CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.2. Lựa chọn tình huống nghiên cứu
Các doanh nghiệp được lựa chọn phải là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đại diện điển hình cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực của mình và có các đặc thù chính của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp này đã thực hiện áp dụng triển khai các công cụ và nguyên tắc của sản xuất LEAN vào quá trình sản xuất mà không triển khai các công cụ và kỹ thuật của các chương trình cải tiến khác. Việc tập trung nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sẽ giúp có được cái nhìn rõ ràng hơn bởi các doanh nghiệp sản xuất thường có cùng các thách thức trong sản xuất kinh doanh và các vấn đề bên trong và bên ngoài (Soin, 2004). Trong điều kiện lý tưởng thì số tình huống được lựa chọn sẽ tối ưu khi nào mức độ gia
-59-
tăng về mặt lý thuyết (giá trị biên) cho nghiên cứu là tối thiểu (Eisenhardt, 1989; Perry, 1998;
Yin, 2009). Trên thực tế, giá trị của nghiên cứu phụ thuộc vào từng tình huống và mức độ khám phá lý thuyết hơn là số lượng hay kích thước mẫu (Patton, 1990). Do đó, sáu doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đến từ các loại hình khác nhau (hai DN điển hình nhà nước, hai DN điển hình ngoài nhà nước, hai DN FDI) đã áp dụng LEAN sẽ được lựa chọn nghiên cứu nhằm đảm bảo các nguyên tắc trong nghiên cứu tình huống và đảm bảo bao phủ đầy đủ đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tên các doanh nghiệp tham gia tình huống nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.11.
Bảng 4.11: Hồ sơ các tình huống nghiên cứu STT Tên doanh nghiệp Viết tắt
Áp dụng LEAN
Nhóm DN Nhà
nước
Ngoài
NN FDI
1 Công ty Ô tô Toyota Việt Nam TMV 20 năm √
2 Công ty TNHH Công nghiệp chính
xác Việt Nam 1 VPIC1 9 năm √
3 Công ty CP thương mại LeGroup LeGroup 8 năm √
4 Công ty CP Hà Yến Hà Yến 5 năm √
5 Công ty CP Cơ khí Phổ Yên Fomeco 6 năm √
6 Công ty TNHH NNMTV Diesel Sông
Công Disoco 7 năm √
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia nghiên cứu tình huống là các doanh nghiệp sản xuất, đã triển khai áp dụng LEAN trên 3 năm và là các doanh nghiệp đặc thù trong lĩnh vực của mình. Bảng 4.12 tổng hợp, đối chiếu các đặc thù doanh nghiệp trong từng nhóm ngành với các tình huống lựa chọn của luận án để đảm bảo các tình huống đại diện cho nghiên cứu.
Bảng 4.12: Đánh giá đặc thù doanh nghiệp với các tình huống đã lựa chọn
Tiêu chí Nhóm doanh nghiệp
FDI Ngoài nhà nước Nhà nước
Cơ sở hạ tầng,
quy mô DN
Đặc
điểm Cơ sở hạ tầng tốt, quy mô vừa và lớn
DN nhỏ cơ sở hạ tầng lạc hậu. DN vừa và lớn cơ sở
hạ tầng hiện đại
Cơ sở hạ tầng cũ, Quy mô lớn
Lựa chọn
TMV VPIC1 LeGroup Hà Yến Fomeco Disoco
√ √ √ √ √ √
Trình độ công
nghệ
Đặc
điểm Trình độ công nghệ cao
DN nhỏ máy móc nhà xưởng lạc hậu. DN vừa và lớn công nghệ cao, hiện đại
Máy móc nhà xưởng lạc hậu, cũ kỹ
Lựa TMV VPIC1 LeGroup Hà Yến Fomeco Disoco
-60-
chọn √ √ √ √ √ √
Tầm nhìn, năng lực quản lý
Đặc
điểm Dài hạn, năng lực tốt
DN nhỏ có tầm nhìn ngắn hạn. DN lớn tầm nhìn dài
hạn, năng lực tốt
Tầm nhìn ngắn hạn.
Năng lực quản lý chưa tốt
Lựa chọn
TMV VPIC1 LeGroup Hà Yến Fomeco Disoco
√ √ √ √ √ √
Chất lượng lao động
Đặc
điểm Cao Thấp Thấp
Lựa chọn
TMV VPIC1 LeGroup Hà Yến Fomeco Disoco
√ √ √ √ √ √
Văn hóa
Đặc điểm
Hợp tác, làm việc
nhóm Không hợp tác, cá nhân
Lựa chọn
TMV VPIC1 LeGroup Hà Yến Fomeco Disoco
√ √ √ √ √ √
Chuỗi cung
cấp
Đặc điểm
Ổn định, liên kết nội
địa tốt Không ổn định, thiếu liên kết Lựa
chọn
TMV VPIC1 LeGroup Hà Yến Fomeco Disoco
√ - √ √ √ √
(Nguồn: Tác giả thu thập, tổng hợp) Nhìn vào kết quả đánh giá so sánh và đối chiếu với các đặc điểm doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể thấy rằng cả sáu doanh nghiệp được lựa chọn làm tình huống nghiên cứu đều đảm bảo được các đặc điểm theo từng nhóm doanh nghiệp.
