Quy hoạch các trương trình hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 92 - 112)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

3.2.6. Quy hoạch các trương trình hoạt động

a.Đối tượng: Là rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, đặc biệt là các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm của khu rừng đặc dụng.

b.Khối lượng:Khối lượng giao khoán rừng cần bảo tồn và quản lý, bảo vệ trong quy hoạch của Khu DTTN Na Hang được xác định trong biểu dưới đây:

Bảng 3.21: Khối lƣợng và kế hoạch bảo tồn, quản lý bảo vệ rừng

TT HẠNG MỤC Đơn

vị

Khối lƣợng

Khu DTTN

Vùng đệm 1 Kế hoạch thực hiện khoán bảo

vệ rừng:

1.1 Giai đoạn 2019-2020 Ha 20.768,7 20.768,7

a Rừng tự nhiên ,, 20.178,8 20.178,8

b Rừng trồng ,, 589,9 589,9

1.2 Giai đoạn 2021-2025 Ha 21.238,7 21.238,7

a Rừng tự nhiên ,, 20.648,8 20.648,8

b Rừng trồng ,, 589,9 589,9

2 Bảo tồn loài đặc hữu, quý hiếm

Loài 87 87

2.1 Giai đoạn 2019-2020 ,, 87 87

2.2 Giai đoạn 2021-2025 ,, 87 87

c.Biện pháp thực hiện:

- Thực hiện giao khoán toàn bộ diện tích rừng cần bảo vệ cho các hộ gia đình và chính quyền địa phương (cộng đồng thôn, bản) trong khu bảo tồn thực hiện bảo vệ để có nguồn thu cho người dân;

- Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ, xử lý nghiêm hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

3.2.6.2. Quy hoạch vị trí và đóng mốc và biển chỉ dẫn ranh giới các phân khu chức năng và ranh giới vùng đệm trong:

Để bảo vệ khu bảo tồn hiệu quả, cần tiến hành xác định vị trí trên thực địa và tổ chức đóng mốc và biển chỉ dẫn ranh giới các phân khu chức năng, ranh giới vùng đệm trong ngay trong giai đoạn 2019-2020. Cụ thể:

- Chiều dài ranh giới các phân khu chức năng và vùng đệm trong: 122,9 km;

- Số lượng mốc và biển chỉ dẫn khoảng 268 cái (khoảng cách trung bình giữa các mốc 500 m). Trong đó:

+ Xã Thanh Tương: 57 cái ( Mốc 51 cái, Biển 6 cái) + Xã Sơn Phú: 106 cái ( Mốc 99 cái, Biển 7 cái) + Xã Khau Tinh: 81 cái ( Mốc 73 cái, Biển 8 cái) + Xã Côn Lôn: 24 cái ( Mốc 22 cái, Biển 2 cái).

3.2.6.3. Quy hoạch hệ thống các trạm Kiểm lâm, chốt bảo vệ rừng và tuyến tuần tra rừng

a. Quy hoạch xây dựng hệ thống các Trạm Kiểm lâm:

- Giữ nguyên số lượng và vị trí của 6 trạm Kiểm lâm hiện đã bố trí.

- Thực hiện nâng cấp 3 Trạm: Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh do đã hư hỏng xuống cấp và quy cách chưa phù hợp.

- Làm mới 3 trạm còn lại: Trạm Phia Phoong (trạm nổi), trạm Bắc Vãng (trạm nổi) và trạm Phòng Mạ xây mới đúng quy cách.

b. Quy hoạch xây dựng hệ thống các Chốt bảo vệ rừng:

- Không sử dụng chốt Bản Bung 2; còn lại 8 chốt giữ nguyên vị trí hiện đã bố trí; bố trí bổ xung chốt Nà Cưa xã Côn Lôn và chốt Phia Trang xã Sơn Phú (Tổng bố trí: 10 chốt).

