Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
3.2.5. Quy hoạch ranh giới và các phân khu chức năng
- Luận chứng xác định ranh giới Khu DTTN Na Hang phải ổn định, bền vững và được dựa trên các căn cứ khoa học, thực tế sau:
- Luật và văn bản pháp quy dưới luật về bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng đã được Quốc hội, Nhà nước ban hành còn hiệu lực
- Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 117/2010/NĐ-CP.
- Ranh giới, diện tích rừng đặc dụng đã được phê duyệt tại Quyết định số:
1770/QĐ-CT ngày 31/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang “Về việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) tỉnh Tuyên Quang” và Quyết định số: 523 /QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của UBND tỉnh Tuyên Quang “Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020”
- Ranh giới giới dễ nhận biết trên thực địa, dễ tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát triển rừng bền vững Khu DTTN Na Hang đến năm 2025 phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang.
- Ranh giới, diện tích phải rõ ràng, tránh xẩy ra xung đột với cộng đồng địa phương; hạn chế đến mức tối thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư. Đồng thời, đảm bảo lợi ích của tất cả các bên, trong đó chú trọng tới quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của Khu bảo tồn và các địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình sống trong vùng lõi Khu DTTN Na Hang.
- Ranh giới Khu DTTN Na Hang là ranh giới khu rừng đặc dụng Na Hang được xác định tại Quyết định số 1770/QĐ-CT ngày 31/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang và diện tích khu bảo tồn là diện tích rừng đặc dụng theo Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của UBND tỉnh Tuyên Quang. Dành diện tích 229,16 ha là đất canh tác nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất phi nông nghiệp và đất khác cho người dân hiện đang sinh sống và canh tác trong vùng lõi khu bảo tồn làm quỹ đất sản xuất.
Theo phương án quy hoạch ranh giới, diện tích Khu DTTN Na Hang có phạm vi trên 4 xã: Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương và Thị trấn Na Hang, bao gồm 178 khoảnh, có tổng diện tích 21.238,70 ha. Cụ thể như
sau: Xã Khâu Tinh 45 khoảnh, diện tích 6.481,70 ha; xã Côn Lôn 28 khoảnh, diện tích 3.651,30 ha; xã Sơn Phú 66 khoảnh, diện tích 7.027,80 ha; xã Thanh Tương 37 khoảnh, diện tích 3.966,50 ha và Thị trấn Na Hang 2 khoảnh, diện tích 111,40 ha.
Chi tiết tài nguyên khu bảo tồn từng xã như sau:
Bảng 3.10: Diện tích Khu DTTN Na Hang theo quy hoạch tại các xã
Loại đất loại rừng Tổng số (ha)
Trong đó các xã, thị trấn
Thanh Tương
Th.Trấn Na Hang
Côn Lôn
Sơn Phú
Khâu Tinh I- Rừng đặc dụng: 21.238,70 3.966,50 111,40 3.651,30 7.027,80 6.481,70 1. Đất có rừng 20.768,70 3.918,70 111,40 3.556,40 6.850,00 6.332,20 1.1. Rừng tự nhiên 20.178,80 3.762,90 111,40 3.465,30 6.598,20 6.241,00 1.2. Rừng trồng 589,90 155,80 91,10 251,80 91,20 2. Đất chưa có rừng 470,00 47,80 94,90 177,80 149,50
3.2.5.2. Quy hoạch phân khu chức năng
- Tổng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng của Khu DTTN Na Hang là:
21.238,70 ha, được phân chia thành 3 phân khu chức năng như sau:
a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (Phân khu BVNN):
* Tiêu chí xác định phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
- Diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải bảo đảm diện tích mục tiêu >75% diện tích KRĐD và không thấp hơn 67% diện tích KRĐD.