4.2.2.2. Giới thiệu các tình huống nghiên cứu 1) Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm 1995, là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%).
Công ty có trụ sở tại Thĩ Xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc, lắp ráp năm mẫu ô tô du lịch với công suất trung bình trên 40.000 xe/năm. TMV áp dụng hệ thống sản xuất TPS ngay từ khi mới thành lập và nhận được sự hỗ trợ, đào tạo chuyên nghiệp từ các chuyên gia của tập đoàn Toyota toàn cầu. Đến nay, hệ thống TPS tại TMV đã đạt được những giá kết quả rất lớn giúp công ty tạo dựng lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Triết lý triển khai TPS tại TMV là lấy con người làm trọng tâm và là mục tiêu triển khai mọi hoạt động nhằm giúp cho người lao động thực hiện công việc của mình một cách thuận tiện và dễ dàng nhất. Hoạt động TPS của TMV dựa trên hai quan điểm cốt lõi là tôn trọng con người và cải tiến liên tục. Tất cả các đề xuất và kết quả của TPS đều được ghi nhận một cách tích cực
-61-
từ cấp quản lý trung gian cho đến lãnh đạo cấp cao của công ty. Người lao động trong công ty luôn được khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát huy tư duy sáng tạo và đổi mới nhằm đạt được giá trị gia tăng ngày càng cao cho công ty. Hiện nay TMV đã áp dụng đầy đủ các công cụ và kỹ thuật của LEAN vào hệ thống sản xuất. Với các kết quả triển khai TPS tại TMV từ năm 1996 đến nay có thể thấy công ty đã triển khai và duy trì thành công các hoạt động của TPS tương đối toàn diện tại tất cả các bộ phận, phân xưởng trong nhà máy. TMV được coi là điển hình thành công LEAN trong điều kiện Việt Nam.
Việc có được các đánh giá giữa sự thành công của TMV với các doanh nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam là một cơ hội tốt để thấy được những sự khác biệt và đặc điểm áp dụng, cấp độ đạt được thành công đối với các doanh nghiệp có trình độ quản lý khác nhau.
2) Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1
Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 (VPIC1) là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ tập đoàn Eurocharm tại Đài Loan. VPIC1 được thành lập ở Việt Nam ngày 15/12/2001 có trụ sở chính tại khu công nghiệp Khai Quang – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Các sản phẩm chính của công ty là các linh kiện, phụ tùng cơ khí – công nghiệp chính xác cung cấp cho các công ty, tập đoàn trong nước và xuất khẩu. Công ty VPIC1 bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống LEAN từ năm 2008 bắt đầu tại một số phân xưởng, đến nay hoạt động LEAN tại VPIC1 đã được triển khai toàn diện trên toàn nhà máy và được thúc đẩy, kiểm soát bởi một ban chuyên trách. Sau tám năm triển khai LEAN, công ty VPIC1 đã nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, thỏa mãn được những khách hàng khó tính và trở thành doanh nghiệp hàng đầu về cơ khí chính xác hiện nay.
Triết lý triển khai LEAN của VPIC1 là lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo và mục tiêu của các hoạt động cải tiến và đổi mới sản xuất. Lãnh đạo công ty và ban cải tiến xác định triển khai LEAN là một chiến lược lâu dài, các kỹ thuật của LEAN được áp dụng có chọn lọc tùy thuộc vào đặc điểm các phân xưởng và trình độ của người lao động. Khuyến khích tất cả các thành viên có ý thức tích cực vào các hoạt động triển khai LEAN thông qua các sáng kiến cải tiến cá nhân hoặc nhóm. Thay đổi dần dần tư duy và ý thức của người lao động thông qua quá trình đào tạo và xây dựng thói quen đến từng tổ viên. VPIC1 đã áp dụng nhiều công cụ và kỹ thuật của LEAN như 5S, quản lý trực quan, công việc tiêu chuẩn, TPM, 7 lãng phí, Kaizen, Kanban, SMED vào sản xuất, đạt được những kết quả to lớn và được duy trì qua nhiều năm.
3) Công ty CP sản xuất thương mại LeGroup
Công ty LeGroup thành lập từ những năm 1970 dưới mô hình hợp tác xã sản xuất, xây dựng nhà máy vào năm 2000 và mở rộng nhà máy năm 2004 với quy mô 2 ha tại khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội. Sản phẩm chính của LeGroup hiện nay là các loại phụ kiện xe máy (ống xả, khung xe, càng lái) và các sản phẩm công nghiệp cơ khí, tiêu dùng (lò xo, đai
-62-
ốc) cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp và cơ khí trong nước và một phần xuất khẩu. Khách hàng chủ yếu của công ty là các tập đoàn sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong và ngoài nước.
