Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng khu DTTN Na Hang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 62)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở, căn cứ lập phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Khu

3.1.4. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng khu DTTN Na Hang

3.1.4.1. Về công tác quy hoạch

a. Phạm vi, diện tích khu bảo tồn

Khu DTTN Na Hang được thành lập theo quyết định số 274/UB-QĐ ngày 09/5/1994 của UBND tỉnh Tuyên Quang, phạm vi, diện tích quản lý được điều chỉnh, thay đổi theo từng thời kỳ (1994, 2006, 2007) và hiện nay, theo kết quả kiểm kê rừng năm 2015 thì diện tích KRĐD Na Hang là 21.238,7 ha.

b.Về ranh giới khu bảo tồn

Hạt KLRĐD Na Hang đã thực hiện chương trình cắm mốc bê tông nội biên (495 cột) và bảng sắt (216 bảng) tại 4 xã trong KBT (Thanh Tương, Khau Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú) từ tháng 8 năm 2003 và kết thúc vào tháng 2 năm 2004. Kinh phí thực hiện chương trình được tài trợ bởi dự án PARC. Hạt kiểm lâm đã kiểm tra, giám sát, tham mưu cho UBND huyện ban hành quy chế quản lý và bảo vệ hệ thống cột mốc và bàn giao cột mốc cho các thôn bản quản lý bảo vệ. Tuy nhiên, qua phỏng vấn cán bộ KBT cho rằng cắm mốc hiện tại chưa hợp lý và cần điều chỉnh bởi vì một số khu vực thuộc vùng đệm nằm trong đường biên của KBT và một số cột mốc bị ngập nước do hồ thủy điện Na Hang hoặc bị người dân phá nên đã hư hỏng nhiều (Nguồn: Báo cáo của Hạt KLRĐD Na Hang).

c.Các phân khu chức năng trong khu bảo tồn:

Các phân khu chức năng trong Khu DTTN Na Hang chưa được quy hoạch cụ thể: Tại Quyết định số 274/UB-QĐ ngày 09/5/1994 đã được đề xuất trong bản luận chứng nhưng không thực hiện; đến thời điểm sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng toàn tỉnh năm 2007, KBT chưa quy hoạch các phân khu chức năng nhưng có dự kiến như sau: Phân khu BVNN: 16.374,1 ha; Phân khu PHST: 6.027,4 ha; Phân khu DV-HC: Dự kiến bố trí trên khoảnh 589,

thuộc địa bàn Thị trấn Na Hang, nằm ngoài khu bảo tồn (Nguồn: Báo cáo của Hạt KLRĐD Na Hang). Tuy nhiên, dự kiến này chưa được thực hiện; vì vậy, trong quy hoạch này cần quy hoạch cụ thể các phân khu chức năng để có các giải pháp lâm sinh phù hợp, nhằm thực hiện tổ chức quản lý, bảo vệ và bảo tồn theo đúng quy định.

d.Vùng đệm khu bảo tồn:

Diện tích và ranh giới vùng đệm Khu DTTN hiện nay chưa được quy hoạch, nên vẫn là câu hỏi với các nhà quản lý. Đặc biệt là việc quy hoạch cho các thôn (bản) nằm trong vùng lõi của Khu DTTN (ThônTát Kẻ, bản Nà Tạng xã Khâu Tinh, thôn Phia Trang, Nà Cọn xã Sơn Phú, thôn Bản Bung xã Thanh Tương).

3.1.4.2. Bộ máy tổ chức, quản lý tại khu BTTN Na Hang

Hiện tại Hạt KLRĐD Na Hang thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang là đơn vị trực tiếp quản lý Khu DTTN Na Hang, hiện tại ban quản lý Khu DTTN Na Hang chưa hoạt động.

- Hạt KLRĐD Na Hang trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang. Tổng số cán bộ, nhân viên 72 người. Trong đó: 25 Kiểm lâm viênvà 47 nhân viên hợp đồng tuần rừng.

- Bộ máy tổ chức hiện tại gồm có văn phòng Hạt,06 Trạm Kiểm lâm và 10 chốt tuần rừng, phối hợp tốt với chính quyền địa phương tổ chức quản lý bảo vệ rừng tận gốc.

- Về trình độ chuyên môn, trong số 25 cán bộ kiểm lâm hiện nay có 01 Thạc sỹ, 19 Kỹ sư lâm nghiệp và 5 Trung cấp.Từ khi thành lập, đội ngũ cán bộ Hạt KLRĐD Na Hang được Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang thường xuyên bổ xung lực lượng và quan tâm đào tạo nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các dự án nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng.

3.1.4.3. Thực trạng, kết quả công tác bảo vệ rừng khu DTTN Na Hang

Những năm qua, Khu DTTN Na Hang luôn được sự quan tâm chỉ đạo

công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các cấp uỷ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang; do đó rừng đặc dụng của Khu bảo tồn được quản lý bảo vệ khá tốt, diện tích rừng được tăng lên, đa dạng sinh học được bảo tồn. Song, tình trạng khai thác gỗ củi trái phép, phá rừng, đốt nương rẫy gây cháy rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, khai khoáng mỏ và tình trạng săn bắt động vật rừng trái pháp luật vẫn còn xẩy ra ở một vài nơi, đây là nguyên nhân làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng trong khu rừng đặc dụng Na Hang.