- Vị trí phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Phải là khu vực có quy mô rộng lớn, liên tục, nằm giữa khu bảo tồn, cách xa các ranh giới bên ngoài của khu bảo tồn, ranh giới phân khu DV-HC, các khu vực sử dụng khác có nguy cơ ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn của của hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp,
quý hiếm có trong phân khu được ưu tiên bảo vệ.
+ Được bao quanh bởi phân khu PHST, có tác dụng như một vùng đệm bảo vệ khỏi các mối đe dọa bên ngoài.
+Có ranh giới, dễ nhận biết trên thực địa dựa trên các đặc điểm địa hình, địa vật, ranh giới của các tiểu khu rừng và ranh giới hệ sinh thái rõ ràng.
- Các khu vực thuộc khu bảo tồn phải được đưa vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
+ Khu vực nguyên sinh, ít bị tác động là các khu vực rộng lớn và quan trọng hiện đang ở trạng thái tự nhiên hoặc rất gần với tự nhiên.
+ Thảm thực vật đại diện cho các hệ sinh thái có các đặc điểm lớn, quan trọng, mang tính đại diện và có chất lượng tốt nhất của tất cả các hệ sinh thái có giá trị bảo tồn với tầm quan trọng lớn trong khu bảo tồn.
+ Các khu vực quan trọng đối với các loài và quần thể cần được bảo tồn.
+ Các khu vực có quy mô thích hợp cho việc sinh sản, nuôi dưỡng và trú ẩn của các loài quan trọng cần được xác định.
+ Các địa điểm hoặc sinh cảnh nhất định được biết đến là có tầm quan trọng đối với các loài hoặc quần thể chính.
+ Các thảm thực vật hay các hình thái, quần thể hệ địa chất dễ bị tác động.
+ Các khu vực sinh cảnh được các loài động vật quý hiếm ưa chuộng, có thể trú ẩn khi gặp nguy cấp.
+ Các khu vực có nguy cơ bị đe dọa cao và cần bảo vệ nghiêm ngặt.
* Xác định vị trí- diện tích Phân khu BVNN:
- Vị trí: Những diện tích rừng tự nhiên tập trung thuộc khu vực có thảm thực vật là rừng nguyên sinh và thứ sinh lâu năm, rừng thứ sinh nghèo có đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật, thực vật rừng đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm và loài biểu tượng, đặc biệt là sự có mặt loài Voọc mũi hếch, Vạc hoa, Hoàng đàn, Lan Kim tuyến...
- Đặc trưng chung: Hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi đất và núi đá vôi; hệ sinh thái rừng tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, đa dạng sinh học cao; là nơi sinh sống chủ yếu của hầu hết các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu.
- Diện tích: Phân khu BVNN bao gồm 118 khoảnh, tại các xã như sau:
Xã Khâu Tinh 38 khoảnh, xã Côn Lôn 16 khoảnh, xã Thanh Tương 24 khoảnh, xã Sơn Phú 40 khoảnh. Diện tích: 14.675,70 ha, chiếm 69,10% diện tích KRĐD, cụ thể tại các xã như sau: Xã Khâu Tinh 5.594,40 ha, xã Côn Lôn 1.920,00 ha, xã Thanh Tương 2.697,20 ha, xã Sơn Phú 4.464,10 ha.
- Chức năng phân khu: Lưu giữ và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng (4 hệ sinh thái), hệ động thực vật rừng; bảo vệ, lưu trữ nguồn gen quý hiếm, đặc hữu với 87 loài động thực vật hiện có (Kể cả Bò sát và Lưỡng cư) và bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái.
