Những đặc điểm doanh nghiệp tại Việt Nam có ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN

Một phần của tài liệu Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN

3.3. Những đặc điểm doanh nghiệp tại Việt Nam có ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN

Trên cơ sở điều tra khảo sát về tình hình áp dụng và nhận thức của doanh nghiệp về việc áp dụng LEAN, nhiều doanh nghiệp cho biết gặp phải các khó khăn liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp dẫn đến kết quả không như mong đợi. Do đó, luận án sẽ tiến hành xác định các đặc điểm của doanh nghiệp để đánh giá tác động đến quá trình áp dụng LEAN. Ngoài ra, các đặc điểm này là cơ sở để đánh giá nguyên nhân về khả năng thành công của doanh nghiệp khi áp dụng LEAN. Phần này tác giả tập trung trình bày các đặc điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng LEAN được tổng hợp từ những đặc điểm chung của các doanh nghiệp ở Việt Nam và trên cơ sở phát hiện từ quá trình điểu tra khảo sát (thể hiện từ kết quả khảo sát tình hình áp dụng LEAN thành công hoặc không thành công của doanh nghiệp). Theo đó, sáu đặc điểm có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các công cụ, kỹ thuật của LEAN gồm: (1) Quy mô và hạ tầng doanh nghiệp, (2) Trình độ công nghệ, (3) Năng lực quản lý, (4) Chất lượng người lao động, (5) Văn hóa doanh nghiệp và (6) Khả năng liên kết chuỗi cung cấp.

3.3.1. Quy mô và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Theo thống kê của tổng cục thống kê, năm 2015 Việt Nam có khoảng 401.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có khoảng 3.100 doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước chiếm 0,7%, hơn 11.300 doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 2,8% và hơn 387.000 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 96,5% (Tổng cục Thống kê, 2015). Theo kết quả này thì doanh nghiệp ngoài nhà nước là lực lượng chính trong nền kinh tế, luôn chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Tiếp theo là khu vực doanh nghiệp FDI với chiếm khoảng 2,8% tổng số soanh nghiệp đang hoạt động. Cuối cùng là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ trọng ít nhất chiếm dưới 1%. Trong tương lai số doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước sẽ tiếp tục giảm do Chính phủ đang đẩy mạnh tái cơ cấu, trọng tâm là cổ phần hóa khu vực này (Tổng cục Thống kê, 2015). Dữ liệu cho thấy trong khi các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng thì các doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng có tỷ trọng lớn hơn do tính linh hoạt của doanh nghiệp.

Bảng 3.3: Tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp qua các năm

Số doanh nghiệp 2000 2008 2015

Doanh nghiệp nhà nước 14,71% 1,8% 0,7%

Doanh nghiệp ngoài nhà nước 81,38% 95,2% 96,5%

Doanh nghiệp FDI 3,91% 3,0% 2,8%

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) Phân theo quy mô thì số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ cao nhất với 97% tổng số doanh nghiệp (Đặng Thị Hương, 2016). Mặc dù số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây

-39-

phát triển rất nhanh nhưng phần lớn trong số đó hiện nay là các DNNVV. Tổng số doanh nghiệp đến 2013 của tất cả các khu vực kinh tế thì doanh nghiệp siêu nhỏ, DNNVV chiếm tới 97,7%.

Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì DNNVV cũng chiếm đa số với tỷ lệ lên đến 98,6%.

Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nếu xét về qui mô vốn cũng tương tự với bức tranh về lao động, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ và vừa chiếm đến 94.8%. Số doanh nghiệp có qui mô vốn vừa chỉ đạt 17,6% đối với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Bảng 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô lao động Tổng số DN đang hoạt động

Tỷ lệ

DN Lớn DNNVV Chia ra

Siêu nhỏ Nhỏ Vừa

Tổng số 100% 2,3% 97,7% 68,7% 27,1% 1,9%

Phân theo loại hình kinh tế

DN NN 100% 40,7% 59,3% 3,5% 39,8% 16,0%

DN Ngoài NN 100% 1,4% 98,6% 70,6% 26,4% 1,6%

DN FDI 100% 21,6% 78,4% 22,6% 47,1% 8,7%

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) Số liệu thống kê trong bảng 3.4 cho thấy tại Việt Nam nếu phân theo loại hình kinh tế thì các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn (Chiếm 40,7% trên tổng số các DN) trong khi đó doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (Chiếm 98,6% tổng số DN), các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,4%. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay bao gồm cả các doanh nghiệp lớn và DNNVV với cơ cấu 21,6% doanh nghiệp lớn và 78,4% DNNVV.

Cũng theo báo cáo tổng quan tình hình doanh nghiệp của Bộ kế hoạch và Đầu tư năm 2015 thì mặc dù tổng số lượng lao động trong các khu vực có tăng nhưng số lượng lao động bình quân trong một doanh nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Hình 3.2 minh họa rõ nét hơn quy mô lao động tại từng khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam đến năm 2012 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).