- Xây dựng mới cho toàn bộ 10 chốt tuần rừng theo đúng quy cách, quy mô quy định.

c. Quy hoạch nâng cấp xây dựng hệ thống Tuyến tuần rừng:

- Giữ nguyên vị trí các tuyến tuần rừng đã bố trí khá hoàn chỉnh đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ rừng hiện nay, nhưng hiện tại là những tuyến tự tạo xuyên rừng và lợi dụng đường mòn, nên rất khó khăn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng.

- Để đảm bảo cho việc tuần tra kết hợp với phục vụ du lịch sinh thái, thực hiện cải tạo nâng cấp là đường bê tông rộng 1,5 mét, số lượng 46,2 Km.

- Để phục vụ việc tuần tra rừng được rễ ràng và kết hợp với phục vụ nghiên cứu, bố trí cải tạo, nâng cấp theo cấp độ đường đất rộng 1,5 mét, số lượng 177 Km.

3.2.6.4. Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin phục vụ theo dõi diễn biến tài nguyển rừng

Nhằm theo dõi và quản lý tài nguyên rừng của Khu DTTN chặt chẽ và cụ thể, giúp việc hoạch định các nội dung hoạt động như: Phục hồi hệ sinh thái, nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, đánh giá các quá trình diễn thế của tài nguyên rừng và những biến động của thành phần động vật rừng. Trong thời gian tới cần cải tạo nâng cấp hệ thống thông tin hiện có về trang thiết bị, thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và mở các lớp tập huấn đào tạo cán bộ thực hiện quản lý bằng công nghệ GIS.

3.2.6.5. Quy hoạch hệ thống theo dõi giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học Thực hiện nghiên cứu sinh thái rừng và sự ảnh hưởng của các hoạt động xã hội đến hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học là cần thiết. Qua đó, tìm ra các giải pháp nhằm bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tránh những tác động tiêu cực bên ngoài làm ảnh hưởng đến tài nguyên đa dạng sinh học của Khu DTTN Na Hang, cần tổ chức thực hiện:

a. Xây dựng hệ thống ô định vị, điểm quan sát động vật, lắp đặt bẫy ảnh... trên địa bàn Khu DTTN để thu thập số liệu định kỳ.

b. Xây dựng Vườn sưu tập thực vật và Vườn thực vật tự nhiên:

- Mục tiêu:

+ Nhằm quy tụ, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen thực vật hiện có của Khu bảo tồn và giới thiệu các loài từ nơi khác, bảo tồn các nguồn gen thực vật quý hiếm.

+ Xây dựng thành khu rừng mẫu thực vật của Khu DTTN Na Hang, phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch sinh thái, góp phần trong việc tuyên truyền giáo dục về bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng dân cư và du khách.

- Khối lượng:

+ Xây dựng Vườn sưu tập thực vật thuộc phân khu DV-HC tại Lô 7 K 647 (xã Thanh Tương) : Diện tích 1,2 ha.

+ Xây dựng Vườn thực vật tự nhiên thuộc phân khu DV-HC tại Lô 29 K 348 (xã Khâu Tinh): Diện tích 7,1 ha.

c. Xây dựng trạm cứu hộ và theo dõi tập tính các loài động vật hoang dã:

- Mục tiêu: Bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã, quý hiếm hiện có trong Khu DTTN Na Hang, nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

- Nhiệm vụ: Thực hiện tiếp nhận, cứu hộ động vật hoang dã, sau các hoạt động chữa trị và chăm sóc ban đầu, các loài động vật hoang dã sẽ được nuôi dưỡng để đảm bảo khả năng thích nghi trước khi thả về môi trường tự nhiên.

- Khối lượng: Xây dựng 02 trạm tại 02 khu vực:

+ Trạm 1: Tại Lô 7 K 643 (xã Thanh Tương);

+ Trạm 2: Tại Lô 10 K 348 (xã Khâu Tinh).