Bảng 3.11: Đặc trƣng cơ bản phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt
TT Hạng mục Đặc trƣng cơ bản Điểm nổi bật
1 Vị trí Độ cao trung bình 800 m
2 Quy mô Diện tích 14.675,70 ha
3 Đặc trưng phân khu Thảm thực vật rừng ít bị tác động Loài QH-ĐH 4 Đa dạng sinh học
4.1 Đa dạng sinh thái Tập trung HST rừng núi
đất, núi đá 4.2 Đa dạng loài Tập trung
4.3 Loài quý hiếm, đặc hữu >87 loài Tập trung 5 Nhiệm vụ chính Bảo tồn và phát triển rừng bền vững QL, BV và NC
Ghi chú: QL: Quản lý, BV: Bảo vệ, NC: Nghiên cứu, QH: Quý hiếm, ĐH: Đặc hữu, HST: Hệ sinh thái.
- Nhiệm vụ và phương thức hoạt động:
+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên đã được quy hoạch cho phân khu. Tạo môi trường và sinh cảnh thích hợp để duy trì và phát triển các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu.
+ Áp dụng các biện pháp nghiêm cấm và hạn chế tối đa các tác động can thiệp từ bên ngoài vào dưới mọi hình thức làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tự nhiên, hỗ trợ để rừng tự phát triển theo các quy luật của tự nhiên vốn có của nó.
+ Duy trì và tạo cảnh quan hấp dẫn cho thăm quan, du lịch, nghiên cứu khoa học. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, làm ảnh hưởng đến đời sống của các loài hoang dã, cũng như mọi hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên từ rừng.
+ Được lập các tuyến đường mòn rộng 1,5m, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra, kết hợp phục vụ du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái trong khu vực này chỉ gắn với du lịch mang tính chất nghiên cứu và thưởng thức cảnh quan thiên nhiên, sự đặc sắc của động thực vật v.v. Khi thi công đường mòn không được có những hoạt động xâm hại đến sinh cảnh sống của những loài động vật.
+ Không xây dựng các công trình lớn và làm đường giao thông lớn trong phân khu vực này.
+ Phân khu BVNN phải được lập bản đồ rõ ràng và đánh dấu trên thực địa bằng các cột mốc ở tất cả các điểm có thể tiếp cận. Ranh giới này phải được thông báo tới tất cả cán bộ khu bảo tồn và các bên liên quan tại địa phương để mhận biết.
+ Là nơi nghiên cứu, triển khai thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái.
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục về lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo tồn, bảo vệ môi trường bền vững cho nhân dân địa phương.
Bảng 3.12: Đặc điểm chi tiết phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt
TT Đặc trƣng Đơn
vị
Quy mô Ghi chú
1 Diện tích quy hoạch Ha 14.675,70 100,00%
1.1 Diện tích có rừng ,, 14.494,00 Chiếm 98,76%
1.1.1 Rừng tự nhiên ,, 14.294,90 Chiếm 97,41%
1.1.2 Rừng trồng ,, 199,10 Chiếm 1,35%
b. Phân khu phục hồi sinh thái (Phân khu PHST)
* Tiêu chí xác định phân khu phục hồi sinh thái:
a) Diện tích phân khu PHST phải bảo đảm diện tích từ 25% đến 33%
diện tích KRĐD .
b) Vị trí phân khu phục hồi sinh thái phải đảm bảo các yêu cầu:
Tùy điều kiện cụ thể, phân khu PHST có thể chiếm tỷ lệ lớn của một khu bảo tồn và phải được thiết kể để bao quanh và làm vùng đệm cho phân khu BVNN.
c) Phân khu PHST phải được xác định bao gồm các khu vực sau đây:
- Khu vực tự nhiên hoặc gần tự nhiên là nơi cư trú của các loài và quần thể quan trọng và là hoặc đại diện của các hệ sinh thái đủ tiêu chuẩn nhưng chưa thể đưa vào phân khu BVNN hoặc gần đủ tiêu chuẩn để nằm trong phân khu BVNN.
- Khu vực cho phép các hoạt động quản lý quan trọng được thực hiện, mà những hoạt động này không được phép thực hiện trong phân khu BVNN (có thể bao gồm chăn thả phục vụ bảo tồn, thu hái trên đất ngập nước và tái sinh rừng tự nhiên).
