các dữ liệu và góp phần vào việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi phỏng vấn cũng có thể được lập trước khi người phỏng vấn thực hiện các cuộc phỏng vấn. Các câu hỏi này có thể được bổ sung hoặc thay thế trong quá trình thực hiện phỏng vấn nếu cần thiết (Glesne & Peshkin, 1992;
Maxwell, 2012). Ngoài ra, người phỏng vấn có thể bắt đầu quá trình phỏng vấn mà không nên đề cập quá sâu vào các vấn đề ảnh hưởng đến kiến thức và mối quan hệ với người được phỏng vấn trước khi đi vào các câu hỏi cụ thể. Chiến thuật này được sử dụng để khám phá ra những phát hiện mới trong quá trình phỏng vấn và mô tả chi tiết về các sự kiện hoặc tình huống mà vẫn đảm bảo tính khách quan trong quá trình phỏng vấn.
Tác giả tiến hành phỏng vấn thông qua hai bước chính bên cạnh các thông tin tổng quan về doanh nghiệp và quá trình áp dụng LEAN. Bước đầu tiên là các câu hỏi mở được đưa ra cho người trả lời tự cảm nhận và đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện LEAN tại công ty. Làm thế nào để sản xuất LEAN có thể triển khai và hoạt động trong công ty, doanh nghiệp cần phải làm gì để thúc đẩy và duy trì các hoạt động triển khai LEAN. Bước tiếp theo là các câu hỏi cụ thể sẽ được đưa ra cho người trả lời nhằm mục đích thu thập được các thông tin cần thiết cho nghiên cứu đồng thời làm nổi bật lên các biểu hiện của từng giả thuyết nghiên cứu. Dựa vào các nhân tố và các giả thuyết nghiên cứu đã được xác định trong mô hình nghiên cứu thì các câu hỏi phỏng vấn sẽ được phát triển để thực hiện phỏng vấn (Al Sharif, 2011). Theo đó, tác giả đã tiến hành phỏng vấn mỗi doanh nghiệp sáu cá nhân bao gồm cả lãnh đạo cấp cao, quản lý cấp trung gian và nhân viên đã tham gia triển khai các dự án LEAN (phụ lục 2, phụ lục 3 và phụ lục 4).
Đối với mỗi doanh nghiệp, các cuộc phỏng vấn lần đầu tiên đều được thực hiện tại trụ sở của doanh nghiệp. (Các) lần phỏng vấn tiếp theo được tiến hành thông qua email, điện thoại (Đối với các cá nhân của VPIC1, Disoco) và gặp trực tiếp trao đổi các thông tin cần thiết bổ sung cho nghiên cứu (LeGroup và Fomeco). Riêng tại TMV và Hà Yến, tác giả tham gia trực tiếp vào các dự án LEAN nên các cuộc phỏng vấn, trao đổi nhiều lần đều được thực hiện tại doanh nghiệp.
-67-
Bảng 4.13: Tên và mã số các cá nhân tham gia phỏng vấn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 4.3.3. Quan sát tham gia
Nghiên cứu quan sát tham gia (Participant - Observation) là nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu ghi chép nhận xét tại thực địa về hành vi và hoạt động của các cá nhân. Trong các ghi chép tại thực địa này, nhà nghiên cứu ghi nhận các hoạt động tại thực địa dưới dạng có cơ cấu hay không có cơ cấu (nghĩa là có hay không sử dụng cùng những câu hỏi cho trước mà nhà nghiên cứu muốn biết). Nhà quan sát định tính cũng có thể thực hiện những vai trò khác nhau từ người không tham gia cho đến người tham gia hoàn toàn (Creswell, 2013). Saunder (2007) cũng nhấn mạnh quan sát tham gia khi “nhà nghiên cứu nỗ lực tham gia vào hoạt động của chủ thể và trở thành một thành viên trong nhóm, tổ chức đó”. Điều này giúp nhà nghiên cứu có được những kinh nghiệm của nhóm thông qua quan sát và cảm nhận vấn đề (Gill & Johnson, 2010). Quan sát tham gia giúp người nghiên cứu hiểu sâu sắc được các vấn đề (Saunders & cộng sự, 2007).
