Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở, căn cứ lập phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Khu
3.1.2. Điều kiện cơ bảntại khu DTTN Na Hang
a. Vị trí địa lý- kinh tế
Khu DTTN Na Hang nằm ở phía Đông Nam huyện Na Hang cách Thành phố Tuyên Quang 110 km về phía Đông bắc, có tọa độ địa lý:
+ Từ 22014' - 22035' vĩ độ Bắc;
+ Từ 104017' - 105035' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp các xã: Sinh Long, Thượng Nông. Yên Hoa.
- Phía Nam giáp xã: Yên Lập (huyện Chiêm Hóa).
- Phía Tây giáp: Thị trấn Na Hang, xã Năng Khả (huyện Na Hang) và xã Thượng Lâm (huyện Lâm Bình).
- Phía Đông giáp các xã: Đà Vị (huyện Na Hang), Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn).
Khu DTTN Na Hang nằm trên địa bàn 04 xã và 1 thị trấn là: Xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang và có tổng diện tích đất lâm nghiệp 36.890,93 ha chiếm 88,35% diện tích tự nhiên của 05 xã, thị trấn.
Hiện tại khu BTTN Na Hang vẫn do Hạt Kiểm lâm RĐD Na Hang quản lý, Ban quản lý khu DTTN Na Hang vẫn chưa hoạt động.
b. Địa hình, đá mẹ và đất đai - Địa hình:
Khu DTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng mang đặc điểm địa hình của Vòng cung núi đá vôi Lô-Gâm ở Vùng Đông Bắc Việt Nam với những dãy núi trùng điệp liên tiếp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Địa hình có cấu trúc caster phức tạp và nhiều hang động. Độ cao trung bình 400 m, độ dốc trung bình 250-300. Nơi thấp nhất có độ cao tuyệt đối 120 m (khu vực ven sông Gâm), đỉnh cao nhất 1.074,2 m (đỉnh Khau Tép thuộc xã Khâu Tinh). Có thể chia ra làm 3 dạng địa hình chính:
+ Địa hình bậc 1 đạt độ cao dưới 300m, chiếm 30%.
+ Địa hình bậc 2 đạt độ cao từ 300m – 800m, chiếm 60%.
+ Địa hình bậc 3 đạt độ cao trên 900m, chiếm 10%.
- Đá mẹ và đất đai:
Đá mẹ chủ yếu có trong Khu DTTN Na Hang là: Đá Granit, Phiến thạch sét, đá vôi, đá Sa thạch và các đá biến chất khác. Khu bảo tồn và các xã các xã giáp ranh rừng đặc dụng có 5 loại đất chính sau:
+ Đất Feralit mùn, đỏ vàng trên núi cao và trung bình, tầng đất mỏng.
+ Đất Feralit mùn, vàng nhạt trên núi thấp.
+ Đất Feralit mùn, vàng đỏ trên địa hình vùng đồi và chân núi, tầng đất dầy.
+ Đất Feralit màu sẫm phát triển trên đá vôi.
+ Đất phù xa và dốc tụ tầng dày, nhóm này nằm ven sông, chủ yếu được nhân dân sử dụng vào trồng hoa màu và cây ăn quả.
c. Khí hậu- thuỷ văn - Khí hậu:
Địa bàn huyện Na Hang nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi cao.
Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc trưng sau:
+ Mùa Hè: Thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Mùa Đông: Khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,50C; nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất 40C;
nhiệt độ tuyệt đối cao nhất 390C.
+ Lượng mưa bình quân: 1.400 - 1.600 mm.
- Thuỷ văn:
Khu DTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu RĐD có 2 hệ thống sông lớn, gồm: Sông Năng và sông Gâm. Sông Gâm chảy qua địa bàn các xã Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Thanh Tương và tạo thành đường biên giới phía Tây của Khu bảo tồn. Sông Năng chảy qua xã Đà Vị đến địa phận xã Sơn Phú và hợp lưu với sông Gâm, cùng các phụ lưu trên địa bàn tạo thành Hồ thuỷ điện Tuyên Quang ngập ở cao trình 120m với diện tích ngập nước rộng 8.263,3 ha. Mạng lưới sông suối nhỏ khá dày, mật độ sông suối chung của địa bàn đạt 1,7 km/km2.
Hồ thủy điện Tuyên Quang ngập tích nước ở cos 120 mét đã chia Khu bảo tồn thành 2 khu rõ rệt bởi nhámh sông Năng ngập sâu và rộng.