- Khu vực xung quanh phân khu BVNN nhằm tạo phần đệm đối với phân khu BVNN.
* Xác định vị trí- diện tích Phân khu PHST:
- Vị trí: Khu vực có độ cao từ 300-600 mét, thuộc khu vực có thảm thực vật là rừng thứ sinh nghèo phục hồi là rừng hỗn giao cây lá rộng-tre nứa và rừng tre nứa thuần, thảm thực vật rừng trồng; đồng thời ở khu vực có ranh giới từ ranh giới Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đến ranh giới Phân khu dịch vụ-hành chính.
- Đặc trưng chung: Các hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu này đã bị tác động mạnh đang trong giai đoạn phục hồi, còn giữ được một số đặc trưng tự nhiên. Các loài động thực vật quý hiếm không nhiều, không tập trung; có nhiều cảnh quan thiên nhiên và các điểm di tích văn hoá và có vị trí khá thuận lợi để thực hiện hoạt động phục hồi sinh thái.
- Diện tích: Phân khu PHST bao gồm 54 khoảnh, tại các xã như sau: Xã Khâu Tinh 4 khoảnh, xã Côn Lôn 11 khoảnh, xã Thanh Tương 12 khoảnh, xã Sơn Phú 25 khoảnh, Thị trấn Na Hang 02 khoảnh và có diện tích: 6.100,40 ha, chiếm 28,72% diện tích KRĐD, cụ thể tại các xã như sau: Xã Khâu Tinh 670,8 ha, xã Côn Lôn 1.607,40 ha, xã Thanh Tương 1.159,30 ha, xã Sơn Phú 2.551,50 ha, Thị trấn Na Hang 111,40 ha.
- Chức năng phân khu:
+ Bảo vệ, khôi phục lại các hệ sinh thái rừng tự nhiên để tăng độ che phủ của rừng và mở rộng sinh cảnh, không gian sinh sống của các loài động vật rừng trong phân khu BVNN.
+ Hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái rừng, tạo vành đai bảo vệ cho phân khu BVNN.
+ Phục hồi các hệ sinh thái, thảm thực vật rừng đã bị tác động, tạo cảnh quan đẹp, lập và mở rộng các điểm tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học.
+ Thực hiện chức năng cứu hộ động vật.
Bảng 3.13: Đặc trƣng cơ bản phân khu Phục hồi sinh thái
TT Hạng mục Đặc trƣng cơ bản Điểm nổi bật
1 Vị trí Độ cao từ 300m đến 600 m
2 Quy mô Diện tích 6.100,40 ha.
3 Đặc trưng phân khu Thảm thực vật đã bị tác động mạnh
Loài QH-ĐH
4 Đa dạng sinh học
4.1 Đa dạng sinh thái Khá tập trung HST rừng núi đất, núi đá 4.2 Đa dạng loài Khá tập trung Động, thực vật
4.3 Loài quý hiếm, đặc hữu Có nhưng không nhiều Phân tán 5 Nhiệm vụ chính Bảo tồn và phát triển rừng
bền vững
QL, BV và NC
- Nhiệm vụ và phương thức hoạt động:
+ Thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên theo các hợp đồng giao khoán giữa BQL khu bảo tồn với các hộ gia đình trong vùng.
+ Xây dựng vườn thực nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và mở rộng diện tích các loài cây đặc trưng cho hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi đất và núi đá vôi.
+ Thử nghiệm nuôi dưỡng và phát triển nhằm bảo tồn các loài ĐVHD + Mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ du lịch.
+ Được tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái nhưng phải có người chỉ dẫn và được sự đồng ý của BQL khu bảo tồn.
+ Nghiêm cấm khai thác bất kỳ loại sản phẩm nào có trong khu vực này. Nghiêm cấm các hoạt động săn bắt các loài động vật rừng, không cho phép khai thác động vật hoang dã dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Các Trạm Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, hạn chế các hoạt động ở khu vực này, chỉ cho phép những người ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng hoạt động.
