Định hướng phát triển lâm nghiệp khu DTTN Na Hang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 71)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

3.2.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp khu DTTN Na Hang

- Bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên nguyên tắc quản lý và sử dụng bền vừng nguồn tài nguyên rừng hiện có, bảo đảm yếu tố môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, hạn chế xói mòn, bảo vệ và lưu giữ được nguồn nước hiện có của hồ thủy điện Na Hang.

- Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể người dân trong khu vực nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên rừng đối với đời sống của con

người, kêt hợp giữa tuyên truyền và quản lý bằng chế tài pháp luật hiện hành.

- Phát triền lâm nghiệp phải gắn với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội chung của huyện, tỉnh, gắn với chủ trương xã hội hóa việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội.

3.2.3. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp khu DTTN Na Hang 3.2.3.1. Mục tiêu chung

- Bảo vệ toàn vẹn, phát triển bền vững rừng và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm hiện có nhằm bảo tồn, lưu trữ các mẫu hệ động thực vật và các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phát huy tác dụng phòng hộ và thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời tạo cơ sở cho định hướng xây dựng Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học nối liền Khu DTTN Na Hang với các Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia khác trong khu vực.

- Xây dựng, phát triển Khu bảo tồn theo hướng bền vững có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội vào bảo tồn và phát triển rừng bền vững nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, thực hiện ổn định và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm, góp phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực.

3.2.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo vệ toàn bộ diện tích khu rừng đặc dụng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, phục hồi thành rừng 470 ha đất rừng đặc dụng, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng đạt trên 89% ở năm 2025.

- Bảo tồn các hệ sinh thái hiện có, tạo và mở rộng môi trường sống cho các loài động vật, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học hiện lưu trữ trong Khu bảo tồn, trong đó đặc biệt là 48 loài thực vật và 39 loài động vật quý hiếm, đặc hữu.

- Bảo tồn các di tích văn hoá, cảnh quan rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tạo hành lang xanh để xây dựng Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học nối liền Khu DTTN Na Hang với các Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia khác trong khu vực giai đoạn từ 2025 trở đi.

- Tổ chức và phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục bảo tồn và môi trường để tạo động lực mới; đồng thời, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, xây dựng cơ sở phục vụ quản lý bảo vệ rừng và thực hiện phát triển nguồn nhân lực v.v, nhằm tạo ra phương thức, nguồn thu mới để đảm bảo cơ bản cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phục hồi phát triển rừng..., phục vụ phát triển bền vững Khu DTTN Na Hang đến năm 2025.

- Đảm bảo tính ổn định bền vững các phân khu chức năng, phù hợp với thực tiễn và các quy định của Nhà nước. Góp phần tổ chức quản lý và thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển rừng bền vững.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển KT–XH để hỗ trợ phát triển KT-XH cho 72 thôn vùng đệm, góp phần làm tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2019 - 2025 đạt trên 18%/năm; đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8% vào năm 2025(Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Na Hang-2015).

- Thu hút tạo việc làm từ 4.000 đến 5.000 lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người làm nghề rừng.

Tích cực tham gia vào công tác xoá đói giảm nghèo nhất là đồng bào các dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng và của tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)