Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 133 - 141)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

3.2.9. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả

* Các căn cứ để xác định tổng vốn đầu tư:

- QĐ số 2370/QĐ-BNN_KL, ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Về việc phê duyệt đề án đầu tư cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng 2008- 2020.

- QĐ số 60/2010/QĐ-TTg, ngày 30/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư, phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015.

- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 của Thủ tướng chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

- QĐ số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

*Tổng vốn đầu tư cho KhuDTTN Na Hang từ 2019-2025 là:150.166,1 triệu đồng

* Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2019 đến 2020: 64.558,4 triệu đồng;

- Giai đoạn 2021 đến 2025: 85.607,7 triệu đồng.

*Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách: 99.091,2 triệu đồng (chiếm 66%);

- Vốn vay tín dụng: 2.900,0 triệu đồng (chiếm 2%);

- Vốn hợp pháp khác: 48.175,0 triệu đồng (chiếm 32%).

3.2.9.2.Các hạng mục vốn đầu tư

a. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện bảo tồn, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng:

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 14.867,1 triệu đồng, trong đó:

* Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2019 đến 2020: 4.247,7 triệu đồng;

- Giai đoạn 2021 đến 2025: 10.619,4 triệu đồng.

* Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách: 10.407,1 triệu đồng;

- Vốn hợp pháp khác: 4.460,0 triệu đồng.

b. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông, khuyến lâm và mua sắm thiết bị Khu DTTN Na Hang:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 115.139,0 triệu đồng, trong đó:

* Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2019 đến 2020:54.551 triệu đồng;

- Giai đoạn 2021 đến 2025: 60.588 triệu đồng.

* Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách:68.524,0 triệu đồng;

- Vốn vay tín dụng:,2.900,0 triệu đồng;

- Vốn hợp pháp khác:43.715,0 triệu đồng.

c. Nhu cầu vốn đầu tư hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đệm Khu DTTN Na Hang đến năm 2025:

-Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 20.160,0 triệu đồng, trong đó:

- Các hạng mục đầu tư:Theo Bảng 3.40

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng xã hội: vốn 20.160,0 triệu đồng;

* Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2019 đến 2020: 5.760 triệu đồng;

- Giai đoạn 2021 đến 2025: 14.400 triệu đồng.

* Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách: 20.160 triệu đồng;

3.2.9.3. Dự báo hiệu quả đầu tư

a. Hiệu quả về môi trường và bảo tồn:

Với các hoạt động bảo tồn, quản lý bảo vệ và phục hồi, phát triển rừng trong Khu DTTN Na Hang đến năm 2025, thực sự đã bảo vệ tốt khu rừng đầu nguồn, đã nâng độ che phủ của rừng trong khu vực Khu DTTN Na Hang từ 80,74% ở năm 2018 lên 86,61% ở năm 2025, tăng 5,87%, bình quân tăng 0,73%/năm.

Rừng được bảo vệ và phát triển với chất lượng độ che phủ ngày càng nâng cao sẽ duy trì nguồn nước về mùa khô (Tổng lượng dòng chảy mùa kiệt tăng), hạn chế lũ lụt, xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa (Tổng lượng dòng chảy và lượng xói mòn mùa lũ giảm), góp phần cung cấp nguồn nước ổn định, hạn chế xói lở bồi lắng lòng hồ, duy trì sử dụng bền vững công năng, làm tăng tuổi thọ công trình thuỷ điện Tuyên Quang. Đồng thời, tạo nguồn sinh thủy ngày càng bền vững, cung cấp nguồn nước ổn định và thường xuyên hơn cho nhu cầu tăng vụ của sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong khu bảo tồn và vùng hạ lưu.

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn được các di tích văn hoá, cảnh quan thiên nhiên trong khu vực là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy được chức năng phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, tham gia vào giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu của rừng trong Khu DTTN Na Hang.

Các hệ sinh thái rừng của Khu DTTN Na Hang được bảo vệ hiệu quả và phát triển bền vững. Góp phần quan trọng bảo tồn các nguồn gen động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm, đóng góp vào quỹ gen quý của đất nước và trong khu vực cũng như trên thế giới với tính đặc trưng của hệ sinh thái rừng

trên núi đá vôi.