Theo báo cáo của Hạt KLRĐD Na Hang thì trong 2 năm, đã phát hiện và xử lý 165 vụ vi phạm (năm 2017: 86 vụ, năm 2018: 79 vụ); các hoạt động vi phạm chủ yếu là: Phá rừng trái pháp luật làm nương rẫy; khai thác rừng trái phép; vận chuyển lâm sản trái pháp luật; mua bán, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định, gây cháy rừng; cất giữ lâm sản trái quy định; vi phạm các quy định về BVR.

- Tang vật, phương tiện tịch thu:

+ Lâm sản: Gỗ tròn các loại 61,656 m3, trong đó: Gỗ thuộc loài nguy cấp quý hiếm 10,029m3, gỗ không thuộc loài nguy cấp quý hiếm 50,627 m3; Gỗ xẻ các loại 37,917 m3, trong đó: Gỗ thuộc loài nguy cấp quý hiếm 21,501 m3, gỗ không thuộc loài nguy cấp quý hiếm 16,416 m3; lâm sản ngoài gỗ 32,9 kg.

+ Phương tiện tịch thu: 01 ô tô, 46 cưa xăng, 03 xe máy, 53 công cụ thủ công, xe thô sơ, cạm bẫy 21 chiếc, 01 xe cải tiến, 01 thuyền, 01 súng săn.

-Thu nộp ngân sách: 1.670.010.000 đồng; Trong đó:

+ Tiền xử phạt vi phạm hành chính: 427.910.000 đồng.

+ Tiền thu từ bán tang vật phương tiện tịch thu: 1.218.000.000 đồng.

+ Đôn đốc nộp thi hành QĐXPVPHC: 24.100.000 đồng.

+ Tiền phạt chưa thu được: 565.7000.000 đồng.

Lập hệ thống tuyến tuần tra rừng gồm 50 tuyến với hơn 200 km trong Khu bảo tồn.

Bổ xung xây dựng và tăng cường đầu tư các Trạm, Chốt bảo vệ rừng và duy trì hoạt động tuần rừng trong khu rừng đặc dụng, thực hiện tốt mục tiêu giữ rừng tận gốc và duy trì công tác bảo tồn loài động vật đặc hữu Voọc mũi hếch.

Đã xây dựng phương án PCCCR các cấp từ huyện đến thôn bản và tham mưu với UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách trong BVR-PCCCR các cấp từ huyện, xã, thôn bản, Ban chỉ đạo BVR-PCCCR các cấp thường xuyên được tổ chức huấn luyện, thực tập PCCCR. Vì vậy rừng Khu DTTN luôn được bảo vệ tốt.

3.1.4.4.Những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng

- Diện tích rừng của đơn vị quản lý rộng chủ yếu là rừng đặc dụng, phòng hộ còn nhiều lâm sản quý hiếm, có trên 30 km đường ranh giới tiếp giáp với các huyện, tỉnh bạn. Đặc biệt, có những xã có diện tích tiếp giáp với nhiều xã thuộc các huyện và tỉnh khác như xã Thanh Tương, xã Sơn Phú.

- Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng chủ yếu được thực hiện ở các xã vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, nơi mà các điều kiện sống của người dân còn hết sức thiếu thốn và khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều.

- Lực lượng Kiểm lâm ngoài công tác quản lý bảo vệ rừng vốn đã gặp nhiều khó khăn và phức tạp, còn phải thực hiện nhiệm vụ của các Ban Quản lý dự án cơ sở, đồng thời còn thực hiện nhiệm vụ giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, với nhiều công việc được giao như vậy công chức Kiểm lâm gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng và chống chặt phá rừng.

- Các Trạm, Chốt bảo vệ rừng còn cách xa so với các khu vực rừng cần bảo vệ nên việc triển khai lực lượng có lúc chưa kịp thời để ngăn chặn hành vi vi phạm.

- Lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng còn mỏng, bố trí dàn trải, bố trí thực hiện nhiệm vụ tại 06 Trạm Kiểm lâm và 16 Chốt bảo vệ rừng do đó có lúc không đủ mạnh trong công tác tuần tra, truy quét.

- Phương tiện trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay. Mức lương đối với người lao động hợp đồng còn thấp, chưa đảm bảo để nhân viên tuần rừng yên tâm công tác.

- Trụ sở làm việc của Hạt được UBND huyện Na Hang cho mượn khu văn phòng làm việc của Công ty sông Đà 5 (cũ để lại). Trong quá trình thực sử dụng hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo điều kiện hoạt động; Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang có 06 trạm Kiểm lâm tai các xã trong đó 02 Trạm Kiểm lâm Khâu tinh, Thanh Tương được dự án FARC xây dựng từ năm 2001 nay đã xuống cấpnghiêm trọng không đảm bảo điều kiện hoạt động.

- Trong những năm qua trong quá trình tổ chức hoạt động quản lý của đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học, bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quy và thực hiện các cơ chế chính sách phát triển đối với rừng đặc dụng theo các quy định của nhà nước do chưa thành lập Ban Quản lý rừng đặc dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)