Năm 2009, công ty LeGroup bắt đầu tham gia vào các chương trình đào tạo và triển khai áp dụng LEAN tại một số khu vực, sau đó nhân rộng ra toàn nhà máy. Kết quả của LEAN đạt được những lợi thế to lớn cho công ty do đó ban lãnh đạo công ty quyết tâm theo đuổi áp dụng triệt để LEAN vào sản xuất. Đến nay, toàn bộ nhân viên của công ty đều được đào tạo, khuyến khích tham gia vào hoạt động LEAN, ngoài ra công ty cũng có bộ phận phụ trách LEAN. Mục tiêu triển khai LEAN tại LeGroup là đưa công nghệ và tư tưởng mới của LEAN vào quá trình sản xuất để làm giảm tối đa sức lực của người lao động. Sắp xếp lại toàn bộ dòng chảy sản xuất để giảm lãng phí và chi phí trong từng công đoạn của quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn hóa mọi hạng mục công việc. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên thông qua xây dựng văn hóa LEAN để kết nối mọi người và cùng nhau cống hiến vì mục tiêu chung của công ty. LeGroup đã thực hiện triển khai áp dụng một số công cụ, kỹ thuật của LEAN như 5S, Kaizen, Quản lý trực quan, TPM, Công việc tiêu chuẩn, SMED, Kanban vào hệ thống sản xuất.
4) Công ty CP Hà Yến
Công ty CP Hà Yến là doanh nghiệp ngoài nhà nước quy mô nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp thiết bị bếp công nghiệp và giặt là công nghiệp. Công ty thành lập từ năm 1993 với mô hình hợp tác xã, hiện nay công ty có nhà máy đặt tại cụm công NVV Từ Liêm – Hà Nội. Hà Yến bắt đầu hình thành nền tảng áp dụng các hệ thống quản lý 5S, ISO từ năm 2004 và đến năm 2012 triển khai dự án LEAN tại nhà máy. Triết lý triển khai LEAN của công ty Hà Yến là đưa tư tưởng quản lý mới vào quá trình sản xuất tạo dựng hệ thống sản xuất chuyên nghiệp, bền vững. Thay đổi tư duy và tác phong làm việc của đội ngũ quản lý và nhân viên thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công đi trước. Sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ, sáng tạo để thay đổi hệ thống quản lý theo hướng đổi mới, sáng tạo. Công ty CP Hà Yến đến nay đã chủ trương áp dụng 5S, Kaizen, Kanban, One piece flow và một số kỹ thuật giảm tồn kho.
5) Công ty CP cơ khí Phổ Yên
Công ty CP cơ khí Phổ Yên (Fomeco) là một thành viên của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam. Địa chỉ tại Thị trấn Bãi Bông – Phổ Yên – Thái Nguyên. Công ty Fomeco được thành lập tháng 10 năm 1974 từ nhà máy vòng bi qua quá trình phát triển sau khi cổ phần hóa đến năm 2003 được đổi tên thành Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên. Sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp hỗ trợ và hàng tiêu dùng như phụ tùng ô tô, xe máy, vòng bi các loại và sản phẩm khác. Các khách hàng chính của công ty như Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam, VPIC1.
Triết lý triển khai áp dụng LEAN tại công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, thỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng thông qua các kỹ thuật và công cụ quản lý hiện đại. Để
-63-
thỏa mãn được các đối tác chính của công ty là các công ty Nhật Bản thì Fomeco cũng cần triển khai các triết lý sản xuất của Nhật Bản để vừa nhận được sự đồng cảm và sự hỗ trợ của khách hàng giúp nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất. Fomeco đến nay áp dụng chủ yếu hai kỹ thuật chính của LEAN là 5S và Kaizen bên cạnh các công cụ và kỹ thuật khác như 7 lãng phí, công việc tiêu chuẩn, quản lý trực quan, TPM và đã tạo ra giá trị to lớn về năng suất, chất lượng và chi phí trong thời gian dài.
6) Công ty TNHH nhà nước MTV Diesel Sông Công
Công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công được thành lập năm 1980 tại Thành Phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Lĩnh vực sản xuất chính của Disoco là các linh kiện ô tô, xe máy, động cơ và các thiết bị phục vụ nông nghiệp. Năm 2012 công ty tiến hành cổ phần hóa DN với số lượng 1123 lao động và 980 công nhân kỹ thuật. Nhân thức được vai trò quan trọng của các hệ thống sáng kiến cải tiến trong sản xuất, được sự hỗ trợ của đối tác, từ trước năm 2007 công ty Disoco đã chủ động đưa vào áp dụng hệ thống sáng kiến cải tiến – Kaizen và thành lập hội đồng sáng kiến cải tiến công ty do Phó giám đốc làm chủ tịch hội đồng. Đến năm 2009 Disoco tiếp tục thúc đẩy và triển khai áp dụng rộng rãi các công cụ của LEAN như Kanban, 7 lãng phí, FIFO, Kaizen, 5S, Quản lý trực quan. Hoạt động Kaizen cải tiến tại Disoco đã mang lại một số kết quả tốt góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.