3.2.6.6. Tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng khu DTTN Na Hang:

a. Mục đích:

Nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có; sự biến động diện tích các loại rừng, các loại đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp trong các xã có khu rừng đặc dụng hàng năm, nhằm giúp hoạch định chính sách,

giải pháp phục vụ công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng trong khu DTTN Na Hang.

b. Nội dung:

- Theo dõi, cập nhật các thay đổi về rừng và đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân như: Trồng rừng, Khai thác rừng, Cháy rừng, Sâu bệnh hại rừng, Phá rừng làm nương rẫy, Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh rừng tự nhiên và thay đổi do các nguyên nhân khác...

- Theo dõi, cập nhật các thay đổi về rừng và đất lâm nghiệp theo loại chủ quản lý như: Các doanh nghiệp, BQL rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ, Tổ chức liên doanh, Hộ gia đình cá nhân, Tập thể, Lực lượng vũ trang, UBND cấp xã và các loại chủ quản lý khác.

- Theo dõi, cập nhật các thay đổi diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trong khu vực.

c. Lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng:

-Thực hiện theo dõi, cập nhật thay đổi rừng và đất lâm nghiệp hàng năm khu DTTN theo phầm mềm ứng dụng của Cục Kiểm lâm ban hành;

- Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng hàng năm của khu DTTN theo công nghệ xử lý bản đồ do Cục Kiểm lâm ban hành;

- Lập báo cáo theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm khu DTTN theo hướng dẫn của Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

- Lưu trữ kết quả báo cáo theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm và bản đồ hiện trạng rừng hàng năm khu DTTN vào đĩa CD.

3.2.6.7. Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng:

Để chủ động trong công tác PCCCR nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng trồng và các hệ sinh thái khác, cần thực hiện các công việc sau:

- Thường xuyên tuyên truyền, tập huấn, ký cam kết bảo vệ rừng và

PCCCR giữa BQL KBT với chính quyền các cấp, các chủ rừng và cộng đồng dân cư để chủ động trong công tác PCCCR;

- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền và PCCCR: Chòi phát hiện sớm lửa rừng kết hợp quan sát cảnh quan rừng phục vụ du lịch bằng công nghệ hiện đại; Đường ranh cản lửa; Panô bảng nội quy bảo vệ rừng và các biển báo cấp cháy rừng và Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ PCCCR.

- Thường xuyên tuần tra phát hiện sớm các vụ cháy rừng và kịp thời huy động lực lượng dập tắt lửa rừng. Xử lý nghiêm các trường hợp gây cháy rừng.

Dự kiến các hạng mục đầu tư cho chương trình này như sau:

Bảng 3.22: Khối lƣợng đầu tƣ nâng cao năng lực PCCCR

TT Hạng mục Đơn

vị

Khối lƣợng

Giai đoạn

Ghi chú 2019-

2020

2021 - 2025

1 Chòi quan sát phát hiện sớm lửa rừng Chòi 10 10 2 chòi/xã

2 Đường ranh cản lửa km 21 21

3 Pa nô, bảng nội quy bảo vệ rừng Bảng 10 10 2 bảng/xã

4 Biển báo cấp cháy rừng Biển 20 20 4 biển/xã

5 Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ PCCCR bộ 60 60 10 bộ/trạm 6 Hội nghị tuyên truyền, tập huấn

PCCCR

lần 5

5 1 HN/xã

3.2.6.8. Tuyên truyền Pháp luật, ký cam kết bảo vệ rừng với địa phương:

a. Mục đích: Nâng cao nhận thức Pháp luật của người dân về công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, PCCCR; từ đó, người dân tự giác, tích cực tham gia thực hiện bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

b. Nội dung:

- BQL khu DTTN phối hợp với chính quyền địa phương các cấp,

thường xuyên tổ chức tuyên truyền Pháp luật về bảo vệ phát triển rừng, PCCCR, bảo tồn các loài động thực vật, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá và bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân trong khu bảo tồn.

Dự kiến 1 Hội nghị/xã/năm.

- Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng hàng năm bao gồm: Hộ gia đình ký với Trưởng thô (bản);

Trưởng thôn (bản) ký với Chủ tịch UBND xã, thị trấn; Chủ tịch UBND xã, thị trấn ký với Chủ tịch UBND huyện.

