Những tiềm năng,cơ hội và thách thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu DTTN Na Hang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 68)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở, căn cứ lập phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Khu

3.1.5. Những tiềm năng,cơ hội và thách thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu DTTN Na Hang

3.1.5.1. Những tiềm năng a.Tài nguyên về du lịch:

* Tài nguyên rừng:

Tài nguyên rừng trong Khu DTTN Na Hang phong phú và đa dạng với nhiều hệ sinh thái; trong rừng có nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu như Voọc mũi hếch, Vạc Hoa, Hoàng đàn, Lan kim tuyến...Trong khu bảo tồn, có nhiều khu rừng còn nguyên vẹn với vẻ đẹp hoang sơ hiếm có.

Đặc biệt với khí hậu mát mẻ, trong lành ở những khu vực có độ cao trên 900 mét rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng...Khu bảo tồn sẽ là điểm đến lý tưởng

cho khách du lịch sinh thái, cho các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu sinh vật.

*Tài nguyên về danh lam thắng cảnh

Khu DTTN Na Hang nằm trong không gian đẹp của hồ thuỷ điện Tuyên Quang với diện tích mặt hồ rộng trên 8.000 ha là hợp lưu của sông Gâm và sông Năng rất thuận tiện cho du khách đi dọc hồ ngắm những cánh rừng xanh ngút ngàn, hoặc đi đến những danh thắng quốc gia như núi Pắc Tạ, thác nước Pắc Ban, Cọc Vài...

Trong khu bảo tồn, dọc tuyến từ Bản Chủ đi Nậm Trang đi Mu Măn hiện có nhiều hang động (Hang Dơi, hang Bơi...), đây cũng là điểm đến cho du khách đi thám hiểm, khám phá thiên nhiên.

*Tài nguyên nhân văn

Trong khu bảo tồn nói riêng và huyện Na Hang nói chung có nhiều dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Tày và Dao là những cư dân chủ yếu và lâu đời.

Đồng bào các dân tộc nơi đây có đời sống văn hoá, tinh thần khá phong phú, trong lao động xây dựng quê hương, đồng bào đã sáng tác nhiều bài ca, điệu múa mang đậm bản sắc dân tộc.

Tại các bản làng, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như:

Ném Còn, Đánh Bam, đi Cà Kheo...thường được tổ chức vào dịp đầu xuân mới;

các sản phẩm hàng hoá thủ công truyền thống như: Mành Cọ, dệt thổ cẩm, dệt bông...;các món ăn ẩm thực phong phú của đồng bào như: Cơm lam, thịt trâu khô, thịt chua, rượu ngô... đem lại sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

Trong khu bảo tồn và huyện Na Hang còn có đền Pắc Tạ, đền Bắc Váng, đền Nà Tông, đền Gốc Sấu là những điểm du lịch tâm linh đã thu hút khá đông khách du lịch.

Những giá trị về cảnh quan, môi trường và văn hóa lịch sử của huyện Na Hang nói chung và của Khu DTTN Na Hang nói riêng như nêu trên cần

được bảo tồn, phát triển. Đây chính là tiềm năng, nguồn tài nguyên đầy triển vọng trong việc xây dựng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội và du lịch học tập, nghiên cứu khoa học trong tương lai.

b.Tiềm năng dịch vụ du lịch:

Những giá trị về cảnh quan, môi trường, những nét đẹp về văn hóa lịch sử mang đậm bản sắc dân tộc của huyện Na Hang nói chung và của Khu bảo tồn nói riêng, đã đem lại tiềm năng cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch học tập, nghiên cứu khoa học và môi trường...của Khu bảo tồn là rất lớn; thực tế trong những năm qua, số lượng khách du lịch đến Na Hang ngày một tăng.

Theo định hướng phát triển du lịch trong Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Na Hang, thì “Phấn đấu số lượt khách đến Na Hang đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 24.2% giai đoạn 2016-2025”, với mục tiêu cụ thể là: “Đến năm 2020, đón tiếp 500.000 lượt người/năm...Tổng doanh thu xã hội về du lịch ước đạt 150 tỷ đồng. Đến năm 2025, đón tiếp1.000.000 lượt người/năm...Tổng doanh thu xã hội về du lịch ước đạt 350 tỷ đồng” (Nguồn:

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Na Hang).

UBND tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái Na Hang (QĐ 243/QĐ-UBND tỉnh ngày 31/5/2008). Tuy nhiên, trên địa bàn huyện chỉ có một đơn vị là BQL Khu du lịch sinh thái Na Hang thực hiện dịch vụ du lịch; công tác đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế, hạ tầng dịch vụ hiện tại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng;

hơn nữa, chưa có sự phối hợp giữa Ban quản lý Khu du lịch sinh thái với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang để có các địa điểm, tuyến và các hoạt động du lịch sinh thái phong phú, đa dạng trong Khu DTTN Na Hang; nên quy mô còn nhỏ lẻ, chưa gây ấn tượng nhiều cho du khách. Bởi vậy, muốn phát triển du lịch và dịch vụ cần phải lồng ghép các chương trình, dự án để phát triển

giao thông, các cơ sở phục vụ du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại Khu DTTN Na Hang.