Huyện Na Hang có độ che phủ của rừng khá cao (>70% ở năm 2018), hơn nữa khu vực Khu bảo tồn là nơi có lượng mưa khá nhiều trong huyện, nên nguồn nước của hệ thống sông suối trong vùng được duy trì khá phong phú. Nguồn nước mặt của huyện khá lớn, với diện tích mặt nước sông, suối chiếm 5,86% tổng diện tích tự nhiên của huyện, nên thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thuỷ.
d. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Khu DTTN Na Hang
Khu DTTN Na Hang nằm trên địa phận 4 xã: Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và thị trấn Na Hang, đây là khu vực đầu nguồn của sông Gâm và sông Năng. Rừng đặc dụng của KBT có diện tích 21.238,7 ha, chiếm 50,9% diện tích tự nhiên khu vực; do vậy, khu bảo tồn không những có vai trò quan trọng về sinh thái môi trường tự nhiên, còn có giá trị phòng hộ đầu nguồn, lưu giữ và điều tiết nguồn nước để bảo vệ đất đai, chống xói mòn rửa
trôi của đất, cung cấp nguồn nước ổn định cho hồ thuỷ điện Tuyên Quang và nguồn nước tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các xã, huyện, tỉnh ở vùng hạ lưu.
Đất đai, thổ nhưỡng Khu bảo tồn khá đa dạng về nhiều nhóm, loại và đất còn tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp..., cây đặc sản (Chè Shan, Quế, cam sành…) cho năng suất cao; Khu DTTN còn có khí hậu mát mẻ, nhất là các khu vực có độ cao 800m trở lên, khí hậu có đặc điểm ôn đới rất thích hợp cho nhiều loài cây á nhiệt đới sinh trưởng và phát triển cũng như sự nghỉ ngơi, an dưỡng của con người như ở thôn Phia Trang xã Sơn Phú, thôn Khau Tinh xã Khâu Tinh; ngoài ra, hệ thống sông ngòi của huyện Na Hang và hồ thuỷ điện Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy trên địa bàn và cũng là các tuyến du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho Khu DTTN Na Hang.
e. Thực trạng về môi trường
Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là từ khói, bụi và khí thải từ máy móc, thiết bị sản xuất của các ngành công nghiệp và vận tải; nhưng ở trong Khu DTTN Na Hang lượng chất thải này hầu như không đáng kể, chất lượng không khí tương đối trong lành. Việc canh tác nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu đã áp dụng các biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đảm bảo được độ phì của đất, phân bón hóa học được sử dụng nhưng còn ít, chủ yếu nguồn phân bón cho cây trồng nông nghiệp vẫn tận dụng được phân hữu cơ từ nguồn phần gia súc trong chăn nuôi. Khu vực lòng hồ thủy điện Na Hang là điểm đến du lịch của rất nhiều du khách, đây cũng là nguồn phát sinh chất thải rắn rất cần lưu tâm, có biện pháp xử lý kịp thời.
Môi trường nước mặt trong Khu DTTN Na Hang phụ thuộc vào chất lượng nước của 2 con sông là sông Gâm và sông Năng cùng các phụ lưu của nó chảy trong khu vực. Trong khu vực Khu DTTN Na Hang, việc sử dụng nước trong sinh hoạt nhỏ lẻ do mật độ dân cư chưa cao, ít cơ sở sản xuất công
nghiệp và khai khoáng do vậy lượng nước thải này nói chung ít ảnh hưởng đến môi trường.
3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội khu DTTN Na Hang a. Đặc điểm dân cư
- Trong Khu DTTN Na Hang hiện có 3.916 hộ (chiếm 36,84% số hộ toàn huyện), gồm 16.418 nhân khẩu (chiếm 38,5% nhân khẩu toàn huyện) thuộc 52 thôn bản của 4 xã. Dân cư sống tập trung ở Thị trấn Na Hang (49,3%). Thành phần dân tộc ở đây có 4 dân tộc chính là Tày 7.823 người (chiếm 47,6%); Kinh 3.692 người(chiếm 22,5%); Dao 3.325 người (chiếm 20,3%); H’mông 965 người (chiếm 5,8%); ngoài ra còn có các dân tộc khác 613 người (chiếm 3,8%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của các xã nằm trong KBT là 1,25%, cao hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân toàn huyện (toàn huyện là 1,09%); các dân tộc sống đoàn kết, gắn bó và cư trú theo từng thôn bản, luôn giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc.