- In ấn, phát tờ rơi tới từng hộ gia đình, xây dựng biển, Pa nô quảng cáo tại những nơi đông dân cư với nội dung tuyên truyền Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR. Dự kiến xây dựng Pa nô quảng cáo 10 cái (2 Pa nô/xã), Biển báo cấp cháy rừng 20 cái (4 biển/xã).

- Tham mưu với chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ huy BVR- PCCCR các thôn (bản), tổ xung kích chữa cháy rừng và trang bị dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy rừng cho các tổ chưa cháy rừng thôn (bản).

- BQL khu DTTN Na Hang tham mưu chính quyền địa phương các cấp thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, các xã giáp ranh khu DTTN Na Hang, xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội tại các khu giáp ranh.

3.2.6.9. Quy hoạch phục hồi hệ sinh thái:

a. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên:

* Mục tiêu: Phục hồi lại rừng vốn có trước đây của khu rừng đặc dụng và vùng đệm đã bị mất đi trong quá trình sử dụng rừng; Đồng thời, sẽ mở rộng không gian, tạo môi trường sống cho sự hoạt động trở lại bình thường của các loài động vật vốn có, góp phần bảo tồn các nguồn gen động vật quý hiếm của Khu DTTN Na Hang.

* Đối tượng: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, gồm: Toàn

bộ đất chưa có rừng của khu rừng đặc dụng.

* Biện pháp thực hiện:

+ Thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, thực hiện theo Quy phạm QPN 14-92 của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Giao khoán khoanh, bảo vệ để xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên cho các hộ gia đình và cộng đồng thôn (bản) hoặc các tổ chức xã hội tại địa phương, sau 5 năm tổ chức nghiệm thu diện tích thành rừng.

* Khối lượng: Khối lượng giao khoán khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên trong quy hoạch của Khu DTTN Na Hang được xác định trong biểu dưới.

Bảng 3.23: Diện tích các trạng thái cần khoanh nuôi phục hồi lại rừng

TT Hạng mục Đơn

vị

Khối lƣợng

Khu BTTN

Vùng đệm

Tổng cộng 470,0 470,0

1 Đất chưa có rừng của rừng đặc dụng Ha 470,0 470,0

2 Hệ sinh thái (R, NR, AH, NN) HST 4 4

3 Loài ĐTV đặc hữu, quý hiếm Loài Nhiều Nhiều

Chú giải: R - rừng, NR - nương rấy; AH - ao hồ; NN – Nông nghiệp truyền thống.

* Kế hoạch: Kế hoạch thực hiện khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên Bảng 3.24: Kế hoạch khoanh nuôi phục hồi rừng đến 2025

TT Hạng mục Đơn

vị

Khối lƣợng

Thời gian 2019 -

2021

2021 - 2025 Khoanh nuôi phục hồi

rừng tự nhiên

Ha 470,0 470,0 470,0

1 Rừng đặc dụng ,, 470,0 470,0 470,0

b. Xây dựng vườm ươm cây giống phục vụ phục hồi hệ sinh thái rừng:

* Mục đích:

Sản xuất các loại cây giống đủ tiêu chuẩn, chất lượng làm dịch vụ cung cấp cây giống thực hiện trồng rừng, làm giầu rừng và khoanh nuôi có tác động tại tại vùng đệm Khu DTTN Na Hang và cho nhân dân các địa phương trong vùng quy hoạch, nhằm ngày một nâng cao chất lượng rừng.

* Kế hoạch sản xuất cung cấp cây giống:

Tập trung sản xuất cây giống những loài cây bản địa phù hợp điều kiện tự nhiên và cây chè Shan. Tổng số cây giống sản xuất: 7.111,2 nghìn cây, trong đó: Giai đoạn 2019-2020: 3.293,2 nghìn cây; Giai đoạn 2021-2025:

3.818 nghìn cây.

* Khối lượng xây dựng: 02 vườn ươm

- Xây dựng vườn ươm tập trung ở phân khu dịch vụ-hành chính tại Lô 7 K 647 (xã Thanh Tương). Công suất sản xuất: 500.000 cây/năm

- Xây dựng vườn ươm tập trung ở phân khu dịch vụ-hành chính tại Lô 10 K 348 (xã Khâu Tinh). Công suất sản xuất 500.000 cây/năm/vườn.