Quan sát tham gia trong một thời gian đủ dài vào các dự án sản xuất LEAN trong một doanh nghiệp thành công LEAN là cần thiết để hiểu được sâu sắc “vì sao” và “làm thế nào” mà các dự án sản xuất LEAN được triển khai một cách hiệu quả và thành công. Từ đó rút ra được các minh chứng ý nghĩa, giá trị phong phú và rõ ràng nhất để khám phá ra các nhân tố tác động đến việc áp dụng LEAN thành công. Nghiên cứu “người tham gia hoàn toàn” sẽ được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình thu thu thập dữ liệu trước khi thực hiện tiếp tục kỹ thuật phỏng vấn “người trong cuộc” nhằm khẳng định lại các khám phá được chỉ ra trong nghiên cứu quan sát tham gia. Các dữ liệu của quá trình tham gia được tác giả ghi chép lại chi tiết thông qua các bản “nhật ký công việc” gồm ba phần chính: (1) phần thứ nhất bao gồm tất cả các thông tin cập nhật các hoạt động thực tế hàng ngày của nhóm về các vấn đề của dự án, (2) phần thứ hai là phần
“ghi chép mô tả” nhằm mô tả lại, giải thích lại các hiện tượng, hoạt động đang diễn ra. Cuối cùng, (3) các bảng tổng hợp sẽ được sử dụng nhằm chuyển các ý nghĩa, biểu hiện trong các hoạt động của nhóm để đưa ra kết quả dữ liệu (Creswell & cộng sự, 2013). Mẫu ghi chép các dự án
TMV VPIC1 LeGroup Hà Yến Fomeco Disoco
Y.Onoda - (T1) M.Andy - (V1) L.Tuân - (L1) N.T.L.Anh - (H1) H.T.Dũng - (P1) N.N.Khương - (D1) N.V.Bảy - (V2) L.T.N.Lan - (L2)
N.H.Sơn - (T2) D.V.Tường - (V3) L.T.V.Anh - (L3) N.V.Hùng - (H2) N.T.Liên - (P2) NN.H.Việt - (D2) N.T.Chín - (T3) N.V.Lực - (V4) B.Q.Quyết - (H3) N.T.Hanh - (P3) V.X.Thoàn - (D3) N.T.Thành - (T4) N.V.Tuấn - (V5) P.V.Hoàng - (H4)
N.T.Hải - (T5) Đ.H.Ngoại - (V6) N.Q.Trung - (L4) N.V.Bình - (H5) N.H.Hải - (P4) Đ.T.Nguyên - (D4) D.X.Thanh - (T6) N.T.Sáu - (L5) L.H.Tú - (H6) V.V.Lâm - (P5) LV.Minh - (D5)
N.V.Việt - (L6) N.T.Thức -(P6) V.V.Sử - (D6) Lãnh đạo
Quản lý
Nhân Viên
-68-
LEAN bằng kỹ thuật quan sát tham gia được thể hiện như trong phụ lục số 1 của luận án. Tác giả tham gia các dự án LEAN tại hai doanh nghiệp sau đó quan sát và ghi chép lại các diễn biến, sự kiện xảy ra trong suốt dự án để đánh giá các nhân tố thành công của LEAN và những đặc điểm của doanh nghiệp có tác động đến quá trình áp dụng LEAN như thế nào. Bảng 4.14 tóm tắt lại các dự án mà tác giả đã tham gia.
Bảng 4.14: Các dự án quan sát tham gia của luận án
Tên dự án Thời gian Kết quả Vai trò
Tham gia tại TMV Tăng hiệu quả Layout bãi xe thành phẩm
4/2015 ~ 7/2015
- Giảm 35% mặt bằng
- Giảm 25% thời gian vận chuyển
Quan sát Nâng cao hiệu quả sản
xuất xưởng lắp ráp
5/2015 ~ 3/2016
- Nâng cao hiệu suất dây chuyền từ 79% lên 85%
Tham gia Giảm tồn kho xưởng
Logistic
7/2015 ~ 10/2015
- Giảm 77,3% hàng hóa vượt quá năng lực kho (overflow)
Tham gia chính Dòng chảy hóa hệ thống
rác thải công nghiệp
9/2015~
12/2016
- Đưa ra ý tưởng, chưa thực hiện Tham gia chính Tham gia tại Hà Yến
Cải tiến kho Inox tấm 4/2015 ~ 8/2015
Tăng năng lực kho 30% Tham gia chính Nâng cao hiệu quả sử
dụng đề xê inox
9/2015 ~ 11/2015
Tăng tỷ lệ tái sử dụng đề xê trên 50%
Tham gia chính