+ Tăng cường giáo dục, đào tạo và các hoạt động nghiên cứu như bảo tồn, khôi phục, bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học v.v. nhằm đạt được mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTTN Na Hang đến 2025.
Bảng 3.14: Đặc điểm chi tiết phân khu Phục hồi sinh thái
TT Đặc trƣng Đơn vị Quy mô Ghi chú
1 Diện tích quy hoạch Ha 6.100,40 100%
1.1 Diện tích có rừng ,, 5.837,10 95,68
1.1.1 Rừng tự nhiên ,, 5.476,10 89,77
1.1.2 Rừng trồng ,, 361,00 5,91
1.2 Diện tích chưa có rừng ,, 263,30 4,32 2 Kinh tế - Xã hội
2.1 Mức sống trung bình VNĐ Thấp So với tỉnh 2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng Km, m2 Thấp So với tỉnh
2.3 DLST&MT Cao/ thấp Thấp
d. Phân khu dịch vụ-hành chính (Phân khu DV-HC)
* Tiêu chí xác định phân khu dịch vụ-hành chính:
- Diện tích phân khu DV-HC đảm không vượt quá 5% diện tích KRĐD và diện tích có thể được sử dụng để xây dựng không quá 20%;
- Vị trí phân khu DV-HC phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Phân khu DV-HC có thể được xây dựng xung quanh cơ sở hạ tầng vĩnh cửu hiện có hoặc các khu vực đang sử dụng đặc biệt.
+ Phân khu DV-HC mới chỉ được xây dựng chủ yếu trên phần đất đã được chuyển đổi vĩnh viễn từ trạng thái tự nhiên của nó.
+ Phân khu DV-HC không được nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
+ Phân khu DV-HC không được thành lập ở những địa điểm có khả năng tác động đến cảnh quan và chất lượng thẩm mỹ của khu bảo tồn, đặc biệt không được xây dựng gần các di sản thiên nhiên hoặc ở vị trí có khả năng dễ dàng ảnh hưởng đến tính tự nhiên của cảnh quan.
+ Phân khu DV-HC mới không được xây dựng ở những nơi dự kiến xây dựng những tuyến đường mới hoặc tuyến cung cấp tiện ích mới có thể ảnh hưởng đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
* Xác định vị trí- diện tích Phân khu DV-HC:
- Ví trí: Phân bố trên khu vực có thảm thực vật là trảng cỏ, cây bụi không có khả năng tái sinh tại nhiều điểm ở các xã, là phần giáp phân khu phục hồi sinh thái tới ranh giới khu rừng đặc dụng (Ranh giới khu bảo tồn).
- Diện tích:
+ Phân khu Dịch vụ-Hành chính bao gồm 5 khoảnh và 8 lô thuộc khoảnh 558, tại các xã như sau: Xã Khâu Tinh 3 khoảnh, xã Côn Lôn 1 khoảnh, xã Thanh Tương 1 khoảnh, xã Sơn Phú 8 lô khoảnh 558. Diện tích:
462,60 ha, chiếm 2,18% diện tích KRĐD, cụ thể tại các xã như sau: Xã Khâu Tinh 216,50 ha, xã Côn Lôn 123,90 ha, xã Thanh Tương 110,00 ha, xã Sơn Phú 12,20 ha.
+ Về lựa chọn Trụ sở Ban quản lý khu bảo tồn:
Tại thôn Nà Thôm, xã Thanh Tương, huyện Na Hang. Địa điểm xây dựng các hạng mục cụ thể thuộc trụ sở BQL sẽ được BQL Khu bảo tồn và đơn vị tư vấn khảo sát cụ thể trước khi tiến hành xây dựng.
- Chức năng Phân khu dịch vụ-hành chính: Phân khu DV-HC là bộ phận của khu rừng đặc dụng, thực hiện các hoạt động quản lý hành chính,