Bảng 3.1: Dân số, dân tộc các xã trong khu bảo tồn
STT Xã Số
thôn
Dân số
Tỷ lệ tăng dân số
(%) Hộ Khẩu
Dân tộc (người)
Kinh Tày Dao H'Mông Dân tộc khác
Tổng số toàn khu 52 3.916 16.418 3.692 7.823 3.325 965 613 1,25
1 Thanh
Tương 13 690 2.974 509 1.776 660 29 1,20
2 Sơn Phú 8 566 2.794 131 500 2.015 133 15 1,20
3 Khâu Tinh 4 288 1.367 4 581 160 620 2 1,40
4 Côn Lôn 7 443 2.048 9 1.704 162 173 1,17
5 TT Na Hang 20 1.929 7.235 3.039 3.262 328 39 567 1,28 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Na Hang cung cấp)
- Trong vùng lõi của Khu DTTN Na Hang thuộc địa bàn 03 xã có 05 thôn bản: Xã Khâu Tinh có thôn Tát Kẻ và bản Nà Tạng thuộc thôn Khau Tinh (do dân số thấp nên mới ghép), xã Sơn Phú có thôn Nà Cọn, và thôn Phia Trang, xã Thanh Tương có thôn Bản Bung; hiện còn 273 hộ với 1.341 nhân khẩu sinh sống. Dân cư sinh sống trong vùng lõi chủ yếu là dân tộc Dao, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, đời sống khó khăn về mọi mặt, tỷ lệ hộ nghèo trên 83% (227 hộ). Vấn đề này đang ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong khu bảo tồn. Phân bố và mức sống dân cư các thôn (bản) sống trong vùng lõi Khu DTTN Na Hang như sau:
Bảng 3.2: Phân bố dân cƣ trong vùng lõi Khu DTTN theo đơn vị xã
TT Xã /thôn, bản
Số thôn,
bản
Số hộ
Mức sống
Số khẩu
Dân tộc (người)
Nghèo
Trung
bình Dao Tày Kinh
1 Xã Khâu Tinh 2 65 42 23 302 224 78
1.Bản Nà Tạng 36 22 14 179 179
2.Thôn Tát Kẻ 29 20 9 123 45 78
2 Xã Sơn Phú 2 166 149 17 848 813 35
1. Thôn Phia Trang 99 95 4 488 473 15
2.Thôn Nà Cọn 67 54 13 360 340 20
3 Xã Thanh Tương 1 42 36 6 191 73 108 10
1.Thôn Bản Bung 42 36 6 191 73 108 10
Tổng cộng 5 273 227 46 1.341 1.110 221 10 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Na Hang cung cấp) b. Lao động, việc làm
Tổng số lao động trong Khu bảo tồn có 10.317 lao động, trong đó, lao động sản xuất nông lâm nghiệp có 6.919 người, chiếm 67,1% tổng số lao động trong vùng (tỷ lệ lao động sản xuất nông lâm nghiệp 4 xã khá cao 96,2%) và lao động phi nông nghiệp 3.398 người. Trong vùng hiện có 2.535
hộ sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, 10 hộ sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản và 1.371 hộ làm các ngành nghề khác như các nghề dịch vụ, thương mại...(chủ yếu tập trung ở thị trấn Na Hang, có tới 1.314 hộ).
Lực lượng lao động sản xuất nông lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp hầu hết trình độ kỹ thuật thấp, chưa qua đào tạo nên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất còn chậm; năng suất vật nuôi, cây trồng thấp, sản phẩm hàng hoá ít, chất lượng sản phẩm chưa caonên thu nhập và đời sống người dân trong khu bảo tồn còn thấp.
c. Tình hình phát triển kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp:
Nằm trong Khu DTTN Na Hang có 1.597,7 ha đất SXNN, chiếm 3,83% diện tích tự nhiên toàn khu, gồm:
- Đất trồng lúa 684,6 ha;
- Đất trồng ngô 497,8 ha;
- Đất trồng cây hàng năm 396.6 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 18,7 ha.
Diện tích đất SXNN bình quân 973 m2/người, trong đó: Đất trồng lúa bình quân 417 m2/người, đất trồng ngô bình quân 303 m2/người; đem lại mức bình quân lương thực quy thóc đạt 432 kg/người/năm (tính riêng 4 xã trong KBT bình quân lương thực đạt 467 kg/người/năm).
Ngoài trồng trọt các hộ gia đình trong vùng còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá... cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ và một phần bán ra thị trường.
* Sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là quản lý bảo vệ tài nguyên rừng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng của chương trình 327, Dự án 661 và trồng rừng sản xuất bằng
vốn tự có và vốn hỗ trợ của Nhà nước. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang vừa là đơn vị thực hiện chức năng quản lý bảo vệ rừng, đồng thời kiêm là Ban quản lý Dự án rừng đặc dụng, đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp tại địa phương và các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện như:
BQL rừng phòng hộ Na Hang, BQL Dự án cơ sở huyện Na Hang..., đồng thời được sự tham gia tích cực của nhân dân các dân tộc trong vùng đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Kết quả sản xuất lâm nghiệp đã thực hiện từ nguồn vốn Chương trình 327 và Dự án 661 được 9.140,26 triệu đồng. Mặc dù, thu nhập từ kinh tế rừng tuy chưa nhiều, song cũng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương(Báo cáo của Hạt Kiểm lâm RĐD Na Hang 2018).
Với sự nỗ lực trên, rừng của Khu bảo tồn đã góp phần đưa độ che phủ của rừng của toàn huyện đạt 80,5% ở năm 2018, chất lượng rừng được nâng cao; các loài động thực vật quý hiếm được bảo tồn, phát triển. Nhiều khu rừng tự nhiên được bảo vệ nguyên vẹn gần như nguyên sinh, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm và phòng hộ đầu nguồn.
*Chăn nuôi, thuỷ sản
Chăn nuôi: Do có thuận lợi về diện tích rừng rộng lớn, thành phần loại thức ăn phong phú thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò...; Tuy nhiên, chăn nuôi ở các xã trong vùng phát triển chậm mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ; phương thức chăn nuôi theo tập quán thả rông vào rừng, không kiểm soát quản lý. Gia cầm chủ yếu là gà, vịt được nuôi ở quanh nhà. Bình quân mỗi gia đình nuôi từ 1-2 con lợn, 2-3 con trâu, bò.
Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào, chăn nuôi không những cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất
cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng. Nhưng phương thức nuôi thả tự do gia súc vào rừng đang gây ra những mối nguy hại cho đa dạng sinh học của khu bảo tồn.
Thuỷ sản: Hệ thống sông, suối nhiều, song nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển, sản phẩm chủ yếu đánh bắt vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân.
Hiện nay việc đánh bắt cá, giết hại và thu thập các nguồn tài nguyên ở các thủy vực là mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học của Khu DTTN Na Hang.
* Sản xuất công nghiệp và dịch vụ
Do đặc thù là các xã miền núi nên sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm vị trí rất nhỏ, hầu như không đáng kể trong nguồn thu của các xã nằm trong khu vực. Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực thủ công nghiệp đang từng bước hình thành; một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế bắt đầu hình thành mạng lưới dịch vụ buôn bán; sản phẩm chủ yếu là các nhu yếu phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép...), vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ nông nghiệp...).
d. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới giao thông: Tuyến đường Quốc lộ 279, tỉnh lộ 176, tuyến đường thủy lòng hồ thủy điện Tuyên Quang là các tuyến đường có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện cũng như của các xã trong khu bảo tồn. Hiện nay 100% số xã trong vùng đã có đường ô tô đến trụ sở xã với chiều dài 64 km, trong đó đã rải nhựa 32 km. Đường liên thôn bản của các xã trong vùng có 92 km, trong đó đã rải nhựa, bê tông 30 km. Tuy nhiên, chất lượng đường kém nên ảnh hưởng đến việc đi lại và giao lưu sản phẩm hàng hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng.
- Thuỷ lợi và nước sinh hoạt nông thôn: Hiện tại các xã, thị trấn trong
KBT có tổng số 83 công trình thuỷ lợi, đảm bảo diện tích tưới chắc 203 ha, trong đó đã kiên cố 38 công trình. Tổng số kênh mương 70 km, trong đó đã kiên cố 37 km. Do có nhiều công trình tạm, một số công trình thuỷ lợi nay đã xuống cấp không đảm bảo năng lực tưới nên ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ, phát triển sản xuất trong vùng. Hiện tại trong khu bảo tồn đã xây dựng 13 công trình ở khu dân cư tập trung, đảm bảo cung cấp nước sạch cho 2.909 hộ (đạt 74,2% số hộ toàn vùng).
- Mạng lưới điện - Bưu chính viễn thông:Toàn bộ các xã trong vùng đều đã có điện lưới quốc gia; do có nhiều thôn, bản ở quá xa trung tâm xã nên hiện mới có 41/52 thôn với 3.106 hộ dân được dùng điện lưới. Tuy nhiên, đường dây tải điện còn yếu, và thường xảy ra mất điện. Mạng điện thoại di động được phủ sóng đến tất cả các xã.