Hình 3.2: Số lao động bình quân một doanh nghiệp tại các khu vực kinh tế

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017)

516 510 496

22 21 20

297 283 303

0 100 200 300 400 500 600

2010 2011 2012

DN nhà nước DN ngoài nhà nước DN FDI

-40-

Có thể thấy, số lao động trung bình trong một doanh nghiệp khu vực nhà nước lớn nhất với gần 500 lao động trong khi đó số lao động trung bình trong doanh nghiệp FDI là 300 lao động. Các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có số lao động trung bình thấp nhất với 20 lao động. Tóm lại, xét theo tiêu chí về quy mô thì phần lớn doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm trên 96%) với quy mô nhỏ (lao động trung bình khoảng 20 lao động).

Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI có tỷ trọng thấp hơn nhưng quy mô doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và lớn.

Bảng 3.5: Tổng hợp các đặc điểm quy mô của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

DN FDI DN nhà nước DN ngoài nhà nước

Số lượng DN ~2,8% ~1% >96%

Quy mô Lớn Lớn Nhỏ và vừa

Vốn Nguồn lực lớn Nguồn lực lớn Nguồn lực hạn chế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.3.2. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp

Trình độ công nghệ là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thay đổi vị thế của ngành công nghiệp. Hiện nay, trên 97% các doanh nghiệp Việt Nam là DNNVV nên việc đầu tư vào các công nghệ mới, hiện đại gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trình độ công nghệ cũng như mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực Đông Nam Á. Vòng đời công nghệ vào khoảng 10 năm, nghĩa là sau khoảng một thập niên sẽ có một thế hệ công nghệ mới ra đời. Với tốc độ phát triển này của công nghệ, Việt Nam có thể sẽ lạc hậu đến 2-3 thế hệ công nghệ so với thế giới (theo Thái An, 2015). Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), năm 2015 phần lớn doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ rất tụt hậu so với mức trung bình trên thế giới. Mức độ thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến 52%, trong khi mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10% và mức độ thiết bị trung bình là 38%. Đáng lưu ý, ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến 70% (Thái An, 2015).

Bảng 3.6: Một số đặc điểm khái quát về trình độ công nghệ của các DNSX ở Việt Nam

DN FDI DN nhà nước DN ngoài nhà nước

Công nghệ Phần lớn hiện đại, đồng bộ

Nhiều DN lạc hậu, không đồng bộ

Nhiều DN lạc hậu, không đồng bộ

Nhà xưởng Mới, đồng bộ Phần lớn cũ, không đồng bộ

DN nhỏ chủ yếu có cơ sở hạ tầng rất hạn chế

Thiết bị Máy móc thiết bị thường hiện đại

Phần lớn có máy móc lạc hậu

DN vừa và lớn có cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn DNNVV

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

-41-

Có thể thấy, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ở mức thấp so với thế giới nhiều năm, lợi thế cạnh tranh chủ yếu đến từ sử dụng tài nguyên và lao động giá rẻ.

Đối với lĩnh vực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đang rất yếu, máy móc thiết bị lạc hậu, khả năng đổi mới sáng tạo thấp. Trong tương lai, để duy trì được cạnh tranh thì không có cách nào khác là các doanh nghiệp này phải thực hiện đổi mới, cải tiến liên tục nhằm giảm chi phí sản xuất và việc áp dụng LEAN là phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3.3.3. Năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp

Năng lực quản lý thấp trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và DNNVV đang là điểm yếu cố hữu dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất chưa đạt hiệu quả cao trong nhiều năm trở lại đây. Nghiên cứu của Đặng Thị Hương (2016) cho thấy rằng các DNNVV hiện nay chưa quan tâm nhiều đến công tác nâng cao năng lực quản lý từ quản lý cấp cao đến quản lý cấp trung. Theo đó, năng lực quản trị và điều hành của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của điều kiện sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh. Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ của doanh nghiệp lại không được chú trọng vì hoạt động này thường được coi là khá tốn kém chi phí và thời gian.

Ngoài các điểm yếu cố hữu về năng lực quản trị điều hành của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất khối nhà nước và các DNNVV thì khả năng làm việc nhóm yếu, không có sự chia sẻ, thiếu hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp là điểm có thể dễ dàng nhận thấy ở phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thường có trình độ quản lý và điều hành tốt, công tác đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên được chú trọng nhiều hơn so với các doanh nghiệp thuộc các nhóm còn lại.

Năng lực quản lý và phối hợp công việc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản lý thấp dẫn đến những rào cản khi doanh nghiệp đưa một chương trình nào đó vào áp dụng. Thứ nhất, hệ thống quản lý có năng lực không cao thường có mức độ sẵn sàng cho các chương trình quản lý mới thấp, họ thường ngại thay đổi. Thứ hai, khi một chương trình quản lý mới như LEAN được áp dụng vào doanh nghiệp sẽ thiếu tính khoa học hơn và thường mang lại hiệu quả thấp hơn tại một doanh nghiệp có năng lực quản lý điều hành thấp.