Những loài động, thực vật trong Khu DTTN Na Hang được bảo vệ tốt hơn, đặc biệt là 48 loài thực vật và 39 loài động vật là loài quý hiếm, đặc hữu của khu bảo tồn được quan tâm nghiên cứu và bảo vệ: Môi trường sống, nguồn thức ăn của động vật hoang dã ngày càng mở rộng; một số loài động thực vật quý hiếm có số lượng ít, giảm sút ngoài tự nhiên còn được sưu tầm nhân giống, lưu giữ tại Trạm cứu hộ động vật và Vườn sưu tập thực vật, đã góp phần bảo tồn những giá trị về đa dạng sinh học của khu bảo tồn cũng như của Quốc gia.

Tạo địa bàn thuận lợi cho công tác giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến phát triển lâm nghiệp bền vững, xây dựng cơ sở khoa học cho đề xuất các giải pháp khả thi khôi phục, bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng của vùng núi phía Bắc và trên phạm vi toàn quốc.

b. Hiệu quả về kinh tế:

Thông qua các chương trình xây dựng và phát triển Khu DTTN Na Hang như bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng đã làm tăng nguồn tài nguyên rừng (diện tích có rừng đặc dụng tăng từ 20.768,7 ha ở năm 2018 lên 21.238,7 ha ở năm 2025), chất lượng và giá trị của rừng trong khu bảo tồn và vùng đệm ngày một được nâng cao.

Thực hiện chương trình về khoán bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi rừng và phát triển dịch vụ du lịch...đã tạo cho người dân thêm nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập (Chỉ tính riêng chương trình bảo tồn, quản lý bảo vệ phục hồi rừng, đã đem lại thu nhập cho người dân trong khu bảo tồn bình quân 2.123,9 triệu đồng/năm), tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trong khu vực.

Khu DTTN Na Hang sẽ từng bước chủ động được một phần nguồn kinh phí thông qua các nguồn thu từ rừng khu bảo tồn đem lại, để tiếp tục đầu

tư bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng nhằm thực hiện ngày một có hiệu quả hơn trong việc bảo tồn các giá trị sinh học của khu rừng đặc dụng Na Hang;

đồng thời, cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc sống trong khu bảo tồn và vùng đệm. Dự báo nguồn thu:

+ Thu từ dịch vụ du lịch:

Tính bình quân số lượng khách đến Khu bảo tồn bằng 50% lượng khách du lịch đến Na Hang (khoảng 250.000 lượt/năm). Với giá vế thăm quan tính bình quân 15.000 đồng/lượt (Người lớn 20.000 đồng/lượt, trẻ em 10.000 đồng/lượt); thì thu phí tham quan du lịch bình quân hàng năm đạt 3,75 tỷ đồng.

+ Thu từ phí cho thuê môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chinh phủ:

Tạm tính mức chi trả của các đơn vị sử dụng môi trường rừng của Khu DTTN Na Hang bình quân 250.000 đ/ha/năm (theo Quyết định 523/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của UBND tỉnh Tuyên Quang Phê duyệt Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020); thì Khu DTTN Na Hang dự kiến thu từ dịch vụ môi trường rừng khoảng 5,31 tỷ đồng/năm (21.238,7 ha x 250.000 đồng/ha/năm).

+ Thu từ chuyển nhượng chứng chỉ Cacbon trên thị trường quốc tế:

Thị trường chuyển nhượng chứng chỉ Cacbon quốc tế hiện nay đang được sự quan tâm và thực hiện của nhiều nước trên thế giới. Giá chuyển nhượng từ 2 - 4 USD/1 tấn Cacbon, đây là nguồn thu đáng kể đối với chủ rừng.

Để có được chứng chỉ quốc tế về hấp thụ Các bon của rừng, cần có điều tra đánh giá cụ thể khả năng hấp thu Cacbon của từng loại rừng.

Theo cách tính dựa vào lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng, thì khả năng hấp thụ Cacbon trung bình của rừng trồng (có trữ lượng) khoảng 13 tấn/ha/năm, rừng tự nhiên khoảng 4,5 tấn/ha/năm; như vậy, thu từ chuyển nhượng chứng chỉ Cacbon của Khu DTTN Na Hang là 6,337 tỷ đồng/năm

(tính giá chuyển nhượng BQ 3 USD/tấn Cacbon, tỷ giá BQ 1 USD=21.000 VNĐ).

c. Hiệu quả về xã hội:

Bằng các hoạt động bảo tồn, xây dựng phát triển rừng của Khu DTTN Na Hang đã thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 5.000 lao động từ nguồn lao động dôi dư trong các thôn bản; giao khoán rừng cho các hộ thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi phát triển rừng và tạo môi trường cho người dân tham gia làm dịch vụ du lịch như: Dịch vụ nhà nghỉ, hướng dẫn du lịch, bán hàng lưu niệm...đem lại thu nhập ổn định, góp phần xoá đói giảm nghèo.