3.1.5.2.Cơ hội và thách thức trong bảo vệ và phát triển rừng tại khu DTTN Na Hang

a. Những thuận lợi

- Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng;

đồng thời được sự ủng hộ và nỗ lực tham gia thực hiện quản lý, bảo vệ, phục hồi phát triển rừng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

- Khu DTTN Na Hang có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và nhiều danh thắng đẹp, khí hậu mát mẻ, nhiều di tích văn hoá với các lễ hội truyền thống, tài nguyên rừng đa dạng phong phú về khu hệ động thực vật, đặc biệt sự có mặt của loài Voọc mũi hếch và một số loài động thực vật đặc hữu và nguy cấp cao; với diện tích mặt hồ thuỷ điện lớn rất thuận tiện cho việc đi lại, nên có thuận lợi và cơ hội phát triển nhiều loại hình du lịch và dịch vụ môi trường.

- Có cơ sở dữ liệu khá đầy đủ về đa dạng sinh học, có Quy hoạch BV và PTR tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020. Đồng thời, kế thừa nhiều kinh nghiệm, tài liệu nghiên cứu từ các dự án PARC và PRCF.

- Đã thành lập mạng lưới và có quy chế quản lý, hoạt động về công tác QLBVR và PCCCR các cấp từ Huyện, Xã đến các thôn bản. Đồng thời người dân cũng đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia vào các chương trình bảo vệ và phát triển phục hồi sinh thái rừng.

- Đã xây dựng hệ thống các trạm Kiểm lâm, chốt BVR và các tuyến tuần rừng trong KBT khá hợp lý. Đã có một số trang, thiết bị cần thiết phục vụ công tác QLBVR.

- Đội ngũ cán bộ Kiểm lâm có kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo

vệ và phát triển rừng.

- Những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng của Hạt KLRĐD trong thời gian qua là cơ sở, bài học kinh nghiệm và niềm tin để triển khai thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn trong thời gian tới.

- Những tiến bộ khoa học của thế giới và Việt Nam trong bảo tồn và phát triển bền vững, cùng với những kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ Hạt KLRĐD Na Hang sẽ là những đóng góp quan trọng cho công tác bảo tồn phát triển bền vững Khu bảo tồn trong tương lai.

- Các cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững được Nhà nước ban hành thực hiện, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Khu DTTN Na Hang thu hút các nguồn lực đầu tư cho công tác BT và PTBV.

- Khu DTTN Na Hang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước như PARC, PRCF.

b. Những khó khăn và thách thức

- Ranh giới, diện tích Khu DTTN Na Hang thay đổi nhiều qua từng thời kỳ...nên ranh giới cắm mốc khu bảo tồn chưa rõ ràng. Đồng thời, chưa có quy hoạch cụ thể các phân khu chức năng: BVNN, PHST, DV-HC trong Khu bảo tồn và vùng đệm Khu bảo tồn chưa được quy hoạch, nên đã hạn chế việc đầu tư từ các chính sách về bảo tồn và phát triển rừng bền vững của Nhà nước.

- Chưa thành lập Ban quản lý Khu DTTN Na Hang, nên không thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ của Khu bảo tồn như: Trực tiếp là chủ rừng, làm chủ đầu tư để tổ chức thực hiện các dự án phát triển rừng, dự án bảo tồn, nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ, du lịch, hợp tác quốc tế và huy động vốn đầu tư.

- Công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho

Khu DTTN Na Hang và các tổ chức, các hộ gia đình trong vùng thực hiện còn chậm, nên việc quản lý tài nguyên rừng và đất rừng đặc dụng còn gặp nhiều khó khăn.

- Đời sống kinh tế của người dân KBT và vùng đệm còn khó khăn do dân số gia tăng, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, không có việc làm...nên khả năng tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế; đồng thời, cũng khó tránh khỏi việc người dân xâm hại rừng, vi phạm Lâm luật.

- Khi phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thì phát sinh những khó khăn như: Tăng nhu cầu về mua bán các sản phẩm từ rừng của du khách và khó kiểm soát tác động môi trường của khách du lịch lên khu bảo tồn.

- Nguồn vốn của Nhà nước đầu tư còn thiếu và không đồng bộ để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, nên hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý bảo vệ và phục hồi phát triển rừng trong khu bảo tồn chưa cao.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước đối với người dân ở trong và quanh Khu bảo tồn chưa được nhiều, nhất là khu vực dân cư sống trong vùng lõi của KBT và những nơi sâu xa, nên đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.

- Địa bàn quản lý rộng, địa hình phức tạp bị chia cắt bởi lòng hồ và giáp ranh với nhiều xã, huyện, tỉnh bạn nên công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn; trong khi lực lượng cán bộ bảo vệ rừng chưa đủ biên chế theo đúng quy định và công tác đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ Kiểm lâm còn hạn chế, còn thiếu cán bộ có năng lực chuyên môn...nên kết quả thực hiện các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững bị hạn chế, hiệu quả thấp.

- Việc chấp hành pháp luật của cộng đồng còn hạn chế.

- Thực hiện bảo tồn ĐDSH của Hạt KLRĐD Na Hang những năm qua chỉ tập trung chính vào công tác quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng; chưa có

các chương trình, dự án cụ thể để xác định cho các nội dung bảo tồn và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)