Bảng 3.7: Năng lực quản lý của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Doanh nghiệp FDI DN nhà nước DN ngoài nhà nước Tầm nhìn

chiến lược Dài hạn Ngắn hạn DNNVV thường đặt các mục tiêu ngắn hạn để duy trì hoạt động SX Năng lực

quản lý Trình độ quản lý,

kỹ năng cao Trình độ quản lý không cao

DNNVV: Trình độ thấp. DN lớn:

Trình độ cao Tư duy đổi

mới

Sẵn sàng đón nhận

tri thức mới Ngại đổi mới Sẵn sàng đón nhận tri thức mới (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

-42-

3.3.4. Ý thức, chất lượng người lao động của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực luôn là tài sản quan trọng nhất trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì người công nhân chính là lực lượng lớn nhất, quan trọng nhất giúp thực hiện hoạt động sản xuất. Theo Tổng cục thống kê năm 2016 thì Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 70,6 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động. Lao động nông thôn vẫn được xem là đông đảo, hiện chiếm gần 68,1% lực lượng lao động. Lao động tham gia vào các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 24,4% tổng số lao động trong đó 10,1% lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, 85%% lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 4,4% lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI. Tổng cục thống kê (2015) cho biết Việt Nam có khoảng 10 triệu lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (chiếm khoảng 19%) còn lại trên 80% lực lượng lao động là lao động phổ thông (Tổng cục thống kê, 2016). Hình 3.3 minh họa cơ cấu lực lượng lao động tại Việt Nam tham gia vào các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tính đến năm 2016.

Hình 3.3: Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam 2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016) Trong các nhóm doanh nghiệp, hiện nay người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có trình độ cao nhất trong khi đó các doanh nghiệp FDI chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc thấp. Ngoài ra, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm cao nhất, nhóm doanh nghiệp tư nhân có số lượng thợ bậc 1-3 cao nhất, riêng nhóm doanh nghiệp nhà nước có số người tốt nghiệp đại học cao nhất.

Nhìn chung, chất lượng người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng còn thấp. Số lượng người công nhân chưa qua đào tạo cao trong khi người đã qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề cũng chưa thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sau khi tuyển dụng. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình triển khai áp dụng LEAN trong doanh nghiệp.

81%

5.9%

3.1%

5.5%

3.6% 0.9%

Lao động phổ thông Đại học trở lên Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

Chứng chỉ nghề 3 tháng

-43-

Bảng 3.8: Chất lượng người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp nhà nước DN ngoài nhà nước Trình độ Ưu tiên người có bằng

nghề (không bắt buộc)

Thường là có bằng cấp, nhiều tuổi

Chủ yếu là lao động phổ thông

Ý thức Ý thức tự giác, tác phong công nghiệp

Ý thức kém, không có tác phong công nghiệp

DNNVV: Ý thức kém DN lớn: Ý thức tốt Kỹ năng Được đào tạo, kỹ năng

cao Kỹ năng không cao Kỹ năng không cao

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.3.5. Văn hóa của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có tác động và có mối liên hệ chặt chẽ đến hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Củng cố và phát triển văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được năng lực cạnh tranh (Đỗ Tiến Long, 2015). Văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng triển khai áp dụng thành công các công cụ quản lý hiện đại. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp trước khi thực hiện các chương trình sáng kiến cải tiến (Nguyễn Đạt Minh & Nguyễn Danh Nguyên, 2013).

Việc chỉ ra đặc điểm văn hóa của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp xác định được những nhân tố phù hợp có tác động đến việc triển khai áp dụng thành công LEAN.

Thực tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng văn hoá kinh doanh và đạt được những thành công mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện còn không ít doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò, động lực của yếu tố văn hoá trong hội nhập, do đó trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Dương Thị Liễu & Nguyễn Vân Hà, 2008). Một số điểm yếu chính của văn hóa kinh doanh Việt Nam trong tiến trình hội nhập được nhóm tác giả Dương Thị Liễu & Nguyễn Vân Hà (2008) chỉ ra gồm: (1) Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện, (2) Tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn, (3) Thiếu tính liên kết, cộng đồng, (4) Nặng về quan hệ, dựa dẫm, (5) Nhẹ chữ tín. Điều này tạo nên những rào cản trong quá trình hội nhập và thường gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Đây cũng là những đặc điểm mà những nghiên cứu khác đã chỉ ra.

Có thể thấy, xuất phát từ những đặc điểm khác biệt của văn hóa kinh doanh Việt Nam khiến cho khả năng làm việc nhóm và tính liên kết giữa các thành viên thấp. Tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm, thiếu tin cậy lẫn nhau và không có sự phân chia công việc rõ ràng dẫn đến hiệu quả công việc thấp. Đây là đặc điểm khác biệt với các doanh nghiệp nước ngoài và là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến năng suất lao động Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Đặc điểm của văn hóa có ảnh hưởng lớn đến quá trình triển khai LEAN và khả năng thành công.

Một phần của tài liệu Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)