3.2.6.10. Quy hoạch bảo tồn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử, môi trường

* Mục đích:

Bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của Khu DTTN Na Hang, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

* Đối tượng:

Những thắng cảnh như núi Pác Tạ, thác Pác Ban, đền Bắc Váng...; hệ sinh thái rừng nguyên sinh tại Khau Tinh, Nà Tạng, Tát Kẻ, Bản Bung...; đặc biệt hệ sinh thái rừng xung quanh các điểm du lịch và dọc tuyến du lịch sông Gâm, sông Năng...

* Nội dung:

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan.

- Hỗ trợ người dân gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc, văn hóa của từng dân tộc...

- Lập các biển nội quy bảo vệ môi trường cảnh quan, biển chỉ dẫn, đặt thùng rác, xây nhà vệ sinh...tại các điểm du lịch để người dân, khách thăm quan thực hiện.

- Tăng cường lực lượng, tuần tra, bảo vệ rừng quanh các điểm du lịch, ngăn chặt kịp thời hành vi khai thác lâm sản trái phép, sự xâm hại của người dân, khách du lịch... tới các thắng cảnh.

3.2.6.11. Nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững khu DTTN Na Hang

* Mục tiêu:

Chương trình nghiên cứu khoa học Khu DTTN Na Hang tập trung vào bảo tồn, phục hồi các nguồn tài nguyên, nguồn gen động thực vật đặc hữu, quý hiếm phục và nghiên cứu khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh để phục vụ phát triển bền vững.

* Nội dung:

+ Điều tra đánh giá, nghiên cứu, bổ sung, phát hiện các giá trị bảo tồn và tiềm năng, lợi thế mới khu rừng đặc dụng, để phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTTN Na Hang và khu vực xung quanh.

+ Nghiên cứu bảo tồn các hệ sinh thái đặc trưng, các kiểu rừng đặc trưng và các loài động, thực vật trong đó đặc biệt là các loài quý hiếm đặc hữu.

+ Nghiên cứu các mô hình hỗ trợ phát triển KT-XH để giúp người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo, phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững.

+ Nghiên cứu chính sách khai thác các giá trị tài nguyên và giá trị trong

bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong BT và PTBV.

+ Nghiên cứu giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch, trong đó có du lịch sinh thái làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí, chất lượng nước...

+ Nghiên cứu, điều tra tìm kiếm các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên, phục vụ phát triển du lịch sinh thái.

+ Nghiên cứu gây trồng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc nam có giá trị trong khu bảo tồn.

+ Nghiên cứu vật liệu thay thế củi làm chất đốt cho người dân vùng đệm.

* Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ chương trình nghiên cứu bảo tồn:

Xây dựng Trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và du lịch trực thuộc BQL Khu DTTN Na Hang tại khu vực Trụ sở BQL khu bảo tồn (Lô 2 K 643 xã Thanh Tương). Diện tích xây dựng: 600 m2.

3.2.6.12.Quy hoạch phát triển dịch vụ, du lịch và giáo dục môi trường a. Quy hoạch phát triển dịch vụ, du lịch:

a1. Mục tiêu:

- Xây dựng Khu DTTN Na Hang trở thành khu du lịch sinh thái đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan, du lịch.

- Tạo nguồn thu ổn định cho KBT để tiếp tục tái đầu tư bảo tồn và phục hồi rừng; nâng cao thu nhập của người dân từ du lịch và dịch vụ môi trường;

- Dựa trên khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh sẽ là cơ sở pháp lý kêu gọi đầu tư, liên doanh và cho thuê môi trường rừng để đảm bảo BT và PTBV KRĐD’

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch và người dân...

a2. Nội dung:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng phát triển và đề xuất các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng Khu DTTN Na Hang đến năm 2025.

- Xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 92 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)