- Làm mới và nâng cấp 8 km đường giao thông, 42 km đường tuần tra rừng kết hợp với du lịch sinh thái, đã góp phần cải tạo mạng lưới giao thông nông thôn trong Khu bảo tồn và vùng đệm. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các thôn vùng đệm (72 thôn, mức hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn/năm), trong đó chủ yếu là các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất (công trình thuỷ lợi, hệ thống kênh mương...), công trình phục vụ văn hoá, đời sống (điện, nước sạch, nhà văn hoá...), đã góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống cho nhân dân Khu bảo tồn và vùng đệm.

- Những chương trình đào tạo, tập huấn hàng năm đem lại nhiều kiến thức cho đội ngũ quản lý Khu bảo tồn và người dân trong Khu bảo tồn và vùng đệm về kỹ năng thực hiện bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, kỹ năng dịch vụ du lịch, và kiến thức khoa học áp dụng vào thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp.

Khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng và ổn định, đời sống văn hóa - vật chất - tinh thần được nâng cao, bản sắc văn hóa được giữ gìn, trình độ và nhận thức của người dân được nâng lên trong quá trình phát triển kinh tế sẽ tạo ra sự ổn định về an ninh, trật tự xã hội.

Xây dựng được ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường cảnh quan và nâng cao nhận thức về rừng nói chung và rừng đặc dụng nói riêng.

KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừngKhu DTTN Na Hang được nghiên cứu đề xuất dựa trên kết quả điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu rừng đặc dụng và vùng đệm.

Những kết quả điều tra và đánh giá về tài nguyên rừng khu DTTN Na Hang đã khẳng định đây là một trong những khu rừng có tính đa dạng sinh học cao, cần được bảo tồn, giữ gìn và phát triển

Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những đề xuất, chương trình hoạt động, bước làm cụ thể phù hợp với khả năng có thể đầu tư của nhà nước chắc chắn sẽ làm cơ sở đáng tin cậy cho việc đưa phương án vào thực thi.

Đã khai toán được vốn đầu tư, xác định phân kỳ đầu tư theo giai đoạn 2019-2020 và 2021-2025 và nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động cụ thể.

Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừngKhu DTTN Na Hang đã được xây dựng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn được hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm của khu bảo tồn được bảo vệ, góp phần bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm có giá trị tầm quốc gia và quốc tế đang có nguy cơ bị đe dọa.

2. Tồn tại

Do hạn chế về mặt thời gian thực hiện, kinh phí cũng như trình độ chuyên môn của bản thân còn một số hạn chế nên đề tài nghiên cứu chưa đi sâu được hết các trạng thái rừng để đưa ra phương án quy hoạch tốt nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị hiện có của Khu DTTN Na Hang, các số liệu chủ yếu mang tính kế thừa do các đơn vị cung cấp nên chưa thực sự khách quan.

Việc phỏng vấn, đánh giá mức độ ảnh hưởng còn hạn chế về số hộ, dung lượng mẫu còn chưa đủ để đánh giá hết tình hình thực tế. Chưa tham

vấn được nhiều ý kiến của các nhà khoa học cũng như các cơ quan chuyên môn có liên quan trong tỉnh Tuyên Quang.

Diện tích của khu DTTN Na Hang rất lớn, địa hình phức tạp, nhiều núi đá và bị chia cắt bời nhiều con sông, suối và hồ thủy điện nên nhiều nơi muốn đến thu thập số liệu thực tế chưa thực hiện được vì thế đề tài để muốn có tính thực tiễn và áp dụng được vào thực tế có hiệu quả thì cần có những nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu hơn, đánh giá thực trạng chi tiết hơn.

3. Kiến nghị

Tăng dung lượng mẫu nghiên cứu về các trạng thái rừng, các kiểu rừng, phỏng vấn các hộ dân đang sống ven khu rừng đặc dụng và vùng đệm để nắm bắt về nguyện vọng và nhận thức của họ về công tác bảo vệ và phát triển rừng để có những đánh giá khách quan và sát thực nhất.

Những tài liệu thu thập, kế thừa về đa dạng sinh học, loài động thực vật tại khu vực nghiên cứu, một số đã không còn chính xác với hiện tại, cần có nhưng điều tra bổ sung thêm.

Cần có nhưng nghiên cứu cụ thể về vùng đệm để đưa ra được nhưng phương án cụ thể nhằm giảm mức tác động thấp nhất của các yếu tố bên ngoài đến khu vực vùng lõi của khu bảo tồncó hiệu quả, sát